Với nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế đã kéo theo việc trao đổi, mua bán hàng hóa ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Hoạt động thương mại dịch vụ diễn ra thường xuyên hàng ngày nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước.
Mục lục bài viết
1. Thương mại dịch vụ là gì?
Theo
Dịch vụ là những hoạt động lao động của con người, không tồn tại dưới dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu, nhằm thỏa mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.
Quan hệ mua bán giữa người tạo ra dịch vụ và người sử dụng dịch vụ diễn ra dưới hình thức cung ứng dịch vụ. Đây là một quá trình liên hoàn bao gồm nhiều khâu có liên quan mật thiết với nhau. Quá trình này được gọi chung là thương mại dịch vụ.
2. Phân biệt thương mại dịch vụ và dịch vụ thương mại:
– Điểm giống nhau
Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ có rất nhiều điểm tương đồng với nhau. Chúng đều là những hoạt động của các chủ thể trên thị trường, đều có sự tham gia của bên bán (bên cung cấp) và bên mua (bên sử dụng dịch vụ).
Việc trao đổi trong thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ đều mang tính chất đền bù ngang giá…
– Điểm khác nhau
Tuy nhiên, do có sự khác biệt về đối tượng (hàng hoá và dịch vụ) nên giữa thương mại dịch vụ và thương mại hàng hoá có những điểm khác biệt.
+ Thứ nhất, thương mại dịch vụ là khái niệm rộng, dùng để chỉ tất cả các hoạt động tạp lập, cung ứng các dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích lợi nhuận.
Còn dịch vụ thương mại lại mang một khái niệm hẹp hơn, được dùng để chỉ ho một bộ phận hoạt động trong chuỗi hoạt động của thương nhân và nó gắn liền với hoạt động thương mại. Dịch vụ thương mại hiện nay có một số ngành buôn bán sử dụng để bán sản phẩm hay dịch vụ và được sử dụng để phân biệt với hoạt động dịch vụ không magng tính thương mại.
+ Thứ hai, trong thương mại hàng hoá, việc mua bán, trao đổi hàng hoá luôn dẫn đến hệ quả pháp lí là sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua. Người mua được hưởng lợi trực tiếp từ việc khai thác các quyền năng sở hữu đối với hàng hoá.
Còn trong thương mại dịch vụ, hoạt động cung ứng dịch vụ không dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với dịch vụ.
Nó đem lại lợi ích cho bên nhận cung ứng dịch vụ bằng việc làm thuận lợi hoá hoạt động thương mại, làm thay đổi về điều kiện hay trạng thái của cá nhân hay hàng hoá thuộc sở hữu của bên đó.
+ Thứ ba, trong thương mại dịch vụ, do dịch vụ không đồng nhất và thường được thay đổi cho phù hợp với từng khách hàng hoặc từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, nên việc duy trì tính ổn định về chất lượng của việc cung ứng dịch vụ thương mại là khó khăn hơn so với việc cung cấp hàng hoá.
Thước đo để đánh giá chất lượng dịch vụ là mức độ “hài lòng” của bên nhận cung ứng dịch vụ về quá trình thực hiện công việc của bên cung ứng dịch vụ.”
+ Thứ tư, khác với thương mại hàng hoá thường có sự tách rời giữa khâu sản xuất và tiêu thụ, quá trình tạo ra và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời và trực tiếp giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.
+ Thứ năm, việc tiêu dùng dịch vụ không đem lại hiểu quả tức thời cho người sử dụng dịch vụ mà nó thường đòi hỏi cả một quá trình. Chính vì yếu tố này nên giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ thương mại thường thiết lập mối quan hệ kinh doanh lâu dài hơn so với việc cung cấp hàng hoá.
3. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại:
Một, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại
Pháp luật nước ta luôn đề cao sự bình đẳng để đảm bảo sự công bằng trong hoạt động thương mại, bởi lẽ thương nhân chính là yếu tố quan trong trọng hoạt động thương mại. Chính vì vậy mà tất cả các thướng nhân đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau không phân biệt các thương nhân dựa theo quy mô hay ngành nghề mà đối xử khác biệt, pháp luật là bình đẳng và văn minh.
Hai, nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
– Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.
– Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.
Hiện nay pháp luật nước ta đã ban hành các văn bản quy định về hoạt động thương mại, tuy nhiên vẫn ưu tiên sự thỏa thuận, tự nguyện của các bên để giải quyết. Điều này sẽ tạo cho các doanh nghiệp được tự do lựa chọn hoạt động, không bị ràng buộc bởi sự can thiệp quá sâu của nhà nước.
Ba, nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Bốn, nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật Thương mại và trong Bộ luật dân sự đã quy định, dù áp dụng bất kỳ tập quán nào đi chăng cũng phải tuân theo nguyên tắc của Luật chung.
Năm, nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
- Người tiêu dùng là đối tượng được pháp luật đặt lên bảo vệ hàng đầu. Bởi mục đích cuối cùng của hoạt động thương mại chính là phục vụ cho người tiêu dùng. Do đó, trong mọi tình huống nếu gây hại cho người tiêu dùng thì pháp luật sẽ can thiệp. Vì vậy, thương nhận thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.
- Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.
Sáu, nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại
Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.
Như vậy, trong hoạt động thương mại các chủ thể tham gia cần phải đáp ứng các nguyên tắc cơ bản trên đây để tránh trường hợp vi phạm, gây ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Đa số các nguyên tắc này đã quy định bao trùm hết tất cả các hoạt động của thương nhân trong hoạt động thương mại.
4. Vai trò của thương mại trong phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập:
Thứ nhất, thương mại thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
Từ xưa khi loài người được xuất hiện thì hoạt động thương mại đã vô tình hình thành và đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Cho đến những năm về sau con người vẫn tiếp tục sử dụng và dần nâng cấp độ cho đến nay thì hầu như đã rất phát triển. Và trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, vai trò của thương mại lại lần nữa được khẳng định như một mắt xích không thể thiếu được trong quá trình vận hành của nền kinh tế và con người. Hoạt động thương mại đã tác động tích cực thúc đẩy quá trình phân công lại lao động xã hội ở nước ta, chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất. Tiếp theo chính là sự cạnh tranh của các thương nhân với nhau về cùng hàng hóa, dịch vụ.
Thứ hai, thương mại thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Có thể khẳng định chắc chắn thương mại dịch vụ chính là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm nguyên vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng…Hoạt động thương mại đã cung cấp cho thị trường những loại máy móc thiết bị hiện đại công nghệ số. Không những vậy thương mại còn mở ra con đường tiêu thụ sản phẩm cho ngành sản xuất, thúc đẩy công nghiệp số phát triển, từ đó giúp cho các quốc gia dần liên kết lại với nhau, thực hiện tiêu thụ hàng hóa sang các quốc gia trên thế giới ngày càng mở mạng lưới. Cũng từ đó mà hoạt động thương mại thông qua cơ chế thị trường kích thích các nhà đầu tư, nhà sản xuất phải cung ứng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ, ứng dụng khoa học vào quản lý vào hoạt động sản xuất ngày một phong phú tiên tiến hơn, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra hoạt động thương mại còn mang lại những lợi ích như thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác có liên quan đến kinh tế, thúc đẩy việc phân phối các nguồn lực và mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước khác trên thế giới.
Như vậy, thương mại thật sự có một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế thị trường không chỉ nước ta mà cả thế giới. Là nòng cốt cho sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan như công ăn việc làm, tệ nạn…
* Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Thương mại năm 2005;
– Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi thủ tục hành chính tại Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại;