Thuyết minh về Hồ Thác Bà ấn tượng nhất kèm dàn ý được chúng tôi tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các thầy cô giáo, phụ huynh và em học sinh cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý thuyết minh về Hồ Thác Bà ấn tượng:
a) Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái.
- Nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên của tỉnh, hồ này được hình thành khi đắp đập ngăn dòng sông Chảy để xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà Yên Bái đầu tiên của miền Bắc, hoàn tất vào năm 1970.
- Đến năm 1996, Hồ Thác Bà ở Yên Bái đã được công nhận là di tích lịch sử danh thắng cấp quốc gia.
b) Thân bài:
Giới thiệu tổng quan về Hồ Thác Bà.
- Đây là là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, bao phủ hơn 1.300 hòn đảo lớn nhỏ.
- Diện tích vùng hồ trải rộng 23.400ha, diện tích mặt nước đạt 19.050ha, kéo dài khoảng 80km, mực nước dao động từ 46m – 58m, chứa được 3 – 4 tỉ mét khối nước.
- Ngoài dòng sông Chảy là nơi cung cấp nước chủ yếu, hồ này còn có các sông lớn như ngòi Hành, ngòi Cát,… đổ về, bồi lắng phù sa quanh năm, tạo điều kiện cho hệ động – thực vật phát triển phong phú.
Hồ Thác Bà có những gì đặc sắc:
- Động Thủy Tiên hun hút dài khoảng 100m, nhũ đá lấp lánh muôn hồng nghìn tía, đặc biệt có hình tiên nữ trong bộ xiêm y lông lẫy thướt tha đang múa hát, mỗi nàng một vẻ, gắn với cổ tích li kỳ.
- Động Xuân Long nằm ẩn trong dãy núi đá trập trùng, càng đi sâu vào bên trong khách tham quan không khỏi ngỡ ngàng trước những tượng đá, nhũ đá có màu sắc và có hình dáng kì lạ.
- Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà.
- Những buổi sáng sớm hay những buổi chiều hè, những đêm trăng thu, du khách leo lên đỉnh núi, phòng tầm mắt ngắm cảnh hồ bao la, mênh mông trong màn sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo, càng ngắm càng đắm càng say.
(Chú ý kết hợp thêm các phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm khi thuyết minh)
Kể một số trải nghiệm thú vị của bản thân tại Hồ Thác Bà đó
Một số lưu ý quan trọng khi đến tham quan danh lam thắng cảnh đó, như:
- Thời gian nên đi trong năm (do các vấn đề về thời tiết, sự kiện lễ hội)
- Trang phục, giày dép (phù hợp với địa hình, hoạt động hoặc quy định),…
c) Kết bài:
- Cảm nghĩ, suy nghĩ của em về Hồ Thác Bà vừa thuyết minh.
- Mong muốn về sự gìn giữ, phát triển của danh lam thắng cảnh đó trong tương lai.
2. Thuyết minh về Hồ Thác Bà ấn tượng nhất:
Hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái sở hữu vẻ đẹp của hàng nghìn hòn đảo xanh tươi soi bóng nước, cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng dãy núi đá vôi và những bản làng dân tộc bình dị ven hồ,… tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình, hứa hẹn cho một chuyến dã ngoại hấp dẫn.
Nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên của tỉnh, hồ này được hình thành khi đắp đập ngăn dòng sông Chảy để xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà Yên Bái đầu tiên của miền Bắc, hoàn tất vào năm 1970. Đến năm 1996, Hồ Thác Bà ở Yên Bái đã được công nhận là di tích lịch sử danh thắng cấp quốc gia.
Đây là là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, bao phủ hơn 1.300 hòn đảo lớn nhỏ. Diện tích vùng hồ trải rộng 23.400ha, diện tích mặt nước đạt 19.050ha kéo dài khoảng 80km, mực nước dao động từ 46m – 58m, chứa được 3 – 4 tỉ mét khối nước. Ngoài dòng sông Chảy là nơi cung cấp nước chủ yếu, hồ này còn có các sông lớn như ngòi Hành, ngòi Cát,… đổ về, bồi lắng phù sa quanh năm tạo điều kiện cho hệ động – thực vật phát triển phong phú.
Đến tham quan hồ Thác Bà, bạn sẽ có dịp đi thuyền dạo quanh mặt hồ yên ả, cảm nhận bầu không khí mát lành từ làn nước trong xanh dịu gió, ngắm nhìn những vạt rừng xanh mượt trên những hòn đảo trập trùng, nhấp nhô dưới mây trời vời vợi, đảo nọ nối tiếp đảo kia tưởng chừng như bất tận. Du khách sẽ được quan sát cuộc sống bình dị của cư dân trên lòng hồ Thác Bà với hình ảnh những chiếc thuyền câu rẽ sóng làm lay động mặt nước tĩnh lặng, cảnh ông chài nhẹ nhàng thả vó trên sóng nước lúc chiều buông hay nếp nhà nhỏ nép mình vào vách núi, du khách như được trở về với miền thôn quê thảo dã.
Thuyền còn đưa du khách đến với những địa danh lịch sử bên hồ Thác Bà như đền Thác Bà tánh linh, đền Thác Ông, chùa São,… hay đến khám phá vẻ hùng vĩ của dãy núi Cao Biền. Lên núi, bạn sẽ được thả bộ qua thảm rừng tự nhiên và chiêm ngưỡng các hang động kỳ ảo như động Xuân Long với những tượng đá muôn hình kỳ thú. Đặc biệt là động Thủy Tiên lung linh nhũ đá gắn với truyền thuyết dân gian nơi chín nàng tiên xinh đẹp xuống vui chơi chốn trần gian. Leo tiếp đến cửa động cao, bạn sẽ được ngắm nhìn dòng sông Chảy như dải lụa mềm uốn lượn theo triền núi, cạnh những bản làng trù mật với ruộng nương tươi tốt, thấp thoáng nếp nhà sàn mộc mạc.
Hồ cũng lôi cuốn du khách bởi bản sắc văn hóa đậm đà của cộng đồng người Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan,… sinh sống ven hồ. Hàng năm, họ cùng nhau tổ chức những lễ hội đặc sắc như lễ mừng cơm mới khi tiết trời sang thu, lễ cấp sắc đặc trưng vùng Tây Bắc, lễ Tết nhảy với các điệu múa dân gian truyền thống…
Đến thăm bản làng sẽ là dịp để bạn hòa cùng cuộc sống của người dân bản địa và thưởng thức những món ngon được chế biến từ các loài thủy sản đặc trưng xứ này như các loài cá hồ Thác Bà như cá lăng, cá quả, cá trạch, cá bò,… cùng cơm lam, nộm hoa chuối rừng, nộm tôm, thịt gà nấu măng chua,… với hương vị rất riêng.
3. Thuyết minh về Hồ Thác Bà đặc sắc nhất:
Hồ Thác Bà là một viên ngọc quý của miền Tây Bắc nước ta. Năm 1961, công trình thủy điện Thác Bà bắt đầu được xây dựng, đến năm 1971 mới hoàn thành, hồ Thác Bà có từ đấy. Hồ Thác Bà nằm trong lưu vực sông Chảy thuộc hai huyện Yên Bình và Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Đây là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam rộng gần 20.000 ha với trên 80km chiều dài, chiều rộng từ 8 -10km, có chỗ sâu tới 45m. Hồ Thác Bà có tới 1331 hòn đảo lớn nhỏ, xen kẽ những dãy núi đá vôi xanh thẫm, trong đó có khá nhiều đảo trồng cây ăn quả như bưởi, quýt, hồng,… Cảnh quan thiên nhiên vừa kĩ vĩ vừa mơ mộng.
Ai đã một lần lên Tây Bắc và ghé chơi hồ Thác Bà? Từ cảng Hương Lý, sau khoảng một giờ ngồi ca nô, du khách đã tới nhà máy thủy điện Thác Bà rồi lên thắp hương cầu may tại đền Thác Ông, lần lượt vào thăm các hang động đá vôi như động Thủy Tiên, động Xuân Long, động Bạch Xà.
Động Thủy Tiên hun hút dài khoảng 100m, nhũ đá lấp lánh muôn hồng nghìn tía, đặc biệt có hình tiên nữ trong bộ xiêm y lông lẫy thướt tha đang múa hát, mỗi nàng một vẻ, gắn với cổ tích li kỳ. Động Xuân Long nằm ẩn trong dãy núi đá trập trùng, càng đi sâu vào bên trong, khách tham quan không khỏi ngỡ ngàng trước những tượng đá, nhũ đá có màu sắc và có hình dáng kì lạ. Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà. Những buổi sáng sớm hay những buổi chiều hè, những đêm trăng thu, du khách leo lên đỉnh núi, phóng tầm mắt ngắm cảnh hồ bao la mênh mông trong màn sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo, càng ngắm càng đắm càng say.
Ngược dòng sông Chảy, du khách tới thăm khu di tích lịch sử đền Đại La, hang Hùm, chùa Lãi, núi Vua áo Đen; nơi đây còn lưu giữ bao dấu vết văn hóa thuộc nền văn hóa Bắc Sơn của người Việt Cổ. Ngày xửa ngày xưa còn vọng theo thời gian làm bồi hồi xao xuyến du khách gần xa:
“Nhiều tiền chợ Ngọc, chợ Ngà, Không tiền lơ lửng Thác Bà, Thác Ông”
Xung quanh hồ Thác Bà nhấp nhô những mái nhà lá, nhà sàn của đồng bào Dao, Tày, Nùng, Mông, Mán, Phù Lá, Cao Lan. Tiếng mõ rừng chiều, tiếng cá dớp mồi vẫy trăng, tiếng máy ca nô, tiếng rít của đàn vịt trời, cái hợp âm trầm hùng ấy càng lắng nghe càng thú vị.
THAM KHẢO THÊM: