Nước Việt Nam ta tươi đẹp trải dài từ Bắc vào Nam với những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ. Những nơi đó mang lại giá trị du lịch rất cao cho nước nhà, không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên vốn có, những này này còn mang đậm dấu ấn lịch sử oai hùng của dân tộc ta. Dưới đây là bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh giàu tiềm năng, mời bạn đọc tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đền Sóc:
Mỗi mùa xuân đến vạn vật đều như bình tửng sau một giấc ngủ dài. Tiết trời chuyển ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, gió xuân mơn man thịt da, nhà nhà quây quần. Mỗi dịp đến đầu năm, mọi người đều nô nức đi du xuân, tụ họp đi tham quan du lịch. Và một trong những địa điểm thăm quan du lịch nổi tiếng mỗi dịp Tết đến xuân về chính là khu di tích đền Sóc.
Đền Sóc thuộc địa phận thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 38km. Quần thể đền Sóc được xây dựng từ thời Tiền Lê vào năm 980, đến nay đã trải qua 1041 năm với 13 lần tu sửa lớn nhỏ. Năm 1962, Đền Sóc được nhà nước công nhận là khu di tích cấp quốc gia. Đến ngày 31/12/2014, Thủ tướng chính phủ đã công nhận khu di tích đền Sóc là khu di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2010, hội Gióng được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nguồn gốc hình thành đền Gióng theo tương truyền đây chính là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc hành trình cõi nhân gian của Thánh Gióng. Sau khi đánh tan giặc Ân, ngài đã chọn nơi đó để siêu thoát về trời.
Quần thể gồm có 7 nơi thờ tự, lần lượt như sau:
- Nơi thứ nhất sau khi bước chân vào cổng bên tay trái là nơi thờ tự đầu tiên – ngôi đền Trình hay còn gọi là Đền Hạ nơi Thờ Quỷ Sơn Thần, Thổ Địa của núi Sóc này.
- Tiếp theo là ngôi đền mẫu thờ Mẹ thân sinh ra Thánh Gióng.
- Tiếp đến là ngôi chùa Đại Bi thờ phật, vị sư đầu tiên tu hành tại đây đó chính là vị sư Ngô Chân Lưu.
- Rồi đến lăng bia đá tám mặt, ngay phía sau ngôi chùa đại bi, đoàn nhà mình sẽ phải di chuyển đi qua 133 bậc đá và sẽ tới nơi, ở đó có ghi lại toàn bộ sự tích gióng cùng với lịch sử ngôi đền.
- Tiếp nữa là ngôi Chùa Non Nước, ở đó tượng phật được tạc bằng đồng nguyên khối nặng 30 tấn, cao 6.5m.
- Điểm thứ sáu là Tượng Đài Thánh Gióng trong tư thế siêu thoát về trời, được khánh thành vào năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
- Cuối cùng chính là ngôi Đền Thượng – đây là nơi người dân vừa làm lễ dâng hương, nơi thờ thánh gióng và các chư vị thánh thần, đền nằm ngay dưới chân núi sóc, nên có tên gọi khác là Đền Sóc.
Cứ mỗi năm Tết đến, mọi người nô nước kéo về đền Sóc với một niềm tự hào và hân hoan. Nơi đây diễn ra lễ hội Gióng là một biểu tượng văn hóa đẹp đẽ, linh thiêng của dân tộc cần được gìn giữ và bảo tồn.
2. Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long:
Đất nước Việt Nam ta nổi bật là rừng vàng – biển bạc, là một nơi có cảnh quan thiên nhiên rất tươi đẹp và hùng vĩ, phải kể đến như Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình), Hồ Gươm (Hà Nội), phố cổ Hội An, ruộng bậc thang tại Mù Căng Chải,… Một trong số những danh lam thắng cảnh nổi bật và giàu tiềm năng cần kể đến Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh. Nguyễn Trãi khi đến Hạ Long đã từng viết:
“Đường đến Vân Đồn lắm núi sao,
Kỳ quan đất dựng giữa trời cao.
Biển cả mênh mông trăm sông đổ vào,
Núi non la liệt như quân cờ, tiếp trời xanh biếc…”
Hạ Long là một trong những cái tên đầy tự hào của người dân Quảng Ninh nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc một phần của vịnh Bắc Bộ, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Phía Tây Nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía Đông là biển, phần con lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km với tổng diện tích 1553 km2.
Vịnh Hạ Long gồm có 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Về kết cấu gồm đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Hạ Long đẹp vô vàn bởi những hang động nhiều hình thù đặc biệt. Từng đảo, quần đảo tụ lại nhìn xa xa như những lớp chồng lên nhau, khi đến gần thì xen kẽ lại tạo thành một nơi đẹp đến lạ lùng khiến gười ta phải thốt lên đúng là kiệt tác của mẹ thiên nhiên. Từng đảo của vịnh không mang những đẹp mà còn mang hình hài của vạn vật như hòn Trống Mái, hòn Ông Sư, hòn Lã Vọng rồi đến đảo Tuần Châu, hang Trinh Nữ,…
Về nguồn gốc của vịnh Hạ Long trải qua rất nhiều lần thay đổi. Trước đây vịnh có tên là Lục Châu, Lục Hải. Thời nhà Lý, vịnh có tên là Hải Châu. Đến thời vua Trần, Lê được gọi bằng các tên như An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn, Lục Thủy. Tên của vịnh được thay đổi nhiều qua các thời kỳ. Tên vịnh Hạ Long xuất phát từ truyền thuyết Rồng đáp xuống bảo vệ chúng ta khỏi lũ giặc ngoại xâm.
Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là bảy kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới. Nước biển của vịnh Hạ Long trong xanh. Ngoài việc đến đây để ngắm cảnh, du khách còn tắm biển và trải nghiệm những dịch vụ chơi trò chơi khác như trò chơi mạo hiểm,… Nơi đây rất đa dạng hệ sinh vật học, tập trung nhiều loại động thực vật đặc trưng cho từng kiểu hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới,… cùng với hàng ngàn loài động vật quý hiếm. Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh mang nhiều ý nghĩa hơn bởi nó gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử dân tộc với nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm lẫy lừng của các vị tướng anh hùng như chiến thắng sông Bạch Đằng. Khung cảnh thiên nhiên nơi đây đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, nơi đây mang một vẻ đẹp mây trời cảnh sắc non nước hữu tình, những hòn đảo, dãy núi nhỏ xen kẽ nhau nhấp nhô trong làn nước xanh biếc mềm mại, tạo nên một bức tranh sống động, nên thơ.
Vịnh Hạ Long là một kỳ quan thiên nhiên đang rất phát triển và mang lại nhiều giá trị ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Vịnh Hạ Long là kỳ quan thế giới giúp Việt Nam quảng bá được hình ảnh thiên nhiên đất nước. Đến đây, du khách không chỉ được tận hưởng một không gian thiên nhiên đẹp hùng vĩ, cảnh sắc thoải mái, nhẹ nhàng mà còn được thưởng thức những món ăn ngon đa dạng, đặc sản từ hải sản, trải nghiệm những dịch vụ giải trí đa dạng. Người dân Quảng Ninh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung cần nâng cao ý thức trong việc gìn giữ vẻ đẹp vốn có và bảo vệ những giá trị mà vịnh Hạ Long mang lại. Đây là những hành động nhỏ bé nhưng giàu ý nghĩa, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.
3. Dàn ý thuyết minh về một danh lam thắng cảnh giàu tiềm năng:
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh mình thấy tiềm năng và dự định viết về nó.
b. Thân bài:
- Luận điểm 1: Giới thiệu về vị trí địa lý của danh lam thắng cảnh.
+ Nằm ở vị trí quận/ huyện; thành phố/ tỉnh nào?
+ Vị trí đó có thuận lợi thu hút khách du lịch hay không?
- Luận điểm 2: Nêu kiến trúc, kết cấu của danh lam thắng cảnh đó.
+ Khung cảnh bao quát.
+ Thời gian xây dựng.
+ Nguồn gốc hình thành.
+ Cấu trúc khi nhìn từ xa.
+ Chi tiết từng đặc điểm đặc sắc và nổi bật nhất của danh lam thắng cảnh.
- Luận điểm 3: Nêu được ý nghĩa của danh lam thắng cảnh.
+ Thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, từ đó phát triển tiềm năng kinh tế cho tỉnh và cho cả đất nước.
+ Quảng bá du lịch cho đất nước Việt Nam.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại vị trí, vai trò của danh lam thắng cảnh đó.
- Nêu được trách nhiệm của con người trong việc gìn giữ và phát triển danh lam thắng cảnh.
THAM KHẢO THÊM: