Chí làm trai của bậc anh tài Từ Hài được Nguyễn Du khắc họa rõ nét thông qua đoạn trích " Chí khí anh hùng". Dưới đây là bài viết thuyết minh về đoạn trích Chí khí anh hùng chọn lọc hay nhất dành cho các bạn hoc sinh tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Dàn bài thuyết minh về đoạn trích Chí khí anh hùng chọn lọc hay nhất:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
– Giới thiệu khái quát về đoạn trích Chí khí anh hùng
1.2. Thân bài:
a, 4 câu thơ đầu: Khát vọng lên đường của anh hùng Từ Hải
– Hoàn cảnh cuộc tình chớm nở của Thúy kiều và Từ Hải: họ đang say sưa trong hạnh phúc của những trai tài gái sắc đang yêu nhau mặn nồng
– Tư thế ra đi hào hùng của Từ Hải: Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong – không một chút do dự
b, 12 câu tiếp theo: cuộc đối thoại đầy xúc động giữa Thúy Kiều và Từ Hải
– Lời của Thúy Kiều:
+ Yêu thương, quý trọng và thấu hiểu cho người yêu hết mực
+ Quyết tâm, ước muốn được đi cùng Từ Hải của Kiều
– Lời đáp của Từ Hải:
+ Từ chối ước muốn của Thúy Kiều, khẳng định nàng mãi là tri âm tri kỉ của mình nhưng đồng thời cũng trách nàng chưa thoát khỏi suy nghĩ của “nữ nhi thường tình”
+ Niềm tin của Từ Hải vào một tương lai tốt đẹp, rạng rỡ: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”, “rõ mặt phi thường”
+ Lời hứa hẹn của Từ Hải với Thúy Kiều: Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Lời thơ vừa như một lời hứa, vừa như một lời động viên an ủi Thúy Kiều
c, 2 câu cuối: Quyết tâm ra đi của người anh hùng Từ Hải
– Hành động: quyết lời, dứt áo
– Mượn hình ảnh ẩn dụ chim bằng, Nguyễn Du đã thể hiện rõ nét về hình ảnh người anh hùng Từ Hải với lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ
1.3. Kết bài:
– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Chí khí anh hùng
– Qua hình tượng nhân vật Từ Hải cho chúng ta thấy ước mơ, khát vọng và quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Du.
2. Dàn bài thuyết minh về đoạn trích Chí khí anh hùng chọn lọc hay nhất số 2:
2.1. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả và nội dung tác phẩm ” Chí khí anh hùng”.
2.2. Thân bài:
Phân tích 4 câu thơ đầu
– Nêu lên khát vọng muốn tiếp tục lên đường đi tìm con đường lớn cho mình của Từ Hải.
– Mặc dù đã chung sống với nhau “nửa năm” mặn nồng, thế nhưng cuộc hôn nhân này không đủ sức níu kéo chí lớn của Từ Hải.
=> Thời gian quyết chí ra đi của Từ Hải đối lập với hoàn cảnh thực tế của Thúy Kiều. Đây là khoảng thời gian đang rất hạnh phúc của cả hai, nhưng Từ Hải không thể “ đắm chìm” trong hạnh phúc mà bỏ đi mộng lớn đời mình.
*Hình ảnh của Từ Hải lúc này
– Uy nghi, mạnh mẽ, dứt khoát. Mặc dù rất thương yêu Thúy Kiều nhưng cũng không vì tình yêu mà bỏ đi khát vọng lớn.
Phân tích 12 câu thơ tiếp
Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều
*Lời nói của Thúy Kiều
– “Chàng, thiếp”: mặn nồng, da diết, chất chứa đầy tình cảm ủy mị.
– Luôn ý thức bổn phận của mình: “ phận gái chữ tòng”, xin đi theo cùng Từ Hải.
=> Thúy Kiều ý thức được bổn phận làm vợ, hiểu được tính cách của Từ Hải nên không ngăn cản. Chỉ xin đi theo cùng để luôn kề vai sát cánh cùng chồng.
*Lời nói của Từ Hải
– “ Tâm phúc tương tri”: cảm nhận và trân trọng tình cảm và nghĩa tình Thúy Kiều dành cho mình.
=> Tuy biết tình nghĩa mà Thúy Kiều dành cho mình sâu đậm. Thế nhưng vẫn không thể tránh khỏi thói “nhi nữ thường tình”, uỷ mị, yếu đuối sợ sẽ làm “ vướng bận” việc lớn.
Từ Hải quyết chí ra đi cho thỏa chí lớn
=> Động viên Kiều yên tâm chờ đợi
– *Lời hứa của Từ Hải với Thúy Kiều
– Khi nào hoàn thành chí lớn, “ mười vạn tinh binh”, “ tiếng chiêng dậy đất” sẽ cùng Thúy Kiều đoàn viên.
Quyết tâm ra đi của Từ Hải ở 2 câu cuối
– Sự ra đi đầy dứt khoát, không chút lay động, quyết tâm hoàn thành mộng lớn cho thỏa chí làm trai.
Giá trị nội dung của đoạn trích
– Miêu tả rõ nét chân thực hình ảnh người đàn ông với mộng lớn “vẫy vùng”. Thông qua hình tượng Từ Hải gửi gắm ước mơ về công lý về cuộc sống.
Giá trị nghệ thuật
– Bút pháp lí tưởng hóa nhân vật
– Hình ảnh nhân vật mang ý nghĩa ước lệ, tượng trưng.
2.3. Kết bài:
– Đây là đoạn trích hay, vữa diễn tả cảnh chia tay đầy tình nghĩa nhưng ngập tràn hy vọng về tương lai tươi sáng.
– Phân tích bài chí khí anh hùng thể hiện chí khí làm trai của nhân vật Từ Hải.
3. Thuyết minh về đoạn trích Chí khí anh hùng chọn lọc hay nhất:
Cuộc tình dang dở của Thúy Kiều – Từ Hải đã phải đứt đoạn khi trước nay chí lớn luôn là khao khát của biết bao chàng trai lúc bấy giờ. Hội ngộ – chia li như tạo thành vòng tròn của quy luật cuộc sống được Nguyễn Du đưa vào đoạn trích “Chí khí anh hùng” một cách khéo léo và đầy tinh tế.
Đoạn thơ là cuộc chia li của Từ Hải với Thuý Kiều để quyết tâm lên đường đi cuộc khởi nghĩa. Mở đầu đoạn thơ:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
Đoạn thơ trên tạo nên một hình ảnh rất đẹp về sự đam mê, tình yêu và sự khát khao phiêu lưu. Cảm giác nồng nàn của hương lửa đã kéo trượng phu vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị. Những chi tiết như “trông vời trời bể mênh mang” và “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” đã cực kỳ tinh tế và sống động, giúp đọc giả cảm nhận được sự tràn đầy năng lượng và sự hào hùng của hành trình đó. Tổng thể, đoạn thơ này mang đến cho người đọc một cảm giác rất mạnh mẽ về sự mạo hiểm và khao khát chinh phục, đồng thời cũng khơi gợi sự tò mò và cảm xúc:
Giang hồ quen thói vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chào”.
Đoạn thơ trên tạo ra một hình ảnh sâu sắc về cuộc sống trên giang hồ, với những khó khăn và sự đổi thay liên tục. “Giang hồ quen thói vẫy vùng” thể hiện sự tàn bạo và khắc nghiệt của một cuộc sống đầy gian truân và đấu tranh. “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chào” gợi lên hình ảnh những người đàn ông giang hồ đi về một hướng duy nhất, chấp nhận những khó khăn của cuộc đời để tiếp tục hành trình. Đoạn thơ này không chỉ tả lên cuộc sống khắc nghiệt mà còn thể hiện sự gan dạ và kiên cường của con người Từ Hải trước những thách thức của cuộc đời.
Trước quyết tâm muốn ra đi vì nghĩa lớn của người làm trai, Thúy Kiều cũng thể hiện thái độ mong muốn được tuân theo phận làm giáo của Nho giáo:
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
” Phận gái chữ tòng” thể hiện rằng khi sống người phụ nữ phải theo chồng, vì vậy ” chàng đi thiếp cung một lòng xin đi” thể hiện quyết tâm muốn theo Từ Hải cùng nhau làm nên chí lớn. Sau đó Từ Hài động viên nàng ở nhà yên tâm đợi tin vui:
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chuông dậy đất bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bây giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Trước lời bộc bạch của Thúy Kiều, Từ Hải cho rằng bản thân mình đi vi vu giữa trời đất bao la bốn bể không nhà, vô định, Thúy Kiều mà đi theo chỉ làm bận tâm thêm, chính chàng cũng chưa biết mình sẽ đi đâu về đâu. Vì vậy, Từ Hải khuyên bảo Thúy Kiều hãy ở nhà khi nào yên ổn chàng sẽ ” rước nàng nghi gia”. Thế rồi:
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió đưa bằng tiện đã lìa dặm khơi.
Hai câu thơ tuy ngắn gọn nhưng vô cùng sâu sắc, gợi lên hình ảnh của một người đang đưa ra quyết định để rời đi và bắt đầu một cuộc hành trình mới. “Quyết lời dứt áo ra đi” thể hiện sự quyết tâm của người đó trong việc chấm dứt một chặng đường và bắt đầu một chặng đường mới. Câu “Gió đưa bằng tiện đã lìa dặm khơi” càng tôn lên sự đầy nghĩa trọng của quyết định đó, cho thấy rằng người đó đã chuẩn bị và sẵn sàng cho những thử thách mới. Đồng thời còn thể hiện sự tạm biệt, đôi khi là khó khăn và đau buồn, nhưng cũng là một cơ hội để bắt đầu lại và đạt được những điều tốt đẹp hơn.
Cuộc sống của một con người luôn khao khát không trung, tự do thoả chí vẫy vùng, không bao giờ chịu sống trong cảnh tù túng, gò bó một không gian nhỏ bé thường ngày của người bình thường. Khi miêu tả người anh hùng Từ Hải, Nguyễn Du đi vào miêu tả hành động và cử chỉ ngôn ngữ mang ý nghĩa mạnh mẽ, đứt khoát ngoài ra thêm các từ chữ Hán để bộc lộ tư tưởng tình cảm của tác giả, rồi dùng điển cố, điển tích… và cả xây dựng thời gian, không gian mở: nửa năm, bốn phương, trời bể mênh mang, bằng tiện…
Tóm lại, thông qua đoạn thơ ngắn, hình tượng nhân vật Từ Hải được xây dựng dưới ngòi bút của Nguyễn Du thật chí khí, anh dũng mang khát khao và hoài bão nam nhi muốn lập nên chí lớn.