Hiện nay, sự coi trọng cái tôi cá nhân đang trở nên ngày càng rõ nét. Nhưng một vấn đề phổ biến là nhiều người lại đề cao quá cái tôi mình, bỏ qua sự quan trọng của tập thể. Điều này là một quan điểm sai lầm. Bài viết sau đây sẽ thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm đề cao quá đáng cái tôi cá nhân siêu hay, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Thuyết phục từ bỏ quan niệm đề cao quá đáng cái tôi cá nhân:
Cái tôi cá nhân từ trước đến nay luôn được mọi người coi trọng. Nhưng nhiều người lại quá đề cao cái tôi mà quên đi mất tập thể. Đây là một cách nghĩ sai lầm mà rất phổ biến trong đời sống hiện nay.
Cái tôi thường được nhắc tới trong đời sống và văn học. Cái tôi được hiểu là sự tự nhìn nhận, đánh giá về giá trị của chính mình nhằm phân biệt bản thân với mọi người hay cá nhân khác. Vì đây là quá trình tự nhận thức bản thân nên đương nhiên sẽ có sự sai lệch, nhận thức chưa đúng đắn về giá trị, phẩm chất. Chúng ta là một cá nhân, được đặt trong nhiều các mối quan hệ xã hội khác nhau. Nếu quá đề cao cái tôi cá nhân trong tập thể thì sẽ để lại rất nhiều hệ lụy. Chúng ta dễ rơi vào trạng thái bị ảo tưởng về chính mình, luôn đặt mình ở vị trí cao hơn so với người khác. Nói cách khác, khi cái tôi quá mức thì chúng ta sẽ không còn đủ tỉnh táo để nhìn nhận sự vật, sự việc theo đúng bản chất vốn có, tâng bốc mình một cách thái quá.
Có một điều thường thấy ở những người quá đề cao cái tôi cá nhân là họ thường ít khi lắng nghe và không chịu chấp nhận ý kiến xung quanh. Những người như thế luôn tự coi mình là nhất, không chịu thua kém, ngang bằng với bất kì ai, cũng không quan tâm đến việc mình làm là sai hay đúng,… Chính việc đề cao cái tôi đã biến họ thành kẻ ngông cuồng như con ếch trong truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” hay chú Dế Mèn trong (“Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài). Cái tôi quá lớn đã giam họ trong sự tự mãn, kiêu căng của chính mình, để rồi đi ngược lại với các giá trị, mục tiêu chung và bị người khác xa lánh. Họ tự biến mình thành kẻ “khác biệt” so với mọi người, đi theo lối sống vị kỉ, không quan tâm đến cảm nhận của người khác. Nhưng cái tôi hoàn toàn có thể kiểm soát. Để làm được điều này, chúng ta cần học cách lắng nghe, ghi nhận, tiếp thu những lời phản hồi, ý kiến góp ý từ mọi người xung quanh. Thay vì để cái tôi cá nhân áp đảo, điều khiển, bạn hãy lắng nghe lí trí, có cái nhìn toàn diện, đa chiều về mọi việc trong cuộc sống. Đồng thời học cách cân bằng, dung hòa giữa lợi ích chung với mục tiêu của riêng mình.
Con người ai cũng có cái tôi và nó có thể đem đến lợi ích, thành công. Cái tôi không phải là thứ sẵn có, mà là thứ liên tục hình thành thông qua lựa chọn hành động đúng đắn.
2. Thuyết phục từ bỏ quan niệm đề cao quá đáng cái tôi cá nhân hay nhất:
Ở mỗi người luôn tồn tại một yếu tố không thể phủ nhận là “cái tôi”. Đây là bản chất mà mỗi người tự hào tỏ ra mình khác biệt so với xung quanh. “Cái tôi” là cách mỗi người biểu hiện sự độc đáo của bản thân, từ chối trở thành hình ảnh giống người khác nhưng nhiều người lại quá đề cao cái tôi mà quên đi suy nghĩ của người khác. Đây là một cách nghĩ sai lầm mà rất phổ biến trong đời sống hiện nay.
Mỗi cá nhân đều có một “cái tôi” duy nhất, là nền tảng của tính cách độc đáo, tạo nên sự đa dạng trong xã hội. Cái tôi không xấu nhưng chúng ta phải biết linh hoạt điều chỉnh để chung hòa vào các mối quan hệ hàng ngày. Tính cách cá nhân và “cái tôi” không chỉ mang lại sự độc đáo mà còn là lý do cho sự tồn tại của mỗi con người. Không có “cái tôi,” cuộc hành trình tìm kiếm bản thân sẽ mất phương hướng và mục đích. Nhưng sự lạc quan và tích cực của “cái tôi” cũng cần được kiểm soát để tránh rơi vào tình trạng kiêu ngạo và thiếu sự quan tâm đối với người khác. Mỗi người có thể thể hiện sự quan tâm, sống vui vẻ, và xây dựng mối quan hệ tích cực với người xung quanh. Mọi nỗ lực nhỏ đều mang lại những kết quả lớn, tạo ra một hình ảnh tích cực và đáng giá cho “cái tôi.” Khi “cái tôi” được định hình và phát triển tích cực, người ta trở nên tự tin và mở lòng hơn, tìm ra ý nghĩa và hạnh phúc trong cuộc sống. Sự nhận thức về giá trị thực sự của “cái tôi” giúp họ sống chân thật với bản thân mình và không để môi trường xã hội chi phối quan điểm về “cái tôi” của mình.
Nhưng ranh giới giữa “cái tôi” tích cực và tiêu cực là rất mỏng manh. Sử dụng cái tôi không đúng mức có thể gây trở ngại cho bạn trong quá trình phát triển. Những người có “cái tôi” quá lớn có thể trở nên kiêu ngạo và tự mãn, mất đi khả năng đón nhận ý kiến đa dạng từ người khác. Mỗi người cần học cách kiểm soát “cái tôi” của mình để tránh rơi vào sự kiêu căng. Điều quan trọng là nhận thức rằng mỗi cá nhân chỉ là một phần rất nhỏ trong thế giới này và sự tương tác và hòa nhập với môi trường xã hội là chìa khóa để tránh bị giam bởi “cái tôi” quá lớn.
Để thực sự tự do và hạnh phúc, chúng ta cần học cách giải phóng bản thân khỏi gánh nặng của “cái tôi” không cần thiết. Nhìn nhận mình như là một phần nhỏ bé trong sự kỳ diệu của thế giới, mỗi người có thể sống tự do, ung dung và sống đúng với bản thân mình
3. Thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm đề cao quá đáng cái tôi cá nhân siêu hay:
Hiện nay, sự coi trọng cái tôi cá nhân đang trở nên ngày càng rõ nét ở mỗi người. NHưng một vấn đề phổ biến là nhiều người đặt quá nhiều trọng tâm vào cái tôi, đồng thời bỏ qua sự quan trọng của tập thể. Điều này là một quan điểm sai lầm mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
“Cái tôi” thường được hiểu là khả năng tự nhận thức, tự đánh giá giá trị cá nhân nhằm phân biệt bản thân từ người khác. Tuy nhiên có thể xuất hiện sự hiểu lầm với việc nhận thức không chính xác về giá trị và phẩm chất cá nhân. Chúng ta là những cá nhân, sống trong một môi trường xã hội đa dạng. Nếu chúng ta quá mức tập trung vào cái tôi cá nhân trong tập thể, hậu quả có thể là những vấn đề và khó khăn không mong muốn. Việc quá đánh giá cái tôi cá nhân có thể dẫn đến tình trạng tin tưởng quá mức về chính bản thân, tự đặt mình ở vị trí cao hơn người khác. Điều này có nghĩa là khi cái tôi được phát triển quá mức, chúng ta có thể mất đi sự tỉnh táo để đánh giá sự vật và sự việc theo cách đúng đắn. Điều này có thể dẫn đến sự tự cao quá mức.
Những người có cái tôi lớn thường ít lắng nghe và không chấp nhận ý kiến của người khác. Họ tự xem mình, coi mình là số 1, không chấp nhận sự thất bại, và không quan tâm đến đúng sai của hành động của mình. Điều này khiến họ trở nên ngạo mạn và không để ý đến cảm nhận và ý kiến của người khác. Cái tôi hoàn toàn có thể được kiểm soát và điều chỉnh. Để làm điều này, chúng ta cần phải học cách lắng nghe, tiếp thu phản hồi từ xung quanh và chấp nhận ý kiến của người khác. Thay vì để cái tôi cá nhân áp đảo, chúng ta cần có cái nhìn tổng thể, đa chiều về cuộc sống và lấy lợi ích chung ra so sánh với mục tiêu cá nhân.
Nếu không kiểm soát được cái tôi, chúng ta có thể rơi vào sự tự mãn và kiêu căng, biến mình thành người khác biệt và khó chịu đối với xã hội. Nhìn nhận bản thân như là một phần nhỏ bé trong một thế giới đa dạng có thể giúp chúng ta không bị cuốn theo bởi “cái tôi” quá lớn.
THAM KHẢO THÊM: