Dưới đây là thuyết minh về chiếc bánh Tét ngày Tết ý nghĩa nhất. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích, phục vụ hiệu quả cho quá trình học tập hay làm việc của bạn. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Lập dàn ý thuyết minh về chiếc bánh Tét ngày Tết:
1.1 Mở bài
– Tết là một ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam. Tết là khoảng thời gian tụ họp sum vầy sau một thời gian làm việc mệt mỏi. chính vì thế mà tết là một phong tục truyền thống và lâu đời của dân tộc ta.
– Trong mỗi dịp Tết, các gia đình đều chuẩn bị nhiều món ăn đặc trưng như bánh mứt, hạt dưa, và thịt, trong đó có một phong tục đặc sắc là gói bánh chưng và bánh Tét.
1.2 Thân bài
a. Nguồn gốc của bánh Tét
– Theo tác giả Lê Tân trong bài “Bánh Tét Trà Vinh” cho rằng bánh Tét được làm và ăn quanh năm nhưng thường được nhắc đến nhiều nhất vào dịp lễ hội, đặc biệt là tết cổ truyền.
– Vì vậy nên theo dân gian lưu truyền ngày xưa cứ tết đến người ta gói loại bánh này và gọi bằng tên “bánh tết”, lâu dần đọc trại ra thành “bánh Tét”.
– Tuy nhiên, tên gọi của bánh Tét cũng có thể xuất hiện từ hành động “Tét bánh”. “Tét” là một hành động cắt bánh, tay phải cầm đầu dây khoanh tròn đòn bánh đã lột (vỏ), “Tét” từng khoanh một đơm lên đĩa.
b. Phân loại
– Bánh Tét ngọt hay còn gọi là bánh Tét chay: được gọi là bánh Tét ngọt hay bánh Tét chay vì nguyên liệu làm nên bánh Tét không có thịt và thường nhân làm bằng trái chuối.
– Bánh Tét mặn: bánh Tét mặn thường có nhân thịt.
c. Nguyên liệu làm bánh Tét
– Mỗi địa phương, dân tộc có thể có nguyên liệu khác nhau để làm bánh Tét, nhưng các nguyên liệu cơ bản cho bánh Tét mặn bao gồm: gạo nếp, đậu xanh đã tách vỏ, thịt heo, cùng một số gia vị.
d. Quy trình làm bánh Tét
– Chuẩn bị
- Gạo nếp cần được ngâm nước vài tiếng và đãi sạch trước khi gói.
- Đậu xanh cũng cần được ngâm và đãi sạch vỏ.
- Thịt ba chỉ cắt thành khối vuông để làm nhân.
- Lá chuối phơi héo một chút để dễ gói.
– Gói bánh
- Đầu tiên, trải lá chuối và đổ gạo nếp lên trên.
- Sau đó, cho nhân thịt vào giữa, gói lại thành hình đòn và buộc dây chặt.
– Nấu bánh
- Bánh Tét cần được nấu trong nước ngập, thường mất từ 6 – 8 giờ tùy theo kích thước.
- Nhiệt độ nấu lý tưởng nằm trong khoảng 90 – 100 độ C.
– Sự khác biệt giữa các vùng về bánh Tét Vùng Bình Dương, Tây Ninh đất cát là xứ rẫy có nhiều đậu nên bánh Tét ở đây làm bằng nếp trộn đậu phộng.
– Đồng Nai có bánh Tét nhân hạt điều Cần Thơ nổi tiếng bánh Tét lá cẩm. Sóc Trăng có bánh Tét bắp non…
e. Ý nghĩa của bánh Tét
-
Bánh Tét biểu trưng cho sự che chở của mẹ dành cho con cái, qua lớp chuối bọc bên ngoài.
-
Ngoài ra, bánh Tét cũng phản ánh tình cảm gia đình gắn bó và sâu sắc.
-
Nhân bánh màu vàng còn thể hiện lòng biết ơn đối với thiên nhiên, đã ban tặng những nguồn thực phẩm quý giá cho con người.
1.3 Kết bài
Nêu cảm nghĩ về bánh Tét Sự cảm nhận của em khi ăn bánh Tét.
2. Thuyết minh về chiếc bánh Tét ngày Tết đạt điểm cao:
Nếu nói bánh Chưng là biểu trưng cho ngày Tết miền Bắc thì bánh Tét chính là linh hồn Tết của miền Nam. Mặc dù ở mỗi địa phương lại có loại bánh Tét khác nhau nhưng nhìn chung bánh Tét Nam Bộ đều chung một khuôn mẫu, chung một quy trình cách thức và đều mang ý nghĩa sâu sắc.
Về nguồn gốc của bánh Tét, có nhiều thông tin khác nhau được đưa ra. Một số nghiên cứu cho rằng bánh Tét có nguồn gốc từ sự giao thoa văn hóa Việt – Chăm-pa. Cũng có truyền thuyết cho rằng bánh Tét ra đời vào thời vua Quang Trung Nguyễn Huệ khi ông đánh quân Thanh. Khi vua cho quân nghỉ chân ăn Tết năm 1789, vua thấy anh lính mang mời một món bánh rất ngon liền ra lệnh mọi người gói bánh này ăn Tết, đặt tên là bánh Tết, lâu ngày tên bánh chuyển thành bánh Tét.
Bánh Chưng có hình vuông tượng trưng cho trời, đất thì bánh Tét có hình trụ dài tượng trưng cho những cột chống trời, đứng giữa trời và đất mở ra không gian cho con người sinh hoạt và lao động sản xuất. Hình dáng trụ dài này cũng khiến bánh Tét được gọi với cái tên thân thuộc là đòn bánh Tét. Trước đây, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, bánh Chưng và bánh Tét chỉ được gói vào những dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán. Ngày nay bánh tét cũng được gói vào dịp này, tuy nhiên cũng có thể gói để bán vào mọi thời điểm trong năm. Mọi người gói bánh vào dịp trước Tết để vào ngày Tết có cặp bánh tét để trên bàn thờ dâng tổ tiên.
Bánh Tét thường được gói bằng lá chuối hoặc lá dong, với nhân gồm gạo nếp, đỗ xanh và thịt lợn. Tùy theo từng vùng, bánh Tét có thể có nhiều loại nhân khác nhau, nhưng phổ biến nhất là bánh Tét mặn và bánh Tét ngọt. Bánh tét mặn nhân thịt còn bánh tét ngọt nhân các loại đỗ đen, đỗ đỏ, hạt điều, làm nên sự phong phú của món ăn này. Từng địa phương ở Nam bộ lại làm ra những món bánh tét mang hương vị khác nhau, mỗi nơi lại cố gắng mang hương vị đặc trưng của địa phương vào chiếc bánh. Điển hình như Bến Tre còn có bánh tét không nhân, bánh chỉ có gạo nếp trộn cũng đậu và nước cốt dừa ăn rất lạ. Trước khi gói bánh cần có khâu chuẩn bị nguyên liệu: rửa sạch lá dong, ngâm gạo, vo rửa gạo và đậu xanh thật kỹ, thái và ướp thịt hoặc chuẩn bị các loại nhân. Nguyên liệu cần tươi ngon, hoàn toàn tự nhiên; màu xanh của gạo thường được tạo ra từ nước lá rau ngót hoặc lá dứa. Một chiếc bánh Tét đẹp mắt thường có hình dáng tròn đều, dây buộc chắc chắn, và khi cắt ra, nhân bên trong có hình tam giác.
Bánh Tét không chỉ là món ăn, mà còn mang trong mình nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nó thể hiện bản sắc văn hóa, đời sống tình cảm và lối sống của người dân Nam Bộ. Từ những khoanh bánh tét trên mâm cơm ngày Tết người ta gợi ra những câu chuyện, trao nhau những tình cảm và răn dạy nhau nhiều điều trong cuộc sống.
3. Thuyết minh về chiếc bánh Tét ngày Tết ngắn gọn nhất:
Bánh tét có nguồn gốc từ tỉnh Thừa Thiên – Huế và được phổ biến rộng rãi ở các tỉnh miền Trung trở vào. Tùy theo từng vùng miền, người dân sẽ thêm gia vị cho phù hợp và điều chỉnh kích thước bánh. Bánh thường có chiều dài khoảng 20 cm và đường kính khoảng 10 cm. Khi cắt bánh xếp ba lát bánh tạo thành hình cánh hoa, ở giữa đặt thêm một lát bánh nữa tạo thành hình hoa trên đĩa.
Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, những gia đình đông con thường làm những chiếc bánh tét lớn nặng hơn 1 kg. Khi cắt, bánh được đặt gọn gàng trong lòng đĩa, với lớp vỏ xanh cốm và phần nhân đậu xanh vàng óng rất đẹp mắt. Nhiều gia đình gói bánh chay nhân không có thịt hoặc đậu xanh trộn thêm đường làm nhân ngọt, cũng có nhà làm bánh tét nhân chuối thay cho nhân đậu xanh. Khi bánh chín, nhân chuối sẽ có màu đỏ tím nổi bật trên nền trắng của lớp vỏ nếp, tạo sự hấp dẫn cho món bánh.
Cũng còn một loại bánh tét đặc biệt nữa là bánh tét thập cẩm. Nguyên liệu chính của bánh vẫn là nếp và đậu xanh, nhưng phần nhân sẽ được bổ sung thêm trứng, tôm khô, lạp sườn, hạt sen, lạc và nấm. Loại bánh này rất ngon nhưng khá đắt đỏ, trước đây chỉ có các gia đình khá giả mới có khả năng làm. Bánh phải được buộc thành cặp, có buộc dây để dễ xách, khi tặng người thân, bè bạn phải cả đôi, thay cho lời chúc một năm mới đủ đôi vừa cặp, hạnh phúc, thịnh vượng.
Bánh phải được cắt bằng sợi chỉ tạo cho mặt bánh mịn màng. Ăn bánh với củ kiệu hoặc thịt lợn kho tàu. Hương thơm dẻo của gạo nếp, vị bùi bùi của nhân đậu, sự béo ngậy của thịt lợn, cùng với vị chua chua của củ kiệu hòa quyện lại với nhau tạo nên một hương vị độc đáo, khiến người thưởng thức khó lòng quên.