Ninh Thuận nổi tiếng là thiên đàng của trồng nho tại Việt Nam, nhưng vùng này không chỉ với thế mạnh đó. Ở trên lãnh thổ của tỉnh Ninh Thuận còn tồn tại nhiều danh thắng tự nhiên tuyệt đẹp, trong đó, Tháp Poklong Garai là một di sản đặc biệt đáng chú ý. Vậy hãy thuyết minh về Tháp Poklong Garai ở Ninh Thuận?
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh về Tháp Poklong Garai ở Ninh Thuận siêu hay:
Ninh Thuận nổi tiếng là thiên đàng của trồng nho tại Việt Nam nhưng vùng này không chỉ với thế mạnh đó. Ở trên lãnh thổ của tỉnh Ninh Thuận còn tồn tại nhiều danh thắng tự nhiên tuyệt đẹp, trong đó có Tháp Poklong Garai là một di sản đặc biệt đáng chú ý. Tháp PoKlong Garai (hay còn được gọi là Pôklông Garai) tọa lạc trên ngọn đồi Trầu, thuộc địa phận ở phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận và cách trung tâm khoảng 7km đi về hướng Tây Bắc. Tháp PoKlong Garai là tên gọi chung của một cụm đền tháp bao gồm có Tháp Chính, Tháp Cổng và Tháp Lửa. Nơi đây được xem là một quần thể kỳ vĩ và đặc sắc nhất trong số những đền tháp của người Chăm còn sót lại ở Việt Nam. Được xây dựng vào thời gian cuối thế kỷ XIII – đầu thế kỷ XIV với đỉnh cao trong kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tuyệt mỹ. Tháp PoKlong Garai là một trong các di tích lịch sử ở Ninh Thuận thu hút đông đảo nhiều khách du lịch (kể cả trong nước và ngoài nước) đến khám phá và tìm hiểu về một nền văn hoá độc đáo của dân tộc Chăm Pa. Ngày nay, quần thể tháp vẫn được giữ nguyên cả công trình kiến trúc và những nghi lễ thờ phượng, cúng kính của người Chăm.
Tháp PoKlong Garai là một tổ hợp kiến trúc gồm có ba ngôi tháp, đó chính là tháp chính thờ tượng vua PoKlong Garai, tháp cổng ở phía Đông và tháp Thần Lửa nằm chếch về phía Nam với mái hình thuyền. Toàn bộ quần thể Tháp PoKlong Garai được bao quanh bởi một tường thành vuông góc ở hai mặt Đông và Nam. Đây không chỉ là nơi thờ phượng mà đây còn là một kiệt tác nghệ thuật với những phù điêu tinh xảo như Thần Siva, tượng Bò Thần Nandin và tượng vua PoKlong Garai. Công trình Tháp PoKlong Garai đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia vào năm 1979.
Tháp chính cao 20,5m gồm có nhiều tầng, mỗi tầng trên là sự thu nhỏ của tầng dưới, đỉnh tháp là một trụ đá nhọn mang biểu tượng Linga. Những góc tháp được trang trí bằng những ụ vuông nhỏ, những tượng thú bằng đá và hình ngọn lửa bằng gạch nung. Tháp chính có một cửa ra vào hướng Đông với mái vòm và hai trụ đá lớn được khắc chữ Chăm cổ, phía trên cửa có phù điêu thần Siva múa với sáu tay. Ba cửa còn lại ở những hướng Nam, Bắc và Tây đều là cửa giả, mỗi cửa có một tượng thần trong tư thế thiền.
Khi bước vào cửa chính, bên trái là tượng bò thần Nandin bằng đá, đầu hướng vào trong tháp. Bên trong tháp có một Yoni với cạnh dài là 1,47m, cạnh ngang 0,94m, trên đó là một Linga tròn, phía trên Linga có khắc chân dung vua PoKlong Garai. Ở bên ngoài có một sảnh nối sân để cúng tế với một tầng cấp. Tháp cổng cao 8,56m nằm thẳng về phía Đông và có hai cửa thông nhau theo hướng Đông – Tây, nó được xây dựng theo nguyên tắc thu nhỏ dần từ dưới lên.
Tháp Thần Lửa cao 9,31m nằm giữa tháp chính và tháp cổng có ba cửa thông nhau theo những hướng Đông, Bắc và Nam, riêng phía Nam là cửa sổ. Tháp này được sử dụng bởi những tu sĩ Bà La Môn để bày biện các vật tế lễ và giữ ngọn lửa tế, chính vì vậy người Chăm gọi là Tháp Lửa. Kiến trúc tháp có mái hình nhà prông ở Tây Nguyên hoặc là mái thuyền giống mặt trên của trống đồng.
Phía sau tháp chính có một miếu thờ tượng Kút hoàng hậu, ghi danh là Tố Lý. Bên ngoài tường thành ở phía Nam của quần thể tháp đó là một trụ đá Linga cao 2,2m. Ở phía Đông Bắc bên ngoài tường thành còn có một tảng đá bánh ú ba mặt khắc chữ Chăm cổ.
Mỗi năm, các lễ hội được tổ chức tại Tháp Po Klong Garai để kỷ niệm và tôn vinh công lao của vua Pôklông Garai. Điều này đã chứng tỏ sức sống và giá trị văn hóa lâu dài của nơi này trong lòng người dân và những du khách. Tháp Poklong Garai không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là niềm tự hào, là biểu tượng văn hóa đa dạng của đất nước ta. Các lễ hội truyền thống ở Tháp Po Klong Garai bao gồm:
- Lễ đầu năm: Lễ mở cửa Tháp PoKlong Garai được tổ chức vào thời gian tháng Giêng lịch Chăm.
- Lễ cầu mưa vào thời gian tháng 4 theo lịch Chăm.
- Lễ Katê: Đây là lễ hội lớn nhất trong năm và được tổ chức vào tháng 7 lịch Chăm. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội Katê, sẽ xuất hiện các điệu múa quạt, vũ điệu Siva của những cô gái Chăm cùng rất nhiều hoạt động truyền thống khác.
- Lễ Chabun: Đây là lễ Cha trong tín ngưỡng của người Chăm Pa, được tổ chức vào thời gian tháng 9 theo lịch Chăm.
2. Thuyết minh về Tháp Poklong Garai ở Ninh Thuận đặc biệt nhất:
Tháp Chàm Po Klong Garai bao gồm 3 tháp chính đó là tháp chính, tháp lửa và tháp cổng. Bắt đầu bước chân lên đồi Trầu, các bạn đã có thể nhìn thấy vẻ đẹp hùng vĩ của tháp chàm đứng sừng sững ở ngay trên đỉnh. Càng đến gần, những đường nét tinh tế cùng với lối kiến trúc độc đáo lại càng hiện rõ trước mặt. Hầu hết các tháp đều được xây từ loại gạch nung đến đỏ sẫm, chúng dính lại với nhau bằng dầu rái. Tháp chàm Poklong Garai ở Ninh Thuận có tháp Cổng, chính là 2 cửa thông với nhau theo trục Đông – Tây. Tháp Cổng có độ cao ở khoảng chừng gần 9m, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ. Nơi này cũng là cổng ra vào để hành lễ, cúng tế và tiếp đón khách của vua khi xưa. Ở phía Nam chính là tháp Lửa – nơi mà có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của dân tộc Chăm Pa, mang đậm nét văn hóa Sa Huỳnh. Tháp Lửa có độ cao 9,31 mét, dài 8,18m và rộng 5 mét, được thiết kế theo tín ngưỡng Bà La Môn. Hai mái của tháp cong cong hình chiếc thuyền, nó khá giống với mái nhà rông của người dân tộc ở Tây Nguyên. Đây là nơi cúng tế của những tu sĩ, nơi để long bào, các vật dụng cần thiết của vua Chăm Pa. Di chuyển vào sâu hơn nữa chính là Tháp Chính – đây là tâm điểm trong kiến trúc công trình tháp Chàm PoKlong Garai Ninh Thuận. Tháp Chính có 1 cửa chính ở hướng Đông và được điêu khắc hình ảnh thần Siva. Hai trụ đá đỡ tháp được khắc chữ Chăm cổ. Bên cạnh đó, tháp còn có 3 cửa giả hướng ra ở 3 phía còn lại, tạc tượng các thần ở phía trong. Tháp chính cao khoảng hơn 20m, thiết kế nhiều tầng. Xung quanh những góc của tháp đều được gắn các tượng đá thú và biểu tượng lửa. Bên trong thờ vị vua đã có nhiều công lớn trong công cuộc cai trị đất nước với biểu tượng Mukha – Linga. Xưa kia, trong công cuộc khai quật tháp PoKlong Garai, người Pháp đã tìm thấy một số những đồ trang sức và bát làm bằng vàng, bạc. Hiện nay, khi tiến hành khảo cổ tháp, người ta vẫn đưa ra các giả thuyết về lịch sử cũng như những câu chuyện về ngọn tháp độc đáo này.
3. Thuyết minh về Tháp Poklong Garai ở Ninh Thuận được xem nhiều nhất:
Tháp Po Klong Garai tên gọi chung của một nhóm tháp Chàm, là một trong các di sản vĩ đại và quý báu còn lại tại Việt Nam, là nơi thờ vua Po Klong Garai. Tháp Poklong Garai nằm ở trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 9 km về hướng Tây Bắc, được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 và đầu thế kỷ 14. Tháp Pô Klong Garai là một tổ hợp bao gồm có ba tháp: Tháp Chính (cao 20,5m), tháp Lửa (cao 9,31m), tháp Cổng (cao 8,56m). Công trình này thể hiện được kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc ở mức đỉnh cao mang đậm nét đặc trưng của văn minh Chăm Pa. Ngay từ khi bước chân lên đồi Trầu, bạn đã có thể được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoành tráng của những tháp Chàm đứng vững trên đỉnh. Khi tiến gần hơn, những chi tiết tinh tế và kiến trúc độc đáo trở nên rõ ràng hơn. Hầu hết các tháp được xây dựng từ gạch nung màu đỏ sậm, chúng được gắn kết bằng dầu rái.
Tháp Cổng có chiều cao gần 9m, trên đó có những chi tiết khắc trổ cầu kỳ. Đây cũng chính là cổng vào và ra của những hoạt động tôn giáo và lễ hội trong quá khứ. Phía Nam là tháp Lửa – nơi mà có kiến trúc tiêu biểu của ngôi nhà truyền thống của người Chăm Pa, thể hiện rõ nét văn hóa Sa Huỳnh. Bước thêm sâu vào chính là Tháp Chính, tâm điểm kiến trúc của công trình Tháp Chàm PoKlong Garai Ninh Thuận. Tháp Chính có độ cao khoảng hơn 20m, được thiết kế với nhiều tầng. Xung quanh các góc của tháp, bạn có thể thấy những tượng đá động vật và biểu tượng lửa. Ở bên trong tháp, vị vua được thờ phượng và tôn vinh với biểu tượng Mukha – Linga.
Hàng năm, tại di sản tháp Po Klong Garai, những lễ hội diễn ra để tưởng nhớ công lao của vua Po Klong Garai. Qua các biến cố lịch sử và thách thức của thời gian, tháp Poklong Garai vẫn bảo toàn hiện vật và giá trị truyền thống ở trong văn hóa của Chăm Pa và đã góp phần làm phong phú di sản văn hóa của Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: