Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam? Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam? Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài?
Hiện nay, trên thị trường kinh doanh Việt nam đã có sự tham gia hoạt động của thương nhân là người nước ngoài. Thương nhân nước ngoài dưới sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam đã được cấp phép hoạt động dưới hình thức đặt trụ sở là văn phòng đại diện, chi nhành văn phòng, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Trong thời gian hoạt động phải thực hiện báo cáo tài chính và thực thi theo quy định Luật thương mại
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý: văn bản hợp nhất Luật thương mại
1. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
Tại Điều 16
“Điều 16. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.”
Theo đó, Thương nhân sẽ bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh theo quy định này, thương nhân không chỉ giới hạn là tổ chức. Đồng thời thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
1.1. Đối với việc thương nhân đặt văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam
Các điều kiện để thương nhân đặt văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam như sau:
– Thương nhân là người được pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
– Văn phòng, chi nhánh của thương nhân đã hoạt động ít nhất 1 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở quốc gia của thương nhân;
– Văn phòng đại diện của thương nhân chỉ được phép đặt trụ sở tại địa điểm được phép sử dụng làm văn phòng của thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật (về quy hoạch, về điều kiện an ninh, trật tự và về các điều kiện khác);
– Pháp luật Việt nam quy định tại một địa điểm chỉ được đặt một trụ sở của Văn phòng đại diện;
– Đối với phần diện tích của địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện phải phù hợp với quy mô hoạt động, số lượng người lao động của Văn phòng đại diện nhưng không nhỏ hơn 16m2.
1.2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam
Về quyền và nghĩa của Văn phòng đại diện
– VPĐD chỉ được phép hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
– VPĐD có quyền thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
– VPĐD được phép tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Đối với việc đặt trụ sở VPĐD tại Việt Nam thì thương nhân phải mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
– Khi được cấp giấy phép thành lập VPĐD thì phải có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– VPĐD thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Về nghĩa vụ của VPĐD
Văn phòng đại diện phải thực hiện theo đúng nghĩa vụ của mình như sau:
– VPĐD không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam mà chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
– VPĐD không được phép thực hiện giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài
– Thực hiện đúng và dầy đủ việc nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Báo cáo tình hình hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
VPĐD thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền của Chi nhánh
– Chi nhánh của thương nhân thành lập thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.
– Chi nhánh có thể tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài phù hợp để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Khi giao kết hợp đồng tại Việt Nam thì phải tuân theo luật định và phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.
– Đối với việc đặt trụ sở là chi nhanh phải mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
– Chi nhánh được phép chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Khi thành lập chi nhánh cần đăng ký có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Chi nhánh thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của Chi nhánh
Chi nhánh thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; với trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
Phải thực hiện báo cáo tài chính và tình hình hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
Căn cứ vào
“Điều 22. Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
1. Chính phủ thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.”
Theo đó, Khi thương nhân nước ngoài vào Việt Nam để hoạt động thì thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài vào Việt Nam. Còn đối với trách nhiệm cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp thì Bộ thương mại sẽ là cơ quan sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm với Chính phủ.
3. Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài
Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài được quy định tại Văn bản hợp nhất về Luật thương mại quy định như sau:
1. Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;
Giấy phép hoạt động của VPĐD có thời hạn tối đa là 05 năm và không vượt quá thời hạn quy định trong giấy phép, nếu đăng ký hết thời hạn thì VPĐD đặt trụ sở tại Việt Nam sẽ bị chấm dứt hoạt động. Vì vậy, khi muốn tiếp tục hoạt động thì phải tiến hành xin gia hạn giấy phép hoạt động tại Sở Công Thương
Điều kiện để gia hạn giấy phép: thương nhân nước ngoài vẫn còn hoạt động theo pháp luật tại quốc gia đã thành lập; Văn phòng đại diện không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam và khi tiến hành thủ tục gia hạn cần được thực hiện ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện hết hạn
b) Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;
Trong trường hợp thương nhân không thể duy trì hoạt động VPĐD tại Việt Nam thì có thể xin chấm dứt hoạt động dưới sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;
Khi phát hiện VPĐD có hành vi vi phạm pháp luật như: không thực hiện thời gian hoạt động như trong giấy phép hoạt động, không tực hiện báo cáo tài chính, tình hình hoạt động, không thông báo thời gian hoạt động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
d) Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;
Trường hợp thương nhân không có khả năng chi trả và duy trì văn phòng đại diện thì sẽ tuyên bố phá sản, từ đó sẽ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh văn phòng
Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trước khi thương nhân chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam