Quê hương, mảnh đất tươi đep, quen thuộc, nơi chôn nhau cắt rốn, gắn bó thời thơ ấu, hai tiếng gọi thân thương mà người con xa quê nào cũng luôn luôn thường trực trong tâm trí mình. Sau đây là bài thuyết minh về quê hương em chi tiết, chọn lọc hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh về quê hương em hay nhất:
Quê em Lũng Vân ở độ cao 1200m thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, được mệnh danh là “nóc nhà” của xứ Mường. Hầu như bốn mùa mây phủ; đỉnh núi, lưng đèo, con suối, bản làng, mái nhà sàn đều quyện trong mây. Các cô gái Mường xinh đẹp trong bộ váy áo dân tộc như gắn mây xuống núi đi chợ.
Đi lên Lũng Vân nhìn từ xa, từ trên cao giống như những sợi chỉ hồng mỏng manh vắt qua các con đèo, các dãy núi. Sớm sớm chiều chiều, mây trắng như mơ màng, huyền ảo. Lũng Vân đẹp nhất từ sau Tết đến tháng Tư âm lịch hàng năm, đó là thời gian có nhiều mây bao phủ nhất. Mây bắt đầu từ chiều tối và đến sáng sớm hôm sau thì tan dần, đến giữa trưa thì trời quang hẳn. Đó cũng là lúc ăn xôi nếp Mai Châu với thịt lợn nướng Mường Khến là thơm ngon nhất, du khách sẽ nhớ đời. Ai còn nhớ câu thơ của
Đây không chỉ là xứ sở của mây mà còn hấp dẫn du khách bởi những ruộng bậc thang trập trùng lớp lớp uốn lượn. Ruộng bậc thang của người Mường Bi không giống ruộng bậc thang của người Mông ở Lào Cai, Hà Giang … . Ruộng bậc thang của người Mông “leo” tít từ ngọn núi này qua ngọn núi khác, trái lại, ruộng bậc thang của đồng bào Mường thường uốn quanh các chân đôi, các thung lũng gần nguồn nước. Vào tháng sáu hoặc tháng mười, lúc chín làm cho Lũng Vân bao la một màu vàng tươi, tỏa hương thơm khắp suối đèo, làng bản. Tiếng cồng từ các bản mường lại rung lên khắp Thung Mây. Hàng đàn chim trời hót ríu rít khắp các lưng đèo như reo mừng mùa lúa mới. Đi sâu vào trong rừng sẽ được mắt thấy, tai nghe tiếng chim kêu vượn hót, ngắm nhìn đàn khỉ, đàn vọc leo trèo thoăn thoắt. Đi vào các hang động bạn sẽ được thấy các bức tượng do nhũ đá tạo thành rất đẹp, thấy những đàn dơi treo mình trên vách hang, thấy cua đá, ốc cạn sống trong hang. Rừng cây ở đây xanh tươi quanh năm, là nơi trú ngụ của nhiều loài thú, chim chóc, các loài sinh vật, thực vật. Nhiều loại thực vật được dùng làm dược liệu quý. Nếu bạn leo lên đến đỉnh núi cao, phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ thấy cảnh núi cao trùng điệp, xen giữa các dãy núi là thung lũng, nơi sinh sống của các đồng bào dân tộc H’mông, Dao… Bạn sẽ thấy những căn nhà sàn thấp thoáng bên những ruộng bậc thang. Chiều chiều, bạn sẽ được nghe tiếng khèn, tiếng sáo bay lên cùng ngọn khói. Lũng Vân có đủ bốn mùa, mỗi mùa có đặc trưng riêng. Mùa đông giá rét, sương muối, cảnh vật chỉ một màu trắng xóa. Mùa xuân, núi rừng khoác áo chồi lộc xanh non, hồng tươi sắc hoa đào. Mùa hạ cây trong vườn đơm hoa, kết trái, mang lại vị ngọt cho đời. Mùa thu không khí trong lành, mát mẻ.
Mùa gặt lúa ở Lũng Vân nhộn nhịp, đông vui như ngày hội, con suối cũng trong veo hơn. Trẻ em đến trường lại được bố mẹ mua cho quần áo mới. Quê em Lũng Vân là thế, luôn đẹp nên thơ theo cách riêng biệt.
2. Thuyết minh về quê hương em ý nghĩa nhất:
Quê tôi ở Hải Phòng – một thành phố cảng xinh đẹp, một thành phố có nhiều cảnh nên thơ, một nơi có những con người hiền lành, chất phác, dịu dàng – nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.
Hải Phòng có rất nhiều cảng, cũng chính vì thế mà người ta gọi đây là thành phố cảng. Thời tiết ở đây mang một thứ gì đó rất riêng biệt của miền Bắc mà chỉ miền Bắc mới có. Nếu bạn đã từng đến thăm Hải Phòng thì tôi đoán chắc rằng bạn sẽ tận hưởng được thời tiết đó. Cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hè, những cơn mưa rào chợt đến rồi lại chợt đi, bầu trời trong xanh không một gợn mây. Trái với thời tiết của mùa hè là mùa đông. Mùa đông có lá rụng, có cái rét căm căm đến cắt da cắt thịt, cái nắng yếu ớt trên bầu trời phủ đầy sương. Mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Cảnh vật nơi đây thật đẹp với những ngọn đuốc khổng lồ thắp sáng cả thành phố. Mùa hè, nếu dạo theo hai bên đường bạn còn được nghe thấy tiếng ve râm ran, tiếng chim líu lo trong vòm lá và đặc biệt mắt bạn sẽ ngợp trong màu đỏ của hoa phượng. Chính vì vậy Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ. Nếu trong những ngày hè chói chang, nóng nực mà được đi du lịch ở đảo Cát Bà thì quả là tuyệt, ở đấy có những hàng cây xanh, có đường uốn theo sườn núi, có rừng quốc gia với nhiều động vật quý hiếm, có làn nước biển trong xanh với bãi cát vàng óng lấp lánh trong nắng.
Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi Cát Bà mà còn có khu du lịch Đồ Sơn. Đồ Sơn nổi tiếng về rừng thông reo vi vu trong gió, những tòa nhà biệt thự cao tầng, hàng dừa tán rộng… Hàng năm Đồ Sơn còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút nhiều người từ mọi miền Tổ quốc.
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu mà về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu
Tôi yêu thành phố Hải Phòng quê tôi, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm mai. Tôi sẽ học tập tốt để sau này xây dựng thành phố quê hương thêm giàu đẹp.
3. Bài văn thuyết minh về quê hương em được điểm cao:
Vùng đất Tiên Lãng quê hương tôi là một huyện ven biển của thành phố Hải Phòng. Quê tôi được biết đến như một ốc đảo nhỏ nằm giữa các con sông Thái Bình
Có một niềm vui lớn đã đến với bà con Tiên Lãng quê tôi: Cây cầu Khuể (nhịp cầu nối những bờ vui giữa quê tôi với huyện bạn An Lão, với trung tâm thành phố, với những miền xa trên đất nước mà có thể tôi chưa từng biết đến) đã được khánh thành trong niềm vui hân hoan, náo nức của mọi người. Quê hương Tiên Lãng của tôi chính là nơi quê cha đất tổ của thượng thư Nhữ Văn Lan, ông ngoại của danh nhân văn hóa – trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thật tự hào cho tôi là người con của mảnh đất Tiên Lãng, nơi được thừa hưởng một truyền thống vô cùng tốt đẹp của sự học muôn đời! Không chỉ vậy, người dân Tiên Lãng còn rất dũng cảm,bất khuất. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tiên Lãng còn là một hậu phương anh dũng, đã có người anh hùng Phạm Ngọc Đa đã anh dũng hi sinh không khai ra hầm trú ẩn của giặc dù bị chặt chân, tay, máu chảy ròng ròng. Đến thời kì đổi mới, quê tôi lại có thêm những người anh hùng không tiếc thân mình hi sinh vì tổ quốc; đó là gương của chị Bùi Thu Nội, anh Nguyễn Văn Hiệp,…
Nói đến Tiên Lãng, những người con xa quê lại nhớ về những mùa hè chói chang bên những cây thuốc lào – đặc sản mà có lẽ chỉ có ở Tiên Lãng mới có. Từ trung tâm huyện đi xuống khoảng 1-2 cây số là làng nghề chiếu cói Lật Dương. Xa hơn chút nữa, theo con đường 212 liên xã của huyện, xuống đến con đê, ta sẽ bắt gặp những lớp sóng xô dạt dào với rừng thông, phi lao xanh quanh năm. Nếu có dịp thì du khách bốn phương hãy về thăm Tiên Lãng quê tôi, để hiểu hơn về mảnh đất và con người nơi ven biển nơi đây.
THAM KHẢO THÊM: