Mạng điện tử và internet đang ngày càng trở nên phát triển mạnh mẽ hơn trong xã hội hiện đại. Kèm theo đó là những dịch vụ mua bán thông qua những kênh online này, đặc biệt là thương mại điện tử. Vậy thương mại điện tử là gì? Đặc điểm và các mô hình thương mại điện tử tại Việt Nam?
Mục lục bài viết
1. Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là hình thức mua và bán hàng hóa và dịch vụ, hoặc truyền tiền hay dữ liệu qua mạng điện tử, chủ yếu là internet. Các giao dịch kinh doanh này xảy ra với tư cách là doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), người tiêu dùng với người tiêu dùng hoặc người tiêu dùng với doanh nghiệp.
Có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử.
Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.
2. Thương mại điện tử tiếng Anh là gì?
Thương mại điện tử trong tiếng anh là Ecommerce.
Dưới đây là một vài thuật ngữ thông dụng về thương mại điện tử:
Acquirer: Ngân hàng thanh toán
Affiliate marketing: Tiếp thị qua đại lý
Agent: Đại lý
American standard code for information interchange (ASCII): Bộ mã chuyển đổi thông tin theo tiêu chuẩn Mỹ
Application service provider: Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng
Auction online: Đấu giá trên mạng
Authentication: Xác thực
Autoresponder: Hệ thống tự động trả lời
Auxiliary analogue control channel (AACC): Kênh điều khiển analog phụ
Back-end-system: Hệ thống tuyến sau
Buck mail: Gửi thư điện tử số lượng lớn
Ebook: Sách điện tử
e- business: Kinh doanh điện tử
e-enterprise: Doanh nghiệp điện tử
Electronic bill presentment: Gửi hóa đơn điện tử
Electronic broker (e-broker): Nhà môi giới điện tử
Electronic data interchange: Trao đổi dữ liệu điện tử
Electronic distributor: Nhà phân phối điện tử
Encryption: Mã hóa
Enterprise resource planning: Kế hoạch hóa nguồn lực doanh nghiệp
Exchange: Nơi giao dịch, trao đổi
Gateway: Cổng nối
Look-to-book ratio: Tỉ lệ xem/đặt vé
Merchant account: Tài khoản thanh toán của doanh nghiệp
Microcommerce: Vi thương mại
Offline media: Phương tiện truyền thông ngoại tuyến
Paid listing: Niêm yết phải trả tiền
Partial cybermarketing: Tiếp thị ảo một phần
Payment gateway: Cổng thanh toán
Point of sale: Điểm bán hàng
Processing service provider: Nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng
Pure cybermarketing: Tiếp thị ảo thuần túy
3. Đặc điểm và các mô hình thương mại điện tử tại Việt Nam?
3.1. Đặc điểm của thương mại điện tử:
Thương mại điện tử hiện nay được cụ thể hóa là các sàn giao dịch thương mại điện tử vì thế nó có những đặc điểm sau:
– Thương mại điện tử cho phép chúng ta có sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm, thông tin và tiền tệ thông qua mạng internet hoặc các phương tiện điện tử khác có kết nối mạng
– Thương mại điện tử có khả năng cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả đối vối các quá trình sản xuất kinh doanh hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay
– Thương mại điện tử có thể áp dụng ngay vào các ngành dịch vụ khác như chính phủ điện tử, đào tạo trực tuyến, du lịch,…
– Khi công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật phát triển, khả năng liên kết và chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, bán hàng
– Có sự phân biệt tuyệt đối giữa thương mại điện tử và kinh doanh điện tử hay kinh doanh online: Thương mại điện tử tập trung vào mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin qua các mạng, các phương tiện điện tử và Internet. Kinh doanh điện tử tập trung vào sự phối hợp các doanh nghiệp, đối tác, khách hàng và tổ chức các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp.
– Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền với và có sự tác động qua lại với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông. Cũng nhờ sự sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà thương mại điện tử có cơ hội ra đời và phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của thương mại điện tử cung thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của công nghệ thông tin như phần cứng và phần mềm chuyên dùng cho các ứng dụng thương mại điện tử, thanh toán điện tử.
3.2. Các mô hình thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam:
1. B2B (Business To Business):
Thương mại điện tử B2B được định nghĩa đơn giản là thương mại điện tử giữa các công ty. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C. Thị trường B2B có hai thành phần chủ yếu: hạ tầng ảo và thị trường ảo.
Hạ tầng ảo là cấu trúc của B2B chủ yếu bao gồm những vấn đề sau:
– Cung cấp các dịch vụ ứng dụng – tiến hành, máy chủ và quản lý phần mềm trọn gói từ một trung tâm hỗ trợ (ví dụ Oracle và Linkshare);
– Các nguồn chức năng từ bên ngoài trong chu trình thương mại điện tử như máy chủ trang web, bảo mật và giải pháp chăm sóc khách hàng;
– Các phần mềm giải pháp đấu giá cho việc điều hành và duy trì các hình thức đấu giá trên Internet;
– Phần mềm quản lý nội dung cho việc hỗ trợ quản lý và đưa ra nội dung trang Web cho phép thương mại dựa trên Web .
Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng ( Đặc biệt chu trình đặt hàng mua hàng), quản lý kho hàng (Chu trình quản lý đặt hàng gửi hàng-vận đơn), quản lý phân phối (đặc biệt trong việc chuyển gia các chứng từ gửi hàng) và quản lý thanh toán (ví dụ hệ thống thanh toán điện tử hay EPS).
Tại Việt Nam có một số nhà cung cấp B2B trong lĩnh vực IT “khá nổi tiếng” là FPT , CMC, Tinh Vân với hàng loạt các dự án cung cấp phần mềm , các trang web giá thành cao và chất lượng kém ngoài ra các đại gia này còn là nơi phân phối các phần mềm nhập ngoại mỗi lần nhìn thấy, dùng thử mà chỉ buồn.
Thị trường mạng được định nghĩa đơn giản là những trang web nơi mà người mua người bán trao đổi qua lại với nhau và thực hiện giao dịch.
2. B2C (Business to Customers):
Thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa các công ty và người tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử.
Đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu :Thương mại điện tử B2C là việc một doanh nghiệp dựa trên mạng internet để trao đổi các hang hóa dịch vụ do mình tạo ra hoặc do mình phân phối.Các trang web khá thành công với hình thức này trên thế giới phải kể đến Amazon.com, Drugstore.com, Beyond.com.
Tại Việt Nam hình thức buôn bán này đang rất “ảm đạm” vì nhiều lý do nhưng lý do chủ quan nhất là ý thức của các doanh nghiệp, họ không quan tâm, không để ý và tệ nhất là không chăm sóc nổi website cho chính doanh nghiệp mình. Tôi đã có lần trình bày ở bài viết về khởi nghiệp bằng thương mại điện tử của giới trẻ Chi phí để lập và duy trì một website là rất ít và không tốn kém với một cá nhân chứ chưa kể đến một doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam nếu vẫn trì trệ trong việc cập nhật công nghệ thì sẽ sớm bị các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp nước ngoài chiếm mất thị trường béo bở 80 triệu dân với 40% là giới trẻ.
3. Thương mại điện tử C2C
Thương mại điện tử khách hàng tới khách hàng C2C đơn giản là thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng.
Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty/ doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Có lẽ đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới.
4. Thương mại điện tử B2G:
Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định nghĩa chung là thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ. Hình thái này của thương mại điện tử có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc.
Thiết lập thương mại điện tử, thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn.
Các chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng (và giảm rủi ro của việc không đúng quy cách). Tuy nhiên, tới nay, kích cỡ của thị trường thương mại điện tử B2G như là một thành tố của của tổng thương mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát triển.
3.3. Những ưu và nhược điểm của thương mại điện tử:
Ưu điểm
Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
– Mở rộng thị trường với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với các hình thức thương mại truyền thống
– Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí quản lý hành chính, chi phí đăng ký kinh doanh,…
– Cải thiện hệ thống phân phối, giảm lượng hàng lưu kho, và độ trễ trong phân phối hàng hóa, làm tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường nhờ sự phát triển của mạng Internet toàn cầu
– Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, có thể cập nhật và cung cấp thông tin về sản phảm, báo giá cho đối tượng khách hàng cực kỳ nhanh chóng, tạo điều kiện mua hàng trực tiếp từ trên mạng
– Thiết lập củng cố quan hệ đối tác
– Tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp
– Tạo lợi thế cạnh tranh qua việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ
– Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các công việc giấy tờ, tăng hiệu quả giao dịch thương mại
– Thông tin giá cả, hình ảnh sản phẩm được cập nhật, thay đổi một cách tức thời theo sự biến đổi của thị trường
– Thương mại điện tử chính là cơ hội giúp doanh nghiệp ở Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh của mình trước thềm hội nhập kinh tế thế giới.
Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng
– Loại bỏ những trở ngại về không gian và thời gian: Khách hàng có thể tham gia vào các sàn đấu giá trực tuyến, mua bán và tìm kiếm các hàng hóa, dịch vụ mà mình đang quan tâm mọi lúc, mọi nơi
– Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Người mua hàng có thể tiếp cận cùng một lúc nhiều nhà cung cấp
– Khách hàng có cơ hội mua sản phẩm và dịch vụ trực tuyến từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp
– Khách hàng có thể mua được giá sản phẩm thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cũng cấp, nhà bán hàng một cách thuận tiện hơn từ đó tìm giá cả phù hợp
– Thông tin trên sàn thương mại điện tử phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng thông qua các công cụ tìm kiếm kèm theo hình ảnh và âm thanh chân thực hơn
– Khách hàng giờ đây có thể được hưởng nhiều lợi ích từ cộng đồng trực tuyến: Môi trường kinh doanh điện tử cho phép người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả, nhanh chóng.
Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội
– Tạo ra một loại hình kinh doanh mới trên thị trường
– Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá. Do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người
– Thương mại điện tử có tác động mạnh mẽ với các nước kém phát triển: Những nước kém phát triển có thể tiếp cận được với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet. Đồng thời tạo ra các cơ hội học hỏi, tiếp thu các kinh nghiệm từ các nước tiên tiến
– Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế tri thức: Thương mại điện tử kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức
– Dịch vụ mau sắm hàng hóa được cung cấp thuận tiện hơn, tạo động lực cải cách cho cơ quan nhà nước
Nhược điểm
– Chi phí khởi nghiệp của cổng thương mại điện tử rất cao. Việc thiết lập phần cứng và phần mềm, chi phí đào tạo nhân viên, bảo trì và bảo trì liên tục đều khá tốn kém.
– Mặc dù có vẻ như là một điều chắc chắn, ngành thương mại điện tử có nguy cơ thất bại cao.
– Đôi khi, thương mại điện tử có thể cảm thấy không cá nhân. Vì vậy, nó thiếu sự ấm áp của mối quan hệ giữa các cá nhân, điều quan trọng đối với nhiều thương hiệu và sản phẩm. Sự thiếu liên lạc cá nhân này có thể là một bất lợi cho nhiều loại dịch vụ và sản phẩm như thiết kế nội thất hoặc kinh doanh trang sức.
– An ninh là một lĩnh vực cần quan tâm khác. Chỉ gần đây, chúng tôi đã chứng kiến nhiều vi phạm an ninh nơi thông tin của khách hàng bị đánh cắp. Trộm cắp thẻ tín dụng, trộm danh tính,… vẫn là mối quan tâm lớn với khách hàng.
Ngày nay, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ bởi tốc độ sử dụng internet cùng với nhiều các công nghệ hiện đại ra đời. Con người ngày càng ưu thích giao dịch dưới hình thức này bởi những thuận lợi mà nó mang lại.