Đồi Tức Dụp được ngợi ca là "pháo đài bất diệt" chất liệu chân thực, sống động tái hiện thời chiến tranh ác liệt trong những thước phim điện ảnh, là mạch nguồn cảm hứng sáng tác thi ca. Dưới đây là bài viết về Thuyết minh về đồi Tức Dụp (An Giang) chọn lọc hay nhất, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh về đồi Tức Dụp (An Giang) chọn lọc hay nhất:
Tức Dụp – người Việt gọi là Tức Dụp – theo tiếng Khmer có nghĩa là nước đêm. Tức Dụp nằm trong dãy núi Cô Tô có độ cao 216m và chu vi khoảng 2.200m. Nhìn từ xa, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn gọi là Phụng Hoàng Sơn.
Chuyện kể rằng, ngày xưa thuở ban sơ của trời đất, các tiên nữ thường dừng chân trên đỉnh Cô Tô, dạo chơi, tắm giặt hay đùa nghịch. Một hôm các nàng bày trò ném đá xuống chân núi. Ðá rơi chồng chất lên nhau thành ngọn đồi con. Dòng suối tắm đổ xuống chảy qua lòng đụn đá rơi. Từ đó suối và đồi có mặt trong trời đất, bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ.
Một ngày nọ, những người mở đất đến đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy ruột gan, đêm nằm không ngủ được, bỗng nghe tiếng nước róc rách phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi Tức Dụp (nước đêm) có từ đó và ngọn đồi trở thành chốn linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum sóc.
Tây Nam Bộ là vùng đất mầu mỡ phù sa, lắm tôm nhiều cá mọi thứ ở đây đều được thiên nhiên ưu đãi. Ðồi Tức Dụp được trời đất ban tặng cho một hệ thống hang động chi chít như tổ ong vĩ đại, thông nhau bởi muôn vàn ngõ ngách và kẹt đá. Từ những năm 1940, Tức Dụp đã là nơi ẩn náu của các chiến sỹ cộng sản. Khi bị ruồng bố nhân dân đem bánh trái đến trước cửa hang cúng Trời Phật, nhưng thực ra là tiếp tế cho cách mạng.
Từ năm 1960, Tức Dụp là căn cứ của huyện uỷ Tri Tôn và tỉnh uỷ Hà Giang, là chiếc cầu quan trọng đưa các binh đoàn miền Bắc vượt Trường Sơn qua Campuchia toả xuống khắp chiến trường Tây Nam Bộ. Nhiều đám cưới của bộ đội và du kích đã được tổ chức tại đây.
Phát hiện ra Tức Dụp – đầu não của căn cứ cách mạng, Mỹ nguỵ đã tập trung đánh phá liên tục như muốn san bằng cả ngọn đồi. Bom đạn không chỉ trút xuống Cô Tô mà còn lan rộng đến nhiều vùng phụ cận, biến cả vùng “trắng” sơ xác tang thương. Dưới những trận bom bi, bom cay, bom râu, bom bướm, bom dầu, bom xăng… đến pháo bầy, pháo chụp, Tức Dụp không còn một mảng rong rêu hay một sợi dây leo chùm gửi; không còn loài thú hay côn trùng nào sống nổi. Tức Dụp như là đất chết. Vậy mà các chiến sỹ cách mạng vẫn kiên trì bám trụ giữ lấy địa bàn.
Ðã hơn 30 năm từ ngày Tức Dụp im tiếng súng nhưng các trận đánh phá của kẻ thù vẫn còn hằn sâu dấu tích trên mặt đá. Chỉ cỏ cây là tươi xanh trở lại. Ðồi Tức Dụp thuộc xã An Ninh huyện Tri Tôn, cách biên giới Campuchia 10 km, ngày nay là điểm du lịch kỳ thú. Bốn mùa nước trong xanh và rực rỡ hương sắc của các loài hoa như trong chuyện cổ tích. Ðường lên đồi được lát đá phẳng và đẹp. Các hang động và hàng trăm ngõ ngách vẫn nguyên vẹn như xưa, mở rộng vòng tay gọi mời bè bạn đến với Tức Dụp bạn nhớ ăn mặc gọn nhẹ, đi giày thể thao, nhớ mang theo đèn pin vì trong hang có nhiều đoạn tối, nào là hang của Ban Chỉ huy Quân sự, hang của Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y, nào là hang cơm nguội. Lại có hội trường C6 với sức chứa trên 150 người. Mỗi hang là một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen tài tình đủ kiểu. Sàn nơi này là đá nơi kia là ván và tre ghép lại. Không khí lúc nào cũng mát rượi thông thoáng như có máy điếu hoà.
Sau vài giờ tham quan, bạn có thể trở ra theo đường cũ xuống thăm nhà bảo tàng. Nhưng với chút máu phiêu lưu, bạn có thể tự khám phá hàng chục lối đi riêng, vượt qua nhiều mỏm đá. Bạn sẽ tự thưởng cho mình cái thú len lỏi, tìm tòi và sau cùng đứng trên những tảng đá sừng sững như một viên tướng chỉ huy trận mạc đang quan sát toàn cảnh xung quanh. Bạn tha hồ hít thở không khí trong lành và thu vào tầm nhìn bao cảnh quan kỳ thú mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Tức Dụp.
2. Thuyết minh về đồi Tức Dụp (An Giang) chọn lọc ấn tượng nhất:
Đồi Tức Dụp được ngợi ca là “pháo đài bất diệt” chất liệu chân thực, sống động tái hiện thời chiến tranh ác liệt trong những thước phim điện ảnh, là mạch nguồn cảm hứng sáng tác thi ca. Ngọn đồi đứng sừng sững uy nghi, cất giữ trong mình những báu vật thiên phú như hang núi ngậm mây, suối cong nhả ngọc, kho tàng văn hóa – lịch sử đồ sộ.
Những khe hở thần bí như giếng trời để lấy gió, lấy sáng tự nhiên được tạo ra từ các tảng đá lớn nhỏ khác nhau xếp hình độc lạ, hang sâu luồn lách địa thế rất bí hiểm. Chính những khe hở này bên trong có thể quan sát bên ngoài, ngược lại từ ngoài nhìn vào chỉ thấy cỏ cây chen chút, rêu phong mờ mịt phủ dầy thế nên nơi đây thành cơ quan “mật”, bộ đội ta có thể ra vào “xuất quỷ nhập thần” dù bị bao vây ráo riết.
Sử dụng vũ khí tối tân, chất độc hóa học với tham vọng biến ngọn đồi thành hoang địa, quân đội Mỹ nhiều lần tấn công nhưng nhận lấy toàn thất bại. Khúc tráng ca bất tử về lòng yêu nước lại ngân lên trong cuộc tổng tiến công suốt 128 ngày đêm nhưng không cách nào xuyên thủng tuyến phòng thủ của quân ta.
Cuộc đọ sức tuy không cân xứng nhưng với tinh thần kiên trung, bất khuất của quân ta, trận Tức Dụp mở màn và kết thúc bằng sự thừa nhận thất bại của địch. Tức Dụp là niềm tự hào của dân An Giang, hiện hữu như một huyền tích bởi gắn liền với vô vàn truyền thuyết phép màu tâm linh khó diễn tả, được lưu truyền hậu thế. Ở đó, chúng ta có thể nhận thấy “chính sử” và “huyền thoại” quấn quýt lấy nhau tạo nên sức hút kỳ lạ, hấp dẫn, sống động đa sắc màu.
“Năm tháng cứ lặng lẽ trôi qua, vẫn đọng mãi trong tôi hùng thiêng trang sử, viết lên những dòng vẻ vang về tình đồng chí, nghĩa đồng bào, những kỷ niệm vui buồn, hay ruột gan đau như cắt bởi nỗi đau mất mát khi nghe từng cái tên đồng đội ngã xuống“. Nhân chứng lịch sử – Nguyên Đại tá Lê Thành Cư từng chia sẻ trong buổi thuyết minh cho đoàn sinh viên trong chuyến du khảo về nguồn tại khu căn cứ kháng chiến Đồi Tức Dụp.
Lạ thay, tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương cũng bắt nguồn từ ngọn đồi con và rồi được ủ xanh bằng mồ hôi thao trường, bằng mưa bom bão đạn cứ thế những dòng hồi ức đẹp đẽ cứ lên xanh tít tắp. Xứng danh “địa linh sinh nhân kiệt”, Tức Dụp gang thép tôi luyện nên ý chí kiên trung, bất khuất của những người lính sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng cao đẹp “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
3. Thuyết minh về đồi Tức Dụp (An Giang) chọn lọc xuất sắc nhất:
Nếu có dừng chân qua vùng Thất Sơn – An Giang thì chắc chắn rằng các bạn sẽ không thể nào quên ghé thăm để thưởng thức cái đẹp của vùng bảy núi. Nhưng các bạn muốn vừa du lịch vừa tìm hiểu lịch sử thì xin dừng chân lại ngọn đồi Tức Dụp thuộc núi Tô (Phụng Hoàng Sơn) tại tỉnh An Giang.
Đồi Tức Dụp nằm tại xã An Tức huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Gọi là Tức Dụp vì người Kherme gọi riêng nó là nước đêm. Đồi cao khoảng 216 m, diện tích hơn 2 km vuông, chu vi hình cánh cung khoảng 3m.
Tương truyền ngày xưa các nàng tiên nữ giáng trần dạo chơi trên ngọn núi Tô, các nàng nghịch phá lấy đá ném xuống chân núi các phiến đá chồng chất lên nhau tạo thành đồi Tức Dụp với nhiều lò ảng (hang trong núi) chi chít như tổ ong vĩ đại, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy An Giang.
Từ những năm 30-40 của thế kỉ XX, Tức Dụp đã mang trong mình ngọn lửa đấu tranh của cách mạng. Năm 1940 là căn cứ của các chiến sĩ vô danh. Năm 1960 là căn cứ quan trọng của Tỉnh ủy An Giang. Cho đến năm 1968 Quân đội Hoa Kỳ đã biết chỗ ẩn náu của cách mạng nên bắn phá dữ dội.
Những trận chiến liên tục nổ ra nhưng trận chiến khiến mọi người nhớ nhất đó là trận 128 ngày. Để chuẩn bị cho trận chiến này Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã chuẩn bị rất cặn kẽ. Trung tướng Mĩ Ét-ca đã cho 18000 quân gồm các sư đoàn 9, 21 và các tiểu đoàn biệt động quân, biệt động dù, biệt động mĩ,… với những vũ khí chiến tranh hết sức hiện đại như một thiết đoàn M.113 (36 chiếc), một lữ đoàn pháo binh với 6 trận đại pháo từ 105 li đến 155 li, 12 khẩu đại bác, bom B52, B57, F4, … bên phía cách mạng có 40 người với những vũ khí thộ sơ, những trái bom tự chế và những chiến lợi phẩm không đáng kể.
Cuộc chiến không cân sức đã diễn ra nhưng bên phía những người cách mạng đã giành thắng lợi. Thiệt hại của người Mĩ là 2700 quân nhân thiệt mạng, 11 xe thiết giáp bị phá hủy, làm hỏng 9 khẩu pháo 105 li , 2 máy bay bị bắn rơi cùng 3 trực thăng. Thiệt hại về chiến phí của Mỹ lên đến 2 triệu USD và cũng từ đó ngọn đồi này nổi tiếng với cái tên “ngọn đồi 2 triệu đô la”.
Chiến tranh đã qua đi cho đến 1/4/1985, Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia và được nhà nước trao tặng 8 chữ vàng “kiên cường bám trụ, giữ vững núi Tô”.
Bây giờ Tức Dụp không còn xơ xác như xưa nữa, nhờ bàn tay con người, màu xanh đã trùm lên trên ngọn đồi này. Các bạn có thể thử tài thiện xạ của mình khi các bạn vào phòng bắn súng. Các bạn có thể đi hóng mát, dã ngoại quanh đồi Tức Dụp.
Ngoài ra còn có sở thú với nhiều loài thú qúy hiếm như đà điểu châu Phi, cá sấu, vọoc mũi sếch và các bạn còn có thể chơi các trò chơi dân gian,…. thưởng thức những món ngon đồng quê. Đặc biệt các bạn có thể vào trong hang để khám phá di tích lịch sử.
Tức Dụp đã được con người điểm tô trở nên xinh tươi và đẹp đẽ hơn nhưng có phai đâu những dấu tích xương máu những biến cố chiến tranh đã in hằng vào vách đá. Nó đã được lưu giữ mãi mãi. Nó đã được người dân chúng tôi bảo vệ xây dựng để ngày càng đẹp hơn. Tức Dụp – niềm tự hào của An Giang và cũng là niềm tự hào của đất nước Việt Nam đang hiện hữu sừng sừng uy nghiêm giữa đất trời Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: