Tiền án tiền sự là một vết đen đối với những người vi phạm pháp luật và nó ảnh hưởng rất nhiều tới con người, không ai muốn trong lý lịch của mình xuất hiện những cụm từ như vậy, vậy để hiểu rõ hơn về tiền án tiền sự là gì? Thời hạn xóa tiền án, tiền sự là bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Tiền án tiền sự là gì?
Con người có ai chưa từng sai lầm, có ai chưa từng vi phạm pháp luật? Mặc dù, sau khi chấp hành xong hình phạt, mức phạt, chịu trách nhiệm cho hành vi của mình thì người vi phạm, dù là vi phạm hành chính hay hình sự đều có thể trở lại cuộc sống của họ trước đây, hòa nhập với xã hội.
Căn cứ dựa trên những quy định được đề ra ta thấy người mắ tiền án tiên sự họ là người đã từng vi phạm, từng phạm sai lầm, nên cho dù như thế nào, họ cũng là người từng có “tiền án”, “tiền sự”. “Tiền án”, “tiền sự” là cụm từ mà không ai muốn nó xuất hiện trên nhân thân của mình, bởi nó như một vết tích ảnh hưởng đến lý lịch của người này, ảnh hưởng đến công việc sau này, cũng như là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc bị truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự của một người trong vụ việc hình sự.
Theo như các tài liệu của pháp luật ta thấy rằng trong các pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm “tiền án”, “tiền sự”. Bên cạnh đó căn cứ theo quy định của văn bản pháp luật trước đây, cụ thể tại điểm b khoản 2 Mục II Nghị quyết 01 – HĐTP ngày 18 tháng 10 năm 1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (văn bản này đã hết hiệu lực) quy định về nhân thân của một người thì có thể hiểu:
“Tiền án” là khái niệm để chỉ trạng thái về nhân thân, lý lịch của một người khi họ bị Tòa án kết án, bị Tòa án tuyên bố là có tội, phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng chưa được xóa án tích. Do vậy, khi một người chưa từng bị kết án, hoặc đã bị kết án nhưng được xóa án tích được coi là người không có tiền án, chưa bị kết án. Nội dung này cũng được khẳng định tại Điều 69 Bộ luật hình sự năm 2015.
Tùy trường hợp mà khi người bị kết án đã có đầy đủ các điều kiện để được xóa án tích, đủ thời hạn theo luật định thì có thể yêu cầu Tòa án ra Quyết định xóa án tích/ yêu cầu cơ quan cập nhật dữ liệu lý lịch tư pháp cấp Giấy chứng nhận xóa án tích nhằm tạo điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng, chủ động, tích cực hoạt động tuân thủ hiến pháp và pháp luật.
Còn về khái niệm tiền sự, cũng dựa trên nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Mục II Nghị quyết 01 – HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có thể hiểu “tiền sự” là để chỉ tình trạng một người bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính nhưng chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa tiền sự,v hoặc chưa đáp ứng điều kiện về thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó về việc xử phạt vi phạm hành chính thì trình tự, thủ tục, mức xử phạt vi phạm hành chính trong từng trường hợp cụ thể là như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ được. Đặc biệt là quy định của pháp luật về thời gian xóa tiền sự là bao lâu, đây là một trong những vấn đề được quan tâm trong thời gian gần đây.
Hiện nay thì theo quy định pháp luật đề ra ta thấy pháp luật chưa có quy định cụ thể nào giải thích khái niệm tiền án, tiền sự. Theo đó, đây chỉ là tên gọi khi nhắc đến một chủ thể nào đó vi phạm pháp luật và đã bị xử lý bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 01-HĐTP (đã hết liệu lực) có quy định gián tiếp về tiền án, tiền sự tại điểm b khoản 2 Mục II như sau:
“b) Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là có tiền sự nữa.
Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa.”
Như vậy, dựa trên những quy định chúng tôi đưa ra ta thấy người có tiền sự là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu hình sự và đã bị kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính mà chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt hành chính. Nói cách khác, tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính.
Đối với người có tiền sự thì khi được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính thì đương sự sẽ không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính, vì vậy không bị tính là tình tiết tăng nặng khi vi phạm hành chính lần tiếp theo.
Ngược lại, tiền án sẽ được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hình sự. Hay, người có tiền án là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đã có bản án của Tòa án và thi hành án phạt mà chưa được xóa án.
2. Thời hạn xóa tiền án, tiền sự là bao lâu?
Trong đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 03 trường hợp được xóa án tích gồm:
– Đương nhiên được xóa án tích;
– Xóa án tích theo quyết định của Tòa án;
– Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.
Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà người này chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
Theo như quy định và những căn cứ đã ohana tích như trên có thể thấy người phạm tội đã bị Tòa án kết án nhưng đã được xóa án tích thì sẽ được coi là chưa từng bị kết án, không có tiền án. Nên có thể hiểu, việc xóa tiền án được xác định là việc xóa án tích đối với người bị Tòa án kết án. Do vậy thời gian để xóa tiền án, được xác định là thời gian để xóa án tích của một người.
Như vậy, theo các quy định trên, người có tiền án, tiền sự đều có thể được xóa tiền án, tiền sự. Hậu quả pháp lý khi xóa tiền án, tiền sự đó là:
+ Một người được xóa án tích coi như chưa bị kết án (Điều 69, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).
+ Một người khi được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 7,
3. Tiền án, tiền sự 4 điểm khác biệt cơ bản cần lưu ý:
Khi nhắc tới tiền án hay tiền sự ta thường nghĩ nó rất giống nhau và có người cho rằng đây là một nên thực tế đã cho thấy rằng có không ít trường hợp nhầm lẫn giữa hai khái niệm này dẫn đến việc hiểu và áp dụng không đúng các quy định về tiền án và tiền sự. Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa tiền án và tiền sự cụ thể có thể hiểu như sau:
Tiêu chí | Tiền án | Tiền sự |
Mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật | Nghiêm trọng, trở thành Tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự | Ít nghiêm trọng hơn, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự |
Trách nhiệm pháp lý | Bị truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự | Bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính. |
Trường hợp được xóa bỏ | – Đương nhiên được xóa án tích (Điều 70 Bộ luật Hình sự). – Xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71 Bộ luật Hình sự). – Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (Điều 72 Bộ luật Hình sự). | – Đã chấp hành xong + Hết 06 tháng đối với hình thức cảnh cáo; + Hết 01 năm đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt – Hết 02 năm kể từ ngày chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính. (Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính). |
Hậu quả sau khi được xóa bỏ | Coi như chưa bị kết án. | Coi như chưa từng bị xử phạt hành chính. |