Nhà thơ Xuân Diệu là "ông hoàng thơ tình" của làng thơ ca Việt Nam. Ông đã đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam một số lương tác phẩm vô cùng đồ sộ và đặc sắc. Mời các bạn đọc giả cùng tham khảo một số đoạn văn thuyết minh về nhà thơ Xuân Diệu hay và chọn lọc nhất.
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh về nhà thơ Xuân Diệu hay nhất:
Nhà thơ Xuân Diệu là một trong những câu bút tiêu biểu trong phong trào thơ mới Việt Nam. Suốt cả cuộc đời của mình, ông đã để lại cho đời sự nghiệp thơ ca đồ sộ, đóng góp to lớn vào sự phát triển văn học Việt Nam. Với tài hoa của mình, ông đã đem đến một làn gió mới, một sức sống mới cho làng thơ ca đương đại, đồng thời thể hiện một quan niệm sống tân thời cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
Nhà thơ Xuân Diệu sinh ngày 2/2/1916. Ông sinh ra trên mảnh đất Bình Định quê mẹ nhưng quê cha của ông lại ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Họ và tên đầy đủ của ông là Ngô Xuân Diệu. Ngoài bút danh Xuân Diệu ông còn có bút danh khác là Trảo Nha. Xuân Diệu sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức với cha là nguyên giáo sư Hán học nổi tiếng Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp. Ngày từ khi còn nhỏ, ông đã được tiếp xúc và hướng dẫn một cách bài bản về chữ Nho và chữ Quốc ngữ. Sau đó, ông tiếp tục học tập tại nhiều ngôi trường danh tiếng ở Việt Nam. Khi tốt nghiệp tú tài, ông đã chọn đi dạy học tư và làm viên chức ở Mỹ Tho – Tiền Giang và sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn. Năm 1943, ông tốt nghiệp cử nhân Luật và về làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho. Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh và sau đó ông trở thành Đảng viên Việt Nam Dân chủ Đảng. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc với vai trò thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó, ông chuyển sang công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam và tiếp tục làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở
Phong cách sáng tác thơ của ông có sự thay đổi từ trước và sau cuộc cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng tháng Tám, thơ Xuân Diệu là một hồn thơ đậm chất lãng mạn. Cũng không phải ngẫu nhiên mà người đời đặt cho ông biệt danh là “Ông hoàng thơ tình” của làng thơ Việt Nam. Những tác phẩm của Xuân Diệu trong thời kỳ này thể hiện niềm say mê, khát khao cháy bỏng, mãnh liệt với cuộc đời – những nỗi khát khao đến chảy bỏng được đắm chìm giữa cuộc đời đầy hương sắc trong “Vội vàng”, “Giục giã”:
““Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi”
Cùng với đó là nỗi cô đơn của cái tôi bé nhỏ giữa dòng thời không vô tận trong “Lời kỹ nữ”, là cái nỗi ám ảnh về thời gian khiến nhà thơ nảy sinh một triết lý về nhân sinh, là sự xót xa trước khát vọng bị lãng quên thật phũ phàng trước cuộc đời “Dại khờ”, “Nước đổ lá khoai”:
“Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa
Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy
Muôn ngàn đời tìm cớ dõi sương mây
Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất”
Sau cách mạng tháng Tám, hồn thơ của Xuân Diệu đã có sự biến chuyển cùng với sự đổi mới của đất nước. Cái tôi yêu nước, cái tôi của một trí thức cách mạng và cái tôi của người nghệ sĩ đã dần hòa quyện vào nhau để tạo nên một hồn thơ vô cùng phóng khoáng, độc đáo. Đất nước, kháng chiến đã mang đến cho nhà thơ một nguồn cảm hứng bất tận. Các sáng tác của ông như tập “Riêng chung” (1960), “Hai đợt sóng” (1967), tập “Hồn tôi đôi cánh” (1976),… đều viết về Đảng, về Bác Hồ, về Tổ quốc Việt Nam, về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và công cuộc thống nhất nước nhà.
Vào cái tuổi lục tuần, Xuân Diệu lại trở về với thơ tình. Cái hồn thơ của ông lúc này lại dạt dào khao khát về tình yêu và phóng khoáng đến vô cùng. Nguồn cảm hứng thơ của ông cũng ngày càng trở nên phong phú hơn. Trước cách mạng, tình yêu trong thơ ông hầu hết là những cuộc tình xa cách, cô đơn, chia ly, tan vỡ,… Nhưng sau cách mạng, tình yêu ấy không chỉ dừng lại ở tình yêu đôi lứa mà còn mở rộng lên thành tình yêu thương mọi người. Tình cảm nam nữ đã hòa quyện cùng tình yêu quê hương, yêu tổ quốc. Ta có thể thấy được hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng đó trong các tác phẩm Dấu nằm”, “Biển”, “Giọng nói”, “Đứng chờ em”,…
Không chỉ thành công ở lĩnh vực thơ ca, Xuân Diệu còn là một cây bút văn xuôi tài năng. Các tác phẩm văn xuôi của ông chủ yếu viết theo hướng hiện thực, đi sâu vào khai thác chủ đề cách mạng, chiến tranh của dân tộc ta. Tiêu biểu phải kể đến các tác phẩm như: “Trường ca”, “Phấn thông vàng”, “Cái hoả lò”,… Bên cạnh đó, ông còn là một nhà phê bình văn học lỗi lạc, một nhà dịch thuật thơ điêu nghệ của Việt Nam. Có thể thấy, dù ở khía cạnh nào, Xuân Diệu cũng góp phần to lớn cho sự phát triển của làng thơ Việt Nam. Chính bởi vậy mà nhà thơ Tố Hữu đã từng nhận xét rằng “Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, đặc sắc, độc đáo của nền thơ hiện đại Việt Nam,… cho tới nay và những năm tháng trước mắt liệu có ai vượt được Xuân Diệu trong lĩnh vực thơ tình? Và không ai có thể thay thế được Xuân Diệu”. Thật không hổ danh khi nói nhà thơ Xuân Diệu là một cây đại thụ của nền thơ ca, nghệ thuật Việt Nam. Năm 1996, Xuân Diệu đã vinh dự nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật. Và đến tháng 12 năm 1985, thi sĩ Xuân Diệu qua đời. Hiện nay, nhà thờ của ông được xây dựng tại làng Trảo Nha, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
2. Thuyết minh về nhà thơ Xuân Diệu đặc sắc nhất:
Có thể nói, Xuân Diệu là một trong những nhà thơ và nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông chính là con người rất có nhiệt huyết, toàn tâm, toàn trí cống hiến cho sự sống của thơ ca, cùng với đó là không ngừng chạy đua với thời gian để giành giật lấy từng phút giây của cuộc đời. Ông chính là người thứ hai sau nhà thơ Tản Đà – là một con người dám sống và cống hiến hết mình với sự nghiệp văn chương cao đẹp.
Trước hết, phải nhắc tới cuộc đời của nhà thơ Xuân Diệu – tên thật là Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985). Ông được sinh ra và lớn lên trong một gia đình hiếu học. Thuở nhỏ ông sinh sống cùng với mẹ, đến năm mười tuổi, ông bắt đầu lên sống với cha của ông – tên là Ngô Xuân Thọ. Từ nhỏ, ông đã được học nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm chữ Nho và chữ Quốc ngữ. Đây cũng chính là cột mốc, là khởi nguồn cho sự nghiệp văn chương của ông về sau. Ông đỗ tham tá nha Thương chính vào làm ở Thương chính Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) vào năm 1940. Bốn năm sau, ông làm công chức nhưng sau đó ông quyết định thôi việc để ra Hà Nội làm nhà văn.
Vào thời điểm Cách mạng tháng Tám thành công (ngày 19 tháng 08 năm 1945), ông đã hăng hái tham gia vào các hoạt động văn nghệ với mục đích phục vụ cho cuộc kháng chiến. Sau đó, năm 1948, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông đã được bổ nhiệm làm Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam 03 khóa 1, 2, 3 (từ năm 1958 đến năm 1985). Tiếp theo đó, ông lại được bầu làm Viện sĩ thông tấn vào năm 1983 (do Việt Hàn làm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức bầu). Tiếp đó, ông đã đạt được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật do Nhà nước trao tặng (đợt I năm – 1996). Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt như làm nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật. đặc biệt, ông chính là nhà thơ, là một đại cổ thụ của thơ ca Việt Nam. Đối với ông, làm thơ, làm văn không chỉ là để khẳng định tài năng, mà còn là một cách giao cảm với đời, khẳng định sự hiện hữu của bản thân trong cuộc đời.
Sự nghiệp sáng tác thơ của Xuân Diệu có thể chia làm hai giai đoạn, đó là trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Ông được xem là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới với hai tập thơ xuất sắc làThơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945). Qua đó, ông đã mang tới nguồn cảm hứng mới lạ của một hồn thơ sôi nổi, thiết tha yêu đời, thể hiện niềm khát khao giao cảm tận độ với cuộc đời bằng một cái tôi cá thể ý thức thật rõ giá trị của bản thân trước thế giới. Trong khi các nhà thơ mới khác đối lập cái tôi của mình với cuộc đời như tìm đến chốn bồng lai tiên cảnh như Thế Lữ, tìm về chốn quê như Đoàn Văn Cừ thì Xuân Diệu hòa lẫn cái tôi của mình vào cuộc đời trần thế, yêu đời tận tưởng đắm say cuộc đời, khẳng định mình là đỉnh Hy Mã Lạp sơn, “là một, là riêng, là thứ nhất”.
Ngoài ra, có thể nhận thấy trong thơ Xuân Diệu, ông đã có sự cảm thức thời gian được bắt nguồn từ quan điểm nhân sinh mới mẻ. Ông muốn chạy đua với thời gian để giành giật sự sống, tận hưởng từng phút giây của cuộc đời, thể hiện niềm ham sống lành mạnh. Bên cạnh niềm yêu say cuộc đời, thơ Xuân Diệu cũng thể hiện nỗi buồn và sự cô đơn, hoài nghi về cuộc đời:
“Tôi là con nai bị chiều đánh lưới
Không biết đi đâu giữa sầu bóng tối.”
Hay cả khi con người và cảnh vật ở bên mình, ông vẫn cảm thấy cô đơn:
“Dù tin tưởng chung một đời một một
Em là em, anh vẫn cứ là anh.”
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Xuân Diệu trở thành nhà thơ cách mạng, hòa mình vào cuộc sống mới, nhiệt thành phục vụ cách mạng. Thơ ông nở rộ với nhiều tập thơ lớn như Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982). Nhà thơ đã tìm được cảm hứng thơ mới đầy tươi vui và ấm áp.
“Trước lệ sa, ta oán hận đất trời
Nay lệ hòa, ta lại thấy đời tươi”
Ngòi bút của Xuân Diệu cũng không bao giờ đi theo lối cũ đường quen. Xuân Diệu học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân, sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với nhân dân:
“Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng.”
Bên cạnh sáng tác thơ, Xuân Diệu còn viết văn xuôi, nghiên cứu phê bình văn học và dịch thuật. Phấn thông vàng (1939) và Trường ca (1945) là hai tập văn xuôi nổi tiếng và đặc sắc nhất của ông. Xuân Diệu còn để lại những tập tiểu luận, phê bình có giá trị như “Tiếng thơ”, “Phê bình giới thiệu thơ”, “Dao có mài mới sắc”… Ngoài ra, ông còn tham gia dịch rất nhiều tác phẩm thơ nước ngoài thành tiếng Việt. Nhà thơ Xuân Diệu đã có công lao to lớn trong sự phát triển và hoàn thiện của nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Để tưởng nhớ công lao của ông, đất nước ta đã lấy tên của ông đặt cho đường phố, công viên, trường học… trên khắp cả nước.
3. Dàn ý thuyết minh về nhà thơ Xuân Diệu hay nhất:
3.1. Mở bài:
Giới thiệu chung về nhà thơ Xuân Diệu (có thể nêu một số nhận định về nhà thơ).
3.2. Thân bài:
- Về cuộc đời của nhà thơ Xuân Diệu:
+ Ông sinh ngày 2-2-1916, quê quán: huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Bút danh: Xuân Diệu, Trảo Nha
+ Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức. Cha của ông là nguyên giáo sư Hán học nổi tiếng Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
+ Năm 1943, ông tốt nghiệp cử nhân Luật và về làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho.
+ Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh và sau đó ông trở thành Đảng viên Việt Nam Dân chủ Đảng.
+ Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc với vai trò thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông chuyển sang công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam và tiếp tục làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.
+ Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
- Về sự nghiệp của nhà thơ Xuân Diệu:
+ Trước cách mạng tháng Tám, thơ Xuân Diệu là một hồn thơ đậm chất lãng mạn.
+ Sau cách mạng tháng Tám, hồn thơ của Xuân Diệu đã có sự biến chuyển cùng với sự đổi mới của đất nước. Hồn thơ ông trở nên phóng khoáng hơn, viết về các chủ đề chiến tranh, cách mạng,…
+ Từ tuổi 60, hồn thơ ồn lại dạt dào khao khát về tình yêu và phóng khoáng đến vô cùng. Tình yêu đôi lứa đã mở rộng và hoà quyện với tình yêu quê hương, yêu tổ quốc.
+ Ông đóng góp và cống hiến to lớn cho nền thơ ca Việt Nam. Bên cạnh việc sáng tác thơ, ông còn sáng tác văn, dịch thơ nước ngoài,… Dù ở cương vị nào, ông cũng làm rất tốt vai trò của mình.
3.3. Kết bài:
- Nhận xét và nếu cảm nghĩ về nhà thơ Xuân Diệu.
- Khẳng định lại những giá trị và đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: