Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng. Vậy với chi phí tiền ăn nội trú, bán trú có phải đóng thuế GTGT không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là thuế giá trị gia tăng?
Thuế giá trị gia tăng được hiểu là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam.
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng còn được phát sinh đến khâu cuối cùng là tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế.
Thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ. Từ quá trình sản xuất đến quá trình lưu thông hàng hóa và cả quá trình tiêu dùng. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ. Và số tiền thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào các giai đoạn đánh thuế khác nhau.
Các đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế như các tổ chức kinh doanh được thành lập theo quy định; các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh; các cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
2. Tiền ăn nội trú, bán trú có phải đóng thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ khoản 13 Điều 4 Thông tư số
Dạy học, dạy nghề, cụ thể gồm dạy ngoại ngữ, tin học; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao.
Nếu như những khoản cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ thuộc đối tượng không chịu thuế.
Các khoản thu sau cũng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng:
+ Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên.
+ Hoạt thu từ hoạt động đào tạo, trong đó gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo do cơ sở đào tạo cung cấp.
+ Cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo.
+ Cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo.
Như vậy, trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
Bên cạnh đó, Tổng cục thuế thành phố Hà Nội có công văn số 53412/CTHN-TTHT ngày 04 tháng 11 năm 2022 hướng dẫn về việc áp dụng chính sách thuế đối với trường hợp tương tự như sau:
Đối với công ty có hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định thì sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Nếu như cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
3. Áp dụng mức thuế suất bao nhiêu đối với hoạt động kinh doanh của cơ sở dạy học?
Như phân tích tại mục 2 các trường hợp thuộc đối tượng không phải đóng thuế giá trị gia tăng, ngoài những trường hợp trên thì vẫn phải nộp thuế giá trị gia tăng bình thường.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư số
4. Đối tượng nào phải chịu thuế giá trị gia tăng?
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài).
– Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 0%:
+ Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
+ Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan.
+ Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu.
+ Vận tải quốc tế.
– Đối tượng chịu thuế suất 5%:
+ Sản phẩm là nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, trong đó không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%.
+ Quặng để sản xuất phân bón.
+ Thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
+ Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Dịch vụ nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
+ Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng).
+ Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp gồm phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, xay xát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác.
+ Các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản.
+ Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm.
+ Nhựa thông sơ chế.
+ Lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá, các loại sợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất.
+ Các thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại.
+ Các loại lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm khác.
+ Sản phẩm là đường hoặc phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.
+ Các sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá như: thảm đay, sợi đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói; chổi chít, dây thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổi tre, nón lá; đũa tre, đũa luồng; bông sơ chế; giấy in báo.
+ Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế.
+ Hay các loại bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế.
+ Các giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập.
+ Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim.
+ Sản phẩm là đồ chơi cho trẻ em.
+ Các dịch vụ khoa học và công nghệ.
+ Dịch vụ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.
– Đối tượng chịu thuế suất 10%:
Áp dụng đối với những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ còn lại (không thuộc đối tượng chịu thuế suất 0% và thuế suất 5%).
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và
Công văn số 53412/CTHN-TTHT về thuế suất thuế giá trị gia tăng.