Thương lượng tập thể ngành là gì? Nguyên tắc, nội dung thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp? Việc tổ chức thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia?
Thương lượng tập thể là một nội dung quan trọng được pháp luật lao động quy định nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Thương lượng tập thể có thể được tiến hành trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc được tiến hành thương lượng tập thể ngành, có nhiều doanh nghiệp tham gia. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về việc tiến hành thương thương tập thể ngành, thương lượng có nhiều doanh nghiệp tham gia.
Luật sư
1. Thương lượng tập thể ngành là gì?
Thương lượng tập thể hiện nay được tiến hành theo nhiều cấp: thương lượng tập thể cấp doanh nghiệp (bao gồm thương lượng tập thể trong phạm vi từng bộ phận doanh nghiệp và thương lượng tập thể trong phạm vi doanh nghiệp); thương lượng tập thể ở cấp ngành (có thể diễn ra theo hai phạm vi thương lượng tập thể cấp ngành tại một địa phương hoặc thương lượng tập thể cấp ngành ở quy mô toàn quốc).
Thương lượng tập thể ngành ra đời dựa trên hoàn cảnh các công nhân làm cùng một công việc ở trong cùng một ngành mong muốn có mức lương bằng nhau hoặc giống nhau trong toàn ngành vì như vậy họ có thể tránh được tình huống các công nhân đơn lẻ bị người sử dụng lao động trả mức lương thấp hơn so với công nhân khác. Việc đó thúc đẩy công đoàn tiến hành chiến lược việc chuẩn hóa mức lương trong toàn ngành thông qua thương lượng tập thể cấp ở với một nhóm những người sử dụng lao động hoặc hiệp hội của ngành đó.
Thương lượng tập thể cấp ngành với ưu điểm thương lượng nhằm thống nhất được một mức lương chung trong toàn ngành trong cùng một công việc không phân biệt điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội. Người lao động làm việc trong cùng một ngành cùng tiến hành thương lượng tập thể. Còn thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia hiểu đơn giản chính là việc có nhiều doanh nghiệp cùng tập hợp để tiến hành thương lượng tập thể nhưng những doanh nghiệp này chưa đủ đại diện cho một ngành nhất định.
2. Nguyên tắc, nội dung thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp
Khoản 1 Điều 72
“1. Nguyên tắc, nội dung thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.”
Như vậy, nguyên tắc và nội dung thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia được tổ chức như đối với thương lượng tập thể trong doanh nghiệp.
Thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch. (Điều 66
Nguyên tắc bình đẳng được quy định trong Bộ luật lao động năm 2019, sửa đổi bổ sung năm 2002, năm 2006, đến
Nguyên tắc hợp tác thể hiện việc người sử dụng lao động và người lao động phối hợp với nhau, tôn trọng, hợp tác với nhau về việc tiến hành tổ chức thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia. Việc hợp tác có thể thể hiện quan việc thông báo về tổ chức, nội dung thương lượng với nhau, tiến hành trao đổi, bàn bạc,…
Thiện chí trong thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia đó chính là việc người lao động và người sử dụng lao động trung thực, thành thật mong muốn và quyết tâm tiến hành thương lượng tập thể. Việc thiện chí này được thể hiện xuyên suốt quá trình thương lượng tập thể, từ khi đàm phán, khi thương lượng tránh các tư tưởng đối đầu và tôn trọng các lợi ích phát sinh của mỗi bên.
Nguyên tắc bình đẳng thể hiện địa vị pháp lý của các bên trong thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia, người lao động và người sử dụng lao động ngang bằng nhau trong việc thương lượng; mỗi bên đều có quyền được tôn trọng, được quyền đề xuất việc thương lượng, đưa ra ý kiến, nội dung, phương thức giải quyết,… Các bên không được dùng thế mạnh của mình như thế mạnh về kinh tế, quyền lực,… để tạo sức ép cho bên còn lại.
Nguyên tắc công khai để đảm bảo tất cả người lao động được biết và tham gia ý kiến về nội dung thương lượng tập thể được tiến hành, người lao động có quyền đóng góp ý kiến phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động. Đồng thời việc công khai cũng nhằm ngăn chặn sự thao túng, mua chuộc,… giữa các bên khi tiến hành thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia.
Nguyên tắc minh bạch thể hiện ở số liệu, tài liệu mà các bên trong thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp cho nhau trước khi tiến hành thương lượng tập thể. Các số liệu, tài liệu thể hiện yêu cầu thương lượng, nội dung thương lượng,… được cung cấp phải được thể hiện rõ ràng, xuất phát từ thực tế cũng như xuất phát từ nhu cầu của các bên khi tham gia thương lượng tập thể. Đồng thời việc minh bạch này cũng được thể hiện trong quá trình tiến hành thương lượng tập thể, việc tiến hành thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia phải tuân theo trình tự, thủ tục đã được định sẵn từ trước và đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật.
Về nội dung thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thì thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia cũng có nội dung như thương lượng tập thể trong doanh nghiệp.
“Các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:
1. Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
2. Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
3. Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
4. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
5. Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
6. Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
7. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
8. Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.” (Điều 67 Bộ luật Lao động năm 2019).
Ví dụ như việc thương lượng về tiền lương, tiền thưởng … thì: Tiền lương luôn là nội dung đầu tiên mà người lao động tham gia khi bắt đầu một quan hệ lao động, nên các bên trong quan hệ lao động cần thỏa thuận về mức tiền lương theo từng loại công việc cũng như đặc thù của ngành phù hợp với sức lao động cũng như phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình thương lượng, các bên cần thỏa thuận về mức lương tối thiểu, thang bảng lương áp dụng trong ngành, trong các doanh nghiệp, phương thức điều chỉnh tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp, điều kiện nâng lương,…
So với quy định tại Điều 70 của Bộ luật lao động năm 2012, thì nội dung thương thượng tại Bộ luật Lao động năm 2019 nói chung đã được bổ sung thêm 03 khoản là khoản 5, 6, 7 và phần thương lượng về “mức lao động” tại Khoản 2 của Điều 67. Việc bổ sung quy định này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện lao động thực tế của các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo quyền con người của người lao động cũng như các lợi ích khác của người lao động và người sử dụng lao động.
3. Việc tổ chức thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia
Pháp luật hiện hành đã quy định việc các chủ thể tham gia tiến hành thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia toàn quyền quyết định về quy trình, thủ tục, trình tự cũng như cách thức tiến hành thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia tại Khoản 2 Điều 72 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
“2. Quy trình tiến hành thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia do các bên thỏa thuận quyết định, bao gồm cả việc thỏa thuận tiến hành thương lượng tập thể thông qua Hội đồng thương lượng tập thể quy định tại Điều 73 của Bộ luật này.”
Và tại Khoản 3 của Điều 72 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rõ về chủ thể có quyền quyết định thương lượng tập thể ngành đó chính là đại diện thương lượng là tổ chức công đoàn ngành và tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp ngành. Còn trường hợp thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thì đại diện thương lượng do các bên thương lượng quyết định trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận.
Vì đặc thù của việc tổ chức thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông thường có số lượng người tham gia lớn, nên việc pháp luật chỉ rõ chủ thể có quyền quyết định thương lượng tập thể là hợp lý, tránh gây những mâu thuẫn về thẩm quyền trong quá trình tiến hành thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia.