Đóng thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện nếu cá nhân có đầy đủ các điều kiện đã được luật định, hoạt động này cần tự giác thực hiện từ việc khai báo, đến nộp thuế đúng thời hạn. Nguồn thu nhập đóng thuế hiện được quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản pháp luật liên quan. Vậy tiền hưởng chế độ thai sản phải đóng thuế TNCN không?
Mục lục bài viết
1. Tiền hưởng chế độ thai sản phải đóng thuế TNCN không?
Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì tiền hưởng chế độ thai sản nằm trong nhóm các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động được chi trả nếu có tham gia bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện hưởng chế độ này. Hiện nay, theo quy định thì các khoản phụ cấp, trợ cấp sau đây sẽ không thuộc nhóm phải đóng thuế Thu nhập cá nhân.
– Đối với trường hợp nhà nước có nguồn chi cho việc trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
– Khoản chi phí để thực hiện việc trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ cũng nằm trong trường hợp này;
– Ngoài ra, cũng cần kể đến phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang;
– Người lao động do tham gia công việc có tính chất độc hại nguy hiểm được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm thì số tiền này cũng không được dùng để tính thuế TNCN;
– Còn phải kể đến cả những phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực hỗ trợ cho các cá nhân đủ điều kiện;
– Bên canh đó, nếu đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn đột xuất, gặp tủi ro trong lao động thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi,
– Nguồn tiền được chi cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;
– Cá nhân là lãnh đạo cấp cao thì phụ cấp phục vụ đối với trường hợp này sẽ không đánh thuế;
– Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.
– Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
– Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế nêu trên phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định;
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ;
Xét đến trường hợp phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế; Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại
Với nội dung đã trình bày thì tiền hưởng chế độ thai sản nằm trong trường hợp ngoại trừ thực hiện việc đóng thuế TNCN.
2. Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 31 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đối với trường hợp người lao động nữ tham gia làm việc là mang thai;
– Khi đến thời điểm sinh con thì lao động nữ cũng được hưởng chế độ này theo quy định;
– Đối với việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ được đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm;
– Đồng thời, quyền lợi này được chi trả cho người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
– Đặc biệt, chế độ thai sản cũng được chi trả cho lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Có thể thấy người lao động không chỉ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà còn được hưởng chế độ này trong nhiều trường hợp khác như khi còn mang thai, mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi hoặc khi sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
Đối với mức hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con thì được quy định tại
Mức hưởng chế độ thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Các khoản thu nhập chịu thuế mà cá nhân phải tuân thủ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3
– Thu nhập từ kinh doanh: Cá nhân nếu có phát sinh thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực từ:
+ Hoạt động thực hiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hóa; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác;
+ Thu lợi nhuận từ việc hành nghề độc lập của cá nhân trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;
+ Còn phải kể đến trường hợp thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng đủ điều kiện được miễn thuế hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công cũng là nguồn phát sinh thu nhập phải chịu thuế:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động bao gồm:
+ Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền;
+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp đã được trình bày tại mục 1 của bài viết này;
+ Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác;
+ Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
– Pháp luật cũng quy định cụ thể đối với những nguồn thu nhập từ đầu tư vốn;
– Trên thực tế nếu có tiến hành việc chuyển nhượng vốn mà có thu nhập phát sinh;
– Thông thường khi tiến hành chuyển nhượng bất động sản thì người bán sẽ có thu nhập lớn nên cần tuân thủ quy định về thuế thu nhập cá nhân;
– Trong một số trường hợp là cá nhân có nguồn thu nhập từ trúng thưởng;
– Đồng thời, khi có thu nhập từ bản quyền;
– Cá nhân, tổ chức tiến hành việc nhượng quyền thương mại;
– Liên quan đến vấn đề nhận thừa kế; nhận quà tặng cũng cần tuân thủ quy định về thuế cá nhân.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và
THAM KHẢO THÊM: