Khi ly hôn vấn đề mà cha mẹ luôn quan tâm nhất đó chính là mức cấp dưỡng cho con. Vậy, tiền cấp dưỡng là gì? Cách tính mức tiền cấp dưỡng cho con được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1.Quy định của pháp luật về tiền cấp dưỡng cho con?
Trước hết cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
Căn cứ theo quy định tại mục 11 Nghị quyết số 02/2000/HĐTP của Hội đồng thẩm phán quy định về tiền cấp dưỡng cho con có thể hiểu tiền cấp dưỡng nuôi con là những khoản chi phí tối thiểu mà cha mẹ phải chi cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và khoản tiền cấp dưỡng này do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật khi cha mẹ ly hôn, nghĩa là không ở cùng với nhau nữa thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, cụ thể là quy định tại khoản 1 Điều 92
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải mọi trường hợp cấp dưỡng mang tính bắt buộc, cụ thể là theo quy định tại Điều 82 và Điều 110
Nếu người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì cá nhân, cơ quan; tổ chức có thẩm quyền có quyền yêu cầu
2. Cách tính mức tiền cấp dưỡng cho con?
Về cách tính mức cấp dưỡng cho con được quy định rất cụ thể và chi tiết, cụ thể là theo quy định tại Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về mức cấp dưỡng thì ta có thể xác định mức cấp dưỡng cho con được tính như sau:
Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con trong cuộc sống hàng ngày.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh và việc thay đổi mức cấp dưỡng này cũng do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì không có bất kỳ một văn bản nào nêu rõ mức cấp dưỡng cụ thể là một triệu, 10 triệu hay 50triệu/tháng. Sở dĩ không quy định cụ thể các mức như vậy là vì trên thực tế mỗi người sẽ có một mức thu nhập khác nhau cũng như nhu cầu của việc nuôi con cũng khác nhau, vì vậy pháp luật tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng thì Tòa án giải quyết vụ việc có thể áp dụng mức lương tối thiểu vùng hoặc án lệ trước đó làm căn cứ.
Bên cạnh đó thì khi quy định về mức cấp dưỡng cho con pháp luật nước ta cũng có quy định cụ thể về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
3. Quy định về việc xác định mức cấp dưỡng nuôi con phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Khi tòa án giải quyết những vụ án tranh chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, để xác định được mức cấp dưỡng cho con tối đa, tối thiểu lần bao nhiêu thì tòa án sẽ dựa vào các yếu tố sau đây:
Một là, thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và quan trọng nhất đến xác định mức cấp dưỡng nuôi con. Trên thực tế mức cấp dưỡng ở Tòa án các tỉnh, thành phố cao hơn các tòa ở địa phương kém phát triển. Bởi người cấp dưỡng ở các tỉnh thành phố lớn cũng có thu nhập tốt hơn. Từ trước đến nay, việc nuôi con cũng phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh gia đình, gia đình có điều kiện bố mẹ thu nhập cao thì có thể cho con học trường quốc tế, chế độ dinh dưỡng tốt, sữa nội, sữa ngoại, học múa, đàn, ca hát,…. Còn đối với những gia đình thu nhập thấp, bố mẹ thường chỉ đáp ứng cho con những nhu cầu cơ bản nhất là ăn uống đủ chất, được đi học,…. Vì vậy, khi xác định mức cấp dưỡng cho con không thể không xem xét đến vấn đề thu nhập đầu tiên được.
Hai là, điều kiện sống của con. Điều kiện sống của con tức là trước khi ly hôn người con có cuộc sống như thế nào, sau khi ly hôn và thay đổi người trực tiếp nuôi thì cuộc sống của con có thể sẽ thấp hơn nhưng cũng không thể thay đổi quá nhiều. Một đứa trẻ đang học trường quốc tế không chỉ vì bố mẹ ly hôn mà phải thay đổi môi trường sống hoặc môi trường học tập trong khi thu nhập của bố và mẹ vẫn đảm bảo như trước, không có sự thay đổi, trừ khi là hoàn cảnh gia đình thay đổi, bố mẹ bị mất việc làm hoặc phá sản,…
Ba là, độ tuổi của người con được cấp dưỡng. Vấn đề về độ tuổi của con cũng rất quan trọng trong việc xác định mức cấp dưỡng. Một đứa trẻ 3 tuổi sẽ có nhu cầu khác với một đứa trẻ 7 tuổi, vì vậy mức cấp dưỡng cũng hoàn toàn khác nhau.
Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì nếu tòa án xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con. Ngoài ra toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.
Tóm lại, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên; nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn.
4. Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con?
Cấp dưỡng là một nghĩa vụ, tuy nhiên không phải trong tất cả các trường hợp thì khi cha mẹ ly hôn đều phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Một số trường hợp cha, mẹ không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con như: Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình; Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi; Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
Như vậy, theo quy định của pháp luật mức cấp dưỡng cho con sẽ do cha, mẹ tự thỏa thuận thống nhất với nhau. Trường hợp cha mẹ không tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết, lúc này tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố như thu nhập thực tế của cha mẹ và nhu cầu sinh hoạt của con để quyết định mức cấp dưỡng theo đúng quy định cẩu pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Nghị quyết số 02/2000/HĐTP hướng dẫn quy định luật hôn nhân và gia đình.