Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng mình gửi đến bạn đọc bài viết Thuyết minh nhân vật Ngô Tử Văn chọn lọc hay nhất. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Thuyết minh nhân vật Ngô Tử Văn chọn lọc hay nhất:
1.1. Mở bài:
Gới thiệu về tác giả và tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
Giới thiệu khái quát nhân vật Ngô Tử Văn
1.2. Thân bài:
* Xuất thân, tính cách:
Nhân vật Ngô Tử Văn tên là Soạn, là một người cương trực, tính cách nóng nảy, thấy việc ác sẵn sàng ra tay trừng trị
=> Nguyễn Dữ đã giúp người đọc hình dung ra một con người có thật, thể hiện tính xác thực của câu chuyện; đồng thời chỉ ra ý nghĩa chính trong hành động của nhân vật Ngô Tử Văn.
* Hành động của nhân vật Ngô Tử Văn
Ngô Tử Văn với tính cách chính trực, luôn phẫn nộ trước cái ác, cái xấu, đã dũng cảm đốt đền.
Hành động đốt đền – một hành động theo tín ngưỡng dân gian là một xúc phạm đến thần linh, là hành động không ai được làm. Nhưng Ngô Tử Văn lại dám thực hiện.
Trước khi đốt, Ngô Tử Văn đã tắm rửa và khấn vái thần linh, trời đất. Do đó, hành động đốt đền này xuất phát từ sự chính trực, không màng nguy hiểm và không xúc phạm đến thần linh.
– Thể hiện tinh thần dũng cảm, dám đứng lên chống lại cái ác, ca ngợi những việc làm chính nghĩa.
*Sự kiện sau khi đốt đền
Ngô Tử Văn trở về nhà trong tình trạng khó chịu, thân thể run lên từng đợt.
Khi tướng giặc đòi Tử Văn xây lại đền, Tử Văn không hề sợ hãi mà vẫn ung dung.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả nhân vật rõ nét qua hành động và lời nói. Nguyễn Dữ đã thành công trong xây dựng xung đột truyện. Sử dụng các chi tiết kỳ ảo giúp cốt truyện hấp dẫn
1.3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ về nhân vật Ngô Tử Văn
2. Thuyết minh nhân vật Ngô Tử Văn chọn lọc hay nhất:
Trong số những tác phẩm tiêu biểu nhất của “Truyền kì mạn lục” do Nguyễn Dữ sang tác, người ta thường nhắc đến “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
Câu chuyện tập trung kể về nhân vật Ngô Tử Văn, một người thẳng thắn, chính trực nhưng nóng nảy. Khi Tử Văn biết chuyện ngôi đền của Thổ công bị hồn ma họ Thôi chiếm giữ, ông đã đốt đền. Nhưng vị tướng họ Thôi đã kiện lên Diêm Vương, đe dọa với mục đích bắt Tử Văn phải xây dựng lại đền cho hắn. Nhưng với tính khí nóng nảy, ông đã từ chối và bị đưa xuống Âm phủ để thẩm vấn.
Được Thổ công bày kế trước nên khi xuống Minh Ti điện, ông đã vạch trần tội ác của kẻ gian tà, điều này khiến hắn bị bắt và đày xuống ngục Cửu U, còn ông được phép trở về nhân gian tiếp tục cuộc sống. Thấy bản tính ngay thẳng, lương thiện của Tử Văn, Thọ Công tiến cử ông làm chức Phán sự đền Tản Viên, ông vui vẻ nhận lời và “không bệnh mà mất”. Sau đó, ông đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, cứu giúp thế gian.
Thông qua nhân vật Tử Văn, ta thấy được những suy nghĩ mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện. Qua việc giới thiệu tên, tuổi, chức tước, tính cách,… con người Tử Văn hiện lên rõ nét và phẩm chất của ông còn rõ nét hơn qua hành động đốt đền. Hồn ma họ Thôi có ý đồ xấu, thậm chí còn định lừa gạt Diêm Vương. Tuy nhiên, hắn vẫn bị Diêm Vương vạch trần và trừng phạt.
Qua đây có thể thấy Nguyễn Dữ muốn nói rằng thời đại của ông đầy rẫy những điều xấu xa, gian trá, những thứ tà ác ngày một gia tăng. Tuy nhiên, cái ác không bao giờ thắng được cái chính, chắc chắn sẽ bị tiêu diệt. Tên hộ Thôi tượng trưng cho cái ác bị tiêu diệt, còn người ngay thẳng như Tử Văn được đề bạt và tiếp tục cứu giúp thế gian.
Đọc câu chuyện người đọc dễ dàng nhận thấy được ý nghĩa hiện thực và nhân văn mà Nguyễn Dữ muốn gửi gắm. Đó là hiện thực của một xã hội đang bị những điều xấu xa thao túng. Vì vậy những người anh hùng phải luôn dũng cảm và có bản lĩnh, cương trực thẳng thắn mới chống lại những điều xấu xa và giành thắng lợi. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” được viết theo phong cách văn xuôi kết hợp với yếu tố kỳ ảo. Đồng thời, nó cũng kết hợp các thủ pháp nghệ thuật khác, làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn, cốt truyện được xây dựng công phu, chi tiết, khắc họa rõ nét các nhân vật.
Câu chuyện ca ngợi những con người có tinh thần dũng cảm, đứng lên đấu tranh chống lại bất công, đòi công lý cho chính nghĩa. Dạy cho chúng ta bài học về lòng dũng cảm trong cuộc sống, phải mạnh mẽ, cứng rắn, giữ gìn luật lệ và hướng tới thử thách, công lý chắc chắn sẽ chiến thắng cái ác. Với những tình tiết vô cùng bất ngờ và được dẫn dắt khéo léo, đây là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật lớn chứa đựng những ý nghĩa tuyệt vời.
3. Thuyết minh nhân vật Ngô Tử Văn ý nghĩa nhất:
Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ xuất hiện với những lời giới thiệu rất ngắn gọn và cụ thể về tên tuổi, quê quán, tính cách và phẩm chất của mình. Đây là một lời giới thiệu đặc biệt của văn xuôi trung đại. Tác giả để nhân vật xuất hiện qua những điều rất cơ bản nhưng đặc biệt là giới thiệu trực tiếp tính cách và phẩm chất của nhân vật, từ đó dẫn dắt đến những sự kiện hoặc chi tiết xảy ra trong truyện.
Qua trận chiến quyết liệt với tên Bách hộ họ Thôi, Ngô Tử Văn như “vàng thử lửa” tỏa sáng với tinh thần dũng cảm, quyết tâm đứng lên chống lại cái ác, hoàn thành trách nhiệm của một người có học thức, biết nhận ra cái xấu, cái ác. Khi biết tin ngôi đền trong làng đang bị quỷ dữ quấy nhiễu, tính tình nóng nảy, không chịu đứng nhìn cái ác đang hoành hành, Tử Văn vô cùng tức giận, đã tắm rửa sạch sẽ, khấn vái thần linh và đốt đền.
“Đốt đền” là một hành động không phải ai cũng dám làm, vì đền là nơi tín ngưỡng, linh thiêng, biết hanh động của Tử Văn ai cũng lo sợ thay cho ông. Nhưng không, trước khi đốt đền, Ngô Tử Văn đã tắm rửa, cầu nguyện với trời đất, thần linh một cách công khai và trang nghiêm, rồi mới châm lửa.
Đó không còn là một sự liều lĩnh nữa, ở đây đã chứng minh được bản lĩnh của Tử Văn khi dám đương đầu trước những khó khăn, thử thách để giành lại sự binh yên cho ngôi đền, đồng thời giành lại cuộc sống bình yên cho dân làng. Ông đốt đền vì phẫn nộ, tức giận vì hồn ma của viên bách Hộ đã lợi dụng ngôi đền để gây rối ở thế gian, tất cả vì lợi ích chung của nhân dân, không vì bất kỳ lý do cá nhân nào của Tử Văn.
Bất kể là người hay quỷ, công lý đều được ông thực thi. Ông như ánh sáng của công lý, không chỉ dũng cảm tiến vào chỗ nguy hiểm để đẩy lùi gian tà mà còn tấn công vào những điều mê tín khiến con người trở nên yếu đuối và hèn nhát.
Trước lời buộc tội của Diêm Vương, Tử Văn đã yêu cầu một bản án minh bạch và công khai mà không hề run sợ. Mặc dù bị tên Bách hộ liên tục buộc tội ông, ông không hề nao núng, sợ đã khiến lời nói và thái độ bình tĩnh của tên tướng giặc kia thay đổi, trở nên xảo trá và khiến hắn lộ ra chiếc mặt nạ gian ác của chính mình. Chiếc mặt nạ rơi xuống, cùng lúc đó lá cờ chiến thắng của công lý được giương lên, và chính Tử Vân là người cầm lá cờ một cách hiên ngang. Đó là sự chiến thắng của công lí, của lẽ phải, chứng minh sức mạnh của niềm tin và sự dũng cảm.
Cuộc chiến đấu kiên cường của Ngô Tử Văn chính là sự phản ánh nhân cách cao quý, ý chí mạnh mẽ và thái độ kiên quyết chống lại thế lực đen tối của một con người dũng cảm.