Sầu riêng được mệnh danh là vua của các loại trái cây với hương vị rất đặc trưng. Những năm gần đây, sầu riêng đã trở nên phổ biến hơn, gần gũi hơn với con người cũng như có ý nghĩa quan trọng hơn đối với nền kinh tế và với người mê sầu riêng. Sau đây là bài thuyết minh về cây sầu riêng lớp 9 hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh về cây Sầu riêng hay nhất:
Sầu riêng là loài cây được người dân gọi với cái tên “vua của các loại trái cây” bởi tiềm năng kinh tế rõ rệt và hương vị rất đặc trưng của loài cây này
Sầu riêng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nhất là ở Malaysia. Chúng tồn tại đã hàng trăm năm và du nhập sang cả phương Tây. Ở nước ta, sầu riêng được trồng khoảng hơn 100 năm trước. Ban đầu, cây được trồng ở khu vực Hòa Bình rồi về sau phổ biến hơn ở khu vực Đồng bằng song Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Sầu riêng thuộc nhóm cây có tuổi thọ trung bình, kéo dài khoảng 20 đến 30 năm. Về cấu tạo, cây sầu riêng cũng có các bộ phận như rễ, thân, lá, hoa và quả như bao loại cây khác. Thân cây thuộc hệ thân gỗ, mọc theo dáng thẳng, khi cây phát triển tốt có thể đạt chiều cao lên tới trên 10 mét. Bề mặt thân cây khá xù xì, nhiều chỗ bong tróc, đường kính tối đa từ 1 – 2 mét. Cây sầu riêng có nhiều cành và tán lá lớn. Cành nhánh thường tập trung ở phần ngọn, các cành thường mọc ngang, đặc biệt là khi cây ra nhiều trái. Tán lá lớn, càng lên cao thì ngọn càng nhỏ lại theo hình chóp nón. Lá sầu riêng có hình trứng, thuôn một đầu, nhọn một đầu, khá dày và có cuống nhọn. Khi non, lá có màu vàng nhạt và khi già sẽ chuyển dần về màu xanh đậm. Hoa sầu riêng mọc thành chùm, mỗi chùm có khoảng 5 – 15 bông. Hoa có màu sắc khá nổi bật, tùy từng giống mà màu sắc hoa cũng sẽ khác nhau. Quả sầu riêng hình cầu, vỏ có một lớp gai bao quanh, gai khá nhọn. Khi quả chín thì phần vỏ sẽ nứt ra và tỏa mùi thơm rất quyến rũ, phần cuống có nhựa dính. Quả chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn chứa nhiều múi, mỗi múi lại có chứa một hạt lép, phần thịt khi ăn vào có vị ngọt, béo, thơm. Quả sầu riêng khi còn non có màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu vàng.
Sầu riêng được trồng ở rất nhiều tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên nước ta. Đây là loại cây có thể xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cho đất nước. Không chỉ vậy, cây sầu riêng còn là loại quả được yêu thích vì hương vị vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Ngoài việc thưởng thức như một loài cây ăn trái, nhân dân ta còn tận dụng cây sầu riêng trong rất nhiều công việc khác. Theo Đông y thì sầu riêng giúp con người tăng khả năng miễn dịch, kiểm soát huyết áp, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Trong quả sầu riêng có nhiều vitamin, chất béo và chất xơ. Với phần lá sầu riêng tươi, ta có thể ứng dụng vào làm đẹp bằng cách giã nát và đắp lên da để giúp da trắng sáng tự nhiên, loại bỏ vết rám nắng. Ở dân gian, người dân đã còn tách thân sầu riêng để lấy vỏ, rửa sạch, sắc thành nước uống.
Sầu riêng là loài cây mang lại nhiều lợi ích cho con người. Đây không chỉ là loại quả quen thuộc mà còn trở thành nét văn hóa, tiêu biểu cho con người và thiên nhiên vùng nhiệt đới.
2. Thuyết minh về cây Sầu riêng lớp 9 được điểm cao:
Cây sầu riêng được mệnh danh là vua của các loại trái cây với hương vị rất đặc trưng làm say đắm lòng người. Gần đây sầu riêng đã trở nên phổ biến hơn, gần gũi hơn với con người cũng như có ý nghĩa quan trọng hơn đối với nền kinh tế và với người mê loại quả này.
Sầu riêng có ở nhiều nước trên thế giới nhưng tập trung nhiều ở các nước Đông Nam Á. Các nước trồng nhiều sầu riêng mà chúng ta phải kể đến như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin,… Ở nước ta, cây sầu riêng được trồng từ rất sớm, khoảng hơn một trăm năm trước đây với giống có nguồn gốc từ Indonesia. Vùng trồng đầu tiên của cây Sầu riêng là tại Tân Quy (Biên Hòa) sau đó bắt đầu lan rộng ra những vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên. Sầu riêng là loài cây rễ cọc có dễ cắm sâu xuống đất để hút chất dinh dưỡng. Cây sầu riêng rất cao. Thân cây khẳng khiu cao vút, cành ngang thẳng đuột. Lá sầu riêng luôn xanh mặt trên có màu xanh non còn mặt dưới lá có màu xanh bạc hơn, đối xứng nhau hình êlip. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm, mọc thành từng chùm, màu trắng ngà. Mỗi chùm hoa đậu rất nhiều trái nhưng người nông dân sẽ tỉa bớt trái đi, chỉ để lại những trái to nhất, khỏe nhất để phát triển. Trái sầu riêng có hình dạng bầu dục hoặc hơi tròn. Trái mọc cả trên thân cây, trên cành cây. Khi còn nhỏ, trái có màu xanh. Khi già, trái chuyển dần sang màu nâu. Bên ngoài là lớp vỏ cứng có gai nhọn. Khi sầu riêng chín, trái thường rụng vào giữa trưa và rụng nhiều nhất vào giữa đêm. Trái sầu riêng có nhiều múi, mỗi múi có từ một đến ba hạt. Phần thịt mềm, vàng óng bao quanh hạt cứng. Hương vị của sầu riêng hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
Sầu riêng có nhiều tác dụng đối. Với quả sầu riêng chín, dùng ăn liền đã được bán rất chạy và mang lại giá trị kinh tế cao cho con người. Bên cạnh đó, người ta còn dùng sầu riêng làm hương liệu trong các loại bánh, kẹo, các loại chè, kem,… Đối với những người bị sốt và vàng da có thể sử dụng lá và rễ của cây sầu riêng để điều trị. Sầu riêng có thể giảm đau nửa đầu, táo bón, giúp tiêu hóa tốt hơn, tăng cường sức khỏe cho răng và nướu.
Qua đây ta có thể thấy ý nghĩa to lớn kể trên của cây sầu riêng, khẳng định sầu riêng là vua của các loài trái cây, mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho con người.
3. Thuyết minh về cây Sầu riêng ý nghĩa nhất:
Sầu riêng có nguồn gốc tại các vùng Đông Nam Á, được ví như “vua của các loại trái cây” tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng muốn nếm thử sầu riêng ngay trong lần đầu tiếp xúc. Nhưng nếu đã có thể ăn được sầu riêng thì loại quả này có thể khiến người biết tới mùi hương của nó mê mẩn.
Cây sầu riêng ở nước ta được trồng từ rất sớm, vùng trồng đầu tiên của cây Sầu riêng là tại Tân Quy (Biên Hòa) sau đó bắt đầu lan rộng ra những vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên. Trái sầu riêng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đường, chất đạm, chất béo và cả chất xơ nên rất được yêu thích. Sầu riêng có hương vị thơm ngon nên rất được ưa thích và sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày hoặc dùng làm hương liệu trong các loại bánh, kẹo. Sầu riêng có thể kết hợp với rất nhiều trong các loại chè, kem, bánh và có thể dùng để chế biến các món ăn. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao thì ăn sầu riêng rất tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày chúng ta chỉ nên dùng 150g sầu riêng để tránh bị nóng trong người, xuất hiện mụn nhọt trên cơ thể. Ngoài quả sầu riêng thì các bộ phận khác trên cây sầu riêng cũng có tác dụng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.
Nước sắc từ lá và quả của cây sầu riêng có thể làm giảm sưng và loại bỏ các chứng bệnh về da. Hạt sầu riêng cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có thể sử dụng làm thức ăn, thuốc bổ hay dùng làm các chất phụ gia trong chế biến các loại kẹo, mứt. Với hàm lượng amini axit trytophan cao thì ăn sầu riêng còn có thể làm tăng hàm lượng serotonin trong não giúp giảm bớt trầm cảm, mất ngủ, đẩy lùi trạng thái lo âu, chán nản. Sầu riêng có thể phục hồi sức khỏe cho người ốm, có ích cho cơ bắp và duy trì sự chắc khỏe cho xương nhờ thành phần có chứa canxi. Sầu riêng có thể giảm đau nửa đầu, táo bón, giúp tiêu hóa tốt hơn, tăng cường sức khỏe cho răng và nướu.
Sầu riêng đang trở thành một loại cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao và được nhiều bà con chọn lựa để thay đổi cơ cấu cây trồng. Với khả năng thích ứng rộng và không đòi hỏi đầu tư quá nhiều, sầu riêng đã trở thành loại cây kinh tế bền vững cho nhiều hộ dân.
THAM KHẢO THÊM: