Nếu nhìn vào danh sách những món ăn đặc sản của Việt Nam, không thể không nhắc đến những hương vị tuyệt vời như phở, bánh mì, hay bún chả. Tuy nhiên, khi nhìn về thế giới của đồ uống, cà phê Việt Nam là biểu tượng của sự ghi nhớ và yêu thương trong lòng của du khách. Dưới đây là bài Thuyết minh quy trình thu hoạch và chế biến cà phê mời các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh quy trình thu hoạch và chế biến cà phê hay nhất:
Nếu nhắc đến những món ăn nổi tiếng của Việt Nam nhiều du khách sẽ nghĩ ngay đến phở, bánh mì hoặc bún chả. Còn khi nhắc đến đồ uống, cà phê Việt chính là thức uống “để thương để nhớ” trong lòng du khách nhất. Để làm ra những hạt cà phê thơm ngon mang đậm bản sắc Việt là cả một quá trình kì công của những người nông dân.
Về lịch sử, cà phê là giống cây được du nhập vào Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Khi ấy, thực dân Pháp cho mở rất nhiều đồn điền cà phê trên đất nước ta. Mảnh đất Tây Nguyên nắng gió với đất đỏ bazan trở thành nơi thích hợp để trồng cà phê. Từ đó đến nay, cà phê đã trở thành cây trồng có giá trị xuất khẩu cao, đem lại lợi ích kinh tế cho nước nhà và đưa nước ta vươn lên vị trí thứ hai trên bản đồ cà phê toàn thế giới. Về đặc điểm hình dáng, cây cà phê có các bộ phận gồm thân, rễ, hoa, lá và quả. Cành cà phê còn lá có cuống ngắn, màu xanh đậm. Rễ của cây là rễ cọc, cắm sâu xuống đất. Hoa cà phê có màu trắng rất đẹp, thường nở thành chùm và có mùi thơm dịu. Quả cà phê cũng mọc thành từng chùm, khi non quả có màu xanh còn chuyển sang màu đỏ.Về chủng loại, cà phê Việt Nam có rất nhiều loại đa dạng. Những loại được ưa chuộng nhất là Robusta, Arabica, Cherry, Moka, Culi.
Quá trình thu hoạch và chế biến cây cà phê của người nông dân gồm rất nhiều công đoạn.
Có nhiều cách để thu hoạch cà phê. Đầu tiên, người nông dân có thể sử dụng máy móc hiện đại. Những chiếc máy sẽ chạy dọc cánh đồng rộng lớn, các cánh tay của máy sẽ dập cây xuống đất rồi thu quả. Phương pháp này thích hợp với các nông trại có địa hình bằng phẳng, dễ di chuyển. Sự tiện lợi của máy móc giúp người nông dân tiết kiệm sức lực và nhân công. Tuy nhiên, chiếc máy này sẽ thu hoạch tất cả cà phê, bao gồm cả những trái không đạt chuẩn nên có thể gây khó khăn cho quá trình phân loại, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cách thu hoạch thứ hai là hái thủ công. Khi lượng cà phê trong vườn đã chín từ 90 – 95% thì người nông dân có thể tiến hành thu hoạch. Người hái sẽ đặt những tấm bạt lớn trên mặt đất và bắt đầu tuốt quả cà phê từ trên cành xuống bạt. Cách này cũng khá nhanh vẫn chưa hoàn toàn chính xác bởi có thể lẫn lộn giữa trái xanh và trái chín. Với những loại cà phê cao cấp hơn, người ta có thể sử dụng phương pháp thu hoạch có chọn lọc. Người nông dân chọn lựa những quả cà phê tốt nhất, không tuốt cả cành mà chỉ ngắt quả để bảo vệ cây cho mùa kế tiếp.
Công đoạn bảo quản cà phê sau khi thu hoạch cà phê cũng đòi hỏi sự chỉn chu, cẩn thận. Để đảm bảo chất lượng, tuyệt đối không được chất đống cà phê tại vườn hay để cà phê quá 24 tiếng trong bao tải vì sẽ khiến quả bị lên men. Ta cần phơi cà phê trên bạt sạch hoặc nền gạch thoáng mát, sạch sẽ. Khi đổ cà phê ra phơi, cần chú ý không đổ dày quá 30 – 40 cm. Đến khi đưa cà phê đến nơi sản xuất, bao tải để đựng cà phê và phương tiện vận chuyển cũng phải đảm bảo vệ sinh, không lẫn bùn đất hay phân bón.
Có ba phương pháp phổ biến để chế biến cà phê, bao gồm chế biến ướt, chế biến khô và chế biến bát ướt. Với phương pháp chế biến ướt, người sản xuất cần chọn lọc những quả cà phê đạt chất lượng, loại bỏ tạp chất còn sót lại. Sau đó, ta bỏ hạt vào máy để tách vỏ cà phê. Tiếp đến, những hạt cà phê sẽ được ngâm ủ để lên men, loại bỏ nhớt. Khi kiểm tra thấy cà phê không còn nhớt, ta sẽ đem chúng đi sấy khô rồi đóng gói. Đây là phương pháp đòi hỏi chi phí cao cùng sự giám sát chặt chẽ.
Phương pháp thứ hai – chế biến khô cũng có bước đầu tiên là loại bỏ tạp chất cùng đất, đá sau khi thu hoạch. Cà phê sẽ được phơi nắng khoảng 20 – 25 ngày để giảm độ ẩm. Trong quá trình phơi, ta cần kiểm tra và đảo quả cà phê thường xuyên để tránh hư hại, nấm mốc. Khi kiểm tra thấy độ ẩm giảm xuống tầm 12 – 13% là có thể đem cà phê đi xay bằng máy để tách vỏ và lấy phần nhân bên trong. Cuối cùng, ta sàng lọc cà phê, chọn nhân cà phê theo kích thước. Sau công đoạn này, cà phê có thể sẵn sàng được rang, xay và đóng gói.
Phương pháp chế biến bánh ướt là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao nhất. Đây là phương pháp lai giữa chế biến khô và chế biến ướt. Cà phê không cần ủ lên men hoặc lên men ngắn dưới 12 tiếng. Sau đó, cà phê được đưa vào máy xay xát và cần đảm bảo vẫn giữ được chất nhầy. Cuối cùng, ta đem phơi cà phê đến khi độ ẩm giảm xuống khoảng 12% là thành công. Cách này mang lại những hạt cà phê có chất lượng tốt, thích hợp để cạnh tranh trên thị trường.
Là giống cây được du nhập từ nước ngoài nhưng với cách sản xuất, chế biến riêng, cà phê Việt Nam đã tạo ra đặc trưng không trộn lẫn. Người Việt Nam có những cách thưởng thức cà phê rất độc đáo. Ta có thể bắt gặp cà phê ở bất cứ đâu, từ những xe cà phê dạo trên đường phố, những quán xá vỉa hè đến các quán cà phê sang trọng. Mới đây, chuyên trang ẩm thực Taste Alas đã xếp hạng cà phê sữa đá Việt Nam đứng thứ 2 trong top 10 thức uống cà phê được đánh giá cao nhất thế giới. Thương hiệu cà phê Trung Nguyên khi được đưa ra quốc tế cũng được đón nhận một cách nồng nhiệt. Hương vị cà phê Việt Nam luôn đậm đà, mang đến cho người thưởng thức cảm giác khó quên. Cũng chính vì lí do này mà các hãng cà phê nước ngoài khi đến thị trường Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với cà phê bản địa.
Tổng kết lại, cà phê đã thực sự đi vào đời sống của người Việt, trở thành một nét văn hóa đặc sắc và đem lại nguồn lợi kinh tế dồi dào cho đất nước. Trong tương lai, chúng ta cần phát huy hơn nữa thế mạnh này. Nâng tầm cà phê Việt chính là một cách nâng tầm vị thế quốc gia.
2. Thuyết minh quy trình thu hoạch và chế biến cà phê ấn tượng:
Nếu nhìn vào danh sách những món ăn đặc sản của Việt Nam, không thể không nhắc đến những hương vị tuyệt vời như phở, bánh mì, hay bún chả. Tuy nhiên, khi nhìn về thế giới của đồ uống, cà phê Việt Nam là biểu tượng của sự ghi nhớ và yêu thương trong lòng của du khách. Quá trình sản xuất những hạt cà phê thơm ngon, đậm chất Việt Nam đòi hỏi sự cần cù và tâm huyết của những người nông dân.
Trong quá khứ, cây cà phê đã được mang vào Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa của thực dân Pháp. Đất Tây Nguyên, với nền đất đỏ bazan và khí hậu nắng gió, trở thành nơi lý tưởng để trồng cà phê. Từ đó đến nay, cà phê không chỉ là cây trồng quan trọng với giá trị xuất khẩu cao mà còn là nguồn thu nhập quan trọng, đưa Việt Nam lên vị trí thứ hai trên bản đồ cà phê thế giới. Cây cà phê với thân, rễ, hoa, lá và quả đã trở thành biểu tượng của vùng đất này. Cành cà phê mảnh và lá xanh đậm tạo nên bức tranh sinh động, trong khi quả cà phê chuyển từ màu xanh sang đỏ khi chín càng làm tăng vẻ quyến rũ.
Việt Nam có nhiều loại cà phê khác nhau, như Robusta, Arabica, Cherry, Moka, Culi, với mỗi loại mang đến hương vị riêng biệt. Quá trình thu hoạch và chế biến cà phê là một chuỗi công đoạn phức tạp và tốn công sức của người nông dân.
Thu hoạch cà phê có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Sử dụng máy móc hiện đại là một phương pháp phổ biến, giúp tiết kiệm sức lao động và thời gian. Tuy nhiên, đối với những vườn cà phê chất lượng cao, việc thu hoạch thủ công vẫn được ưu tiên. Người nông dân lựa chọn những quả cà phê chín màu và có chất lượng tốt nhất để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt chuẩn.
Sau khi thu hoạch, quá trình chế biến cà phê đòi hỏi sự cẩn thận và kỹ thuật. Việc phơi cà phê đòi hỏi môi trường sạch sẽ và thoáng mát để giữ chất lượng hạt cà phê. Quy trình chế biến có thể thực hiện bằng ba phương pháp chính là chế biến ướt, chế biến khô và chế biến bát ướt.
Chế biến ướt yêu cầu việc lựa chọn cẩn thận quả cà phê, loại bỏ tạp chất và vỏ. Hạt cà phê sau đó được ngâm ủ để loại bỏ nhớt, sau đó được sấy khô và đóng gói. Phương pháp này đòi hỏi chi phí và giám sát cao.
Chế biến khô bao gồm việc loại bỏ tạp chất và đất sau khi thu hoạch, sau đó cà phê được phơi nắng để giảm độ ẩm. Sau khi đạt độ ẩm mong muốn, cà phê được xay và sàng lọc để đảm bảo chất lượng.
Chế biến bát ướt là sự kết hợp giữa chế biến ướt và chế biến khô. Cà phê không cần ủ lên men lâu dài, sau đó được xay và phơi khô đến khi đạt độ ẩm mong muốn.
Cà phê Việt Nam không chỉ thu hút du khách bởi chất lượng sản phẩm mà còn bởi cách thưởng thức độc đáo của người Việt. Từ những quán cà phê dạo phố đến những quán sang trọng, cà phê ở Việt Nam luôn mang đến trải nghiệm đắm chìm trong hương vị đặc trưng và không thể quên. Thậm chí, cà phê sữa đá Việt Nam đã được xếp hạng thứ hai trong top 10 thức uống cà phê được đánh giá cao nhất trên thế giới.
Tổng kết, cà phê không chỉ là sản phẩm, mà là một phần quan trọng của văn hóa và kinh tế Việt Nam. Việc phát triển ngành cà phê không chỉ là mục tiêu kinh tế mà còn là cách nâng cao vị thế quốc gia trên thị trường thế giới. Đối với tương lai, sự đổi mới và nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam cần được khuyến khích, từ đó giữ vững vị thế của nước ta trong ngành cà phê quốc tế.
3. Thuyết minh quy trình thu hoạch và chế biến cà phê ngắn gọn:
Việt Nam hiện nay đang đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê. Chính vì vậy khi nhắc đến hương vị cà phê sẽ có rất nhiều người nhớ đến hương vị cà phê Việt Nam bởi sự tinh tế và đậm đà hương vị.
Tuy nhiên để khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên thế giới thì quy trình thu hoạch và chế biến cà phê của người nông dân đóng một vai trò rất quan trọng.
Quy trình thu hoạch cà phê từ trên cây có 2 cách.
Thứ nhất là thu hoạch theo dãy.
Thu hoạch cà phê theo dãy được thực hiện bằng máy móc hoặc thủ công, quả cà phê được thu hoạch trong 1 lần. Đối với thu cả cà phê bằng máy, máy sẽ chạy dọc theo cánh đồng và sử dụng các cánh tay quay để dập cây xuống đất rồi thu quả. Với cách thu quả cà phê thủ công thì người hái sẽ nhặt quả từ những tấm bạt phủ trên mặt đất, vặt quả từ trên cây xuống rồi đặt chúng vào giỏ. Một người hái cà phê có thể thu hoạch khoảng 250kg mỗi ngày. Nhưng với phương pháp này, trái cây không đạt tiêu chuẩn có thể dễ dàng lọt qua quá trình phân loại, từ đó làm giảm chất lượng thành phẩm.
Tất cả cà phê được thu hoạch xong sẽ đem đến nhà máy, cho chạy qua máy phân loại và chọn ra những trái chín có chất lượng tốt nhất đồng thời loại bỏ những trái chín quá hoặc hư hỏng.
Thứ hai là thu hoạch có chọn lọc
Phương pháp thu hoạch có chọn lọc giúp thu hoạch được những hạt cà phê chất lượng nhất, vào độ chín thích hợp nhất để gặt hái. Tuy nhiên cách làm này tốn rất nhiều công sức nên chỉ thường dùng để thu hoạch hạt cà phê Arabica. Các công nhân hái cà phê chỉ chọn những trái ngon nhất bằng tay và đặt chúng trong giỏ riêng. Mỗi cây cà phê Arabica cũng được chăm sóc kỹ càng hơn, thường xuyên thăm nom theo định kỳ nhằm đảm bảo thu hoạch kịp thời những trái vừa độ chín.
Độ chín của cà phê cần phải chín đúng tầm thì phẩm chất của cà phê thành phẩm mới đạt chuẩn. Độ chín có thể thu hoạch hạt cà phê là lúc quả chín đỏ hoặc là chín vừa. Không nên thu hoạch quả xanh và cũng không nên thu hoạch quả quá chín, bị nhũn hay bị khô.
Để chế biến cà phê, ta có thể kể qua 3 cách chế biến thông dụng như sau.
Chế biến ướt
Làm sạch tạp chất, chọn lọc những quả xanh, quả khô và loại bỏ những cành khô, lá cây cùng với đất đá còn sót trong lúc thu hoạch. Tiếp theo cho hạt vào máy xát tươi tách vỏ còn trấu để xát vỏ cà phê. Sau đó lên men cà phê bằng phương pháp sinh học nhằm loại bỏ nhớt. Cách làm là ngâm rửa cà phê sau đó chuyển sang công đoạn sấy. Để loại bỏ nhớt cần rửa sạch sản phẩm phụ của quá trình lên men còn sót lại. Sau khi loại bỏ hết phần nhớt bên ngoài và được rửa sạch sẽ thì thu được cà phê thóc ướt. Phơi cà phê trên sàn bê tông hoặc sấy bằng điện, phơi nắng trong thời gian từ 4 – 5h đồng hồ tùy vào độ ẩm môi trường xung quanh. Nếu sấy khô bằng máy thì nhanh hơn nhưng tốn kém hơn so với phơi khô nhờ nắng rồi sấy bằng máy để thu được hạt cà phê thượng phẩm bên trong.
Cuối cùng cà phê khô sấy ra nhân sẽ được đóng gói và bảo quản trong kho trước khi đem đi rang xay.
Chế biến khô
Ngay sau khi cà phê thu hoạch xong sẽ đem đi phơi khô khi còn nguyên vỏ đến khi độ ẩm của hạt giảm xuống còn 12 – 13% thì đưa vào máy xát để loại bỏ trấu để cho ra cà phê thành phẩm.
Phơi khô cà phê nguyên vỏ rồi mới đem đi chế biến
Chế biến nửa ướt
Sau khi thu hoạch cà phê về cho vào máy xát tươi để đánh sạch nhớt rồi mang phơi khô, không ủ lên men mà sẽ rửa sạch sẽ hoàn toàn
Quy trình thu hoạch và chế biến cà phê được tổng hợp đầy đủ trong 3 cách như trên.
Có thể nói, nhờ bàn tay tài hoa của người nông dân Tây Nguyên cùng với quy trình thu hoạch chế biến tỉ mỉ đã làm nên tiếng vang của thương hiệu cà phê Việt trên toàn thế giới.
THAM KHẢO THÊM: