Thương lượng tập thể giữ vai trò rất quan trọng trong quan hệ lao động quan hệ lao động khi giữa người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Thương lượng tập thể không thành là gì? Quy định về thương lượng tập thể không thành?
Mục lục bài viết
1. Thương lượng tập thể không thành là gì?
Đối thoại xã hội là quá trình trao đổi thông tin rộng rãi và áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau, và trong quan hệ lao động, thì đối thoại xã hội mang ý nghĩa để các bên có thể tạo lập mối sự ổn định, hài hòa về quyền, nghĩa vụ về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động về các vấn đề như điều kiện lao động, lương thưởng,… đồng thời việc đối thoại xã hội còn giúp các bên hóa giải những khúc mắc, mâu thuẫn đã và đang tồn tại. Quan hệ lao động ngày càng phong phú, đa dạng, bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó, người lao động và người sử dụng lao động được linh hoạt trong các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trên cơ sở các quy định pháp luật.
Thương lượng tập thể được sử dụng một cách hữu hiệu để điều tiết mối quan hệ lao động giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động. Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh về quan hệ lao động nói chung và thương lượng tập thể nói riêng. Pháp luật đã tạo hành lang pháp lý để tập thể người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận các điều khoản liên quan quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong đó thỏa ước lao động tập thể chính là sản phẩm của thương lượng tập thể.
Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định (Điều 65 Bộ Luật Lao động 2019), Thương lượng tập thể góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển bền vững. Và thương lượng tập thể nhằm xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể đồng thời nhằm giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động, góp phần hạn chế tranh chấp lao động xảy ra.
“Không thành” được hiểu là việc không đạt được mục đích hoặc không tiến hành được một việc gì đó.
Từ đó có thể hiểu thương lượng tập thể không thành là việc không thể tiến hành hoặc không đạt được mục đích của thương lượng tập thể, không xác lập được những điều kiện lao động và sử dụng lao động cũng như giải quyết các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia qua hệ lao động.
2. Quy định về thương lượng tập thể không thành:
Tại Khoản 1 Điều 71
“1. Thương lượng tập thể không thành thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này;
b) Đã hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật này mà các bên không đạt được thỏa thuận;
c) Chưa hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật này nhưng các bên cùng xác định và tuyên bố về việc thương lượng tập thể không đạt được thỏa thuận.”
Như vậy, theo quy định trên thì có ba trường hợp được coi là thương lượng tập thể không thành. Bao gồm:
Thứ nhất, khi một bên từ chối thương thượng hoặc không tiến hành thương lượng. Hiểu đơn giản trong trường hợp này đó là khi phía người lao động hoặc người sử dụng lao động từ chối việc hai bên ngồi lại với nhau để thỏa thuận, thương lượng về các nội dung thương lượng tập thể. Tại điểm c, Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thì việc tham gia thương lượng tập thể là quyền của người lao động, mà đã là quyền thì người lao động có quyền lựa chọn việc tham gia hoặc không tham gia. Việc từ chối thương lượng này thể hiện rằng việc các bên không có mong muốn đạt được việc thỏa thuận chung đồng nhất. Hay việc không tiến hành thương lượng đó chính là việc các bên không thể trực tiếp ngồi lại với nhau để thỏa thuận. Khi các bên không phản hồi về yêu cầu thương lượng tập thể khi quá 7 ngày hoặc không tiến hành thương lượng khi quá thời hạn thì được coi là thương lượng tập thể không thành.
Trường hợp thứ hai được coi là thương lượng tập thể không thành đó chính là đã quá 30 ngày tính từ thời điểm bắt đầu thương lượng tập thể mà các bên không thể đi đến thống nhất chung về nội dung thương lương. Trong trường hợp này, cả bên người lao động và người sử dụng lao động đều đồng ý tiến hành thương lượng tập thể và cũng đã tiến hành hoạt động thương lượng tập thể trên thực tế. Tuy nhiên, sự khác nhau về ý chí, sự mâu thuẫn về lợi ích giữa hai bên mà không bên nào chịu giảm lợi ích của mình xuống, khiến các bên không thể đi đến thống nhất chung. Mà thương lượng tập thể phải đi đến đích cuối cùng là đi đến sự đồng nhất về nội dung thương lượng. Pháp luật đã quy định một khoảng thời gian cần thiết là 30 ngày để các bên có cơ hội, thời gian nghiên cứu, bàn luận để đi đến thống nhất chung. Mà sau thời gian này hai bên không thể thỏa thuận với nhau được thì khi đó mục đích của thương lượng tập thể không đạt được. Do vậy mà thương lượng tập thể không thành.
Trường hợp thứ ba, là dù chưa hết thời gian 30 ngày kể từ khi tiến hành thương lượng nhưng cả hai bên nhận thấy rằng dù có cùng ngồi lại thương lượng thì cũng không đạt được kiến quả chung, nên tiến hành tuyên bố thương lượng tập thể không thành. Có thể nhận thấy, trong trường hợp này, thì mâu thuẫn về lợi ích của các bên vô cùng gay gắt mà không có cách nào để giảm bớt, xoa dịu những mâu thuẫn này. Việc tuyên bố thương lượng tập thể không thành trong trường hợp này làm tránh việc lãng phí thời gian khi nhận thấy dù hết thời hạn quy định thì cũng thể thương lượng được, thay vào đó tuyên bố thương lượng tập thể không thành để có thể bước tiếp theo vào thủ tục tiếp theo.
So sánh quy định về thương lượng tập thể được quy định trong Bộ luật lao động năm 2019 và
3. Hậu quả của thương lượng tập thể không thành:
Tại Khoản 2 Điều 71 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về hậu quả khi thương lượng tập thể không thành như sau:
“2. Khi thương lượng không thành, các bên thương lượng tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này. Trong khi đang giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đại diện người lao động không được tổ chức đình công.”
Tương tự như quy định về các trường hợp thương lượng tập thể không thành, thì quy định về việc giải quyết khi thương lượng tập thể không thành cũng là quy định mới trong Bộ luật Lao động năm 2019 so với Bộ luật Lao động năm 2012.
Theo quy định trên, thì khi tiến hành thương lượng tập thể không thành, thì người lao động, người sử dụng lao động tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động. Việc giải quyết tranh chấp lao động này được tuân thủ theo quy định tại Chương XIV của Bộ luật Lao động năm 2019. Trong trường hợp này, đây chính là tranh chấp lao động về lợi ích. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động khi thương lượng tập thể không thành, thì người lao động phải tiếp tục lao động. Quy định này nhằm đảm bảo quyền của người sử dụng lao động. Vì khi hình thành quan hệ lao động, người sử dụng lao động đã phải đảm bảo những quyền của người lao động theo luật định, người lao động phải có nghĩa vụ theo hợp đồng lao động đã được giao kết. Do đó, quá trình giải quyết tranh chấp lao động khi thương lượng tập thể không thành không ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động, nên người lao động vẫn phải tiếp tục làm việc trong quá trình này.