Hiện nay như chúng ta đã biết thì vấn đề độc quyền thương hiệu là một vấn đề rất được sự quan tâm hiện nay bởi trong thời kì hội nhập và phát triển kinh tế mạnh mẽ. Có những hành vi xâm phạm tới quyền và lợi ích của một thương hiệu khác trên thị trường là điều rất dễ gặp phải.
Mục lục bài viết
1. Thương hiệu độc quyền là gì?
Độc quyền thương hiệu có nghĩa là chỉ duy nhất một mình bạn được quyền sử dụng dụng thương hiệu của mình một cách hợp pháp trong quá trình kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký bảo hộ.
Để đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu, các cá nhân, doanh nghiệp phải nộp tờ khai đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Sau khi tờ khai được nộp đúng với quy định, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ xem xét thương hiệu có đủ điều kiện bảo hộ hay không trước khi đưa ra quyết định bằng văn bản chấp nhận hay từ chối bảo hộ độc quyền cho thương hiệu.
Thương hiệu độc quyền tiếng anh là ” Exclusive brands”
2. Lợi ích khi đăng ký độc quyền:
Khi các chủ thể tiến hành đăng ký độc quyền nhãn hiệu thì tại thời điểm có quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì lúc này, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được phát sinh.
Thứ nhất: tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp được độc quyền sử dụng thương hiệu. Nếu thương hiệu đạt yêu cầu, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ cấp cho người nộp đơn (cá nhân hoặc doanh nghiệp) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Bằng độc quyền thương hiệu) và đây là tài liệu chứng minh cho việc được quyền độc quyền của người sử dụng thương hiệu
Thứ hai: là căn cứ để ngăn cản, xử lý các bên vi phạm thương hiệu. Doanh nghiệpcó thể dựa vào Bằng độc quyền để yêu cầu bên vi phạm thương hiệu của mình chấm dứt hành vi xâm phạm thương hiệu hoặc đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
Thứ ba: đăng ký độc quyền thương hiệu sẽ tạo uy tín và nâng cao sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Việc đăng ký độc quyền thương hiệu sẽ chứng minh cho khách hàng và đối tác thấy rằng doanh nghiệp có một kế hoạch phát triển bền vững và lâu dài, từ đó tạo dựng được niềm tin cần thiết.
Thứ tư, thương hiệu khi được cấp Bằng độc quyền sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp. Thương hiệu được công nhận là một loại tài sản và giá trị theo thời gian sẽ tăng tùy vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu hàng đầu thế giới có giá trị hàng trăm tỷ đô la như Apple, Google, Amazon, Microsoft, Cocacola, Sam Sung, v.v. Đặc biệt, đối với các thương hiệu trong lĩnh vực thời trang như Gucci, Chanel, YSL, v.v. thì giá trị còn cao hơn cả tài sản hữu hình của công ty sở hữu thương hiệu.
Thứ năm: thương hiệu đã được cấp Bằng độc quyền tạo cơ sở để cho thuê, bán lại hoặc nhượng quyền. Một số thương hiệu được nhượng quyền như Milano, Trung Nguyên, Tocotoco, Petrolimex, v.v.
3. Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền:
3.1. Thủ tục:
Bước 1: Lựa chọn và phân nhóm khi đăng ký thương hiệu độc quyền
Việc lựa chọn mẫu thương hiệu và phân nhóm thương hiệu đăng ký sẽ giúp khách hàng xác định được phạm vi quyền của thương hiệu, việc này còn là căn cứ để tính phí đăng ký thương hiệu độc quyền.
Bước 2: Tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký
Mục đích của việc tra cứu nhãn hiệu là căn cứ để xác định khả năng đăng ký của thương hiệu, việc tra cứu là không bắt buộc nhưng lại quan trọng đối với chủ sở hữu để chắc chắn khả năng đăng ký của thương hiệu.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền
Hồ sơ đăng ký sẽ được chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền tiến hành chuẩn bị, chi tiết hồ sơ đăng ký đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết này, quý khách có thể tham khảo.
Bước 4: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ được nộp tại Cục SHTT bằng hình thức nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên cổng thông tin của Cục SHTT.
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu
Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ, trước khi ra quyết định đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu. Trường hợp đơn đăng ký đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra
3.2. Hồ sơ:
Hồ sơ là yếu tố then chốt quyết định khả năng đăng ký thành công hay thất bại. Nếu quý khách hàng chuẩn bị thiếu hoặc sai đều sẽ bị xem là không hợp lệ. Do vậy, hãy chuẩn bị đầy đủ theo đúng thông tin mà chúng tôi cung cấp sau:
– Mẫu thương hiệu dự định đăng ký độc quyền (5 mẫu)
– Tờ khai thông tin thương hiệu đăng ký (2 bản). Vì tờ khai yêu cầu độ chính xác cao, nên nếu quý khách hàng chưa có mẫu hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp bản chính xác và đầy đủ nhất.
– Nếu quý khách hàng nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền qua bưu điện sẽ cần thêm chứng từ đã nộp đầy đủ lệ phí.
4. Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu:
Bất lợi trong các chiến dịch tiếp thị thương hiệu
Hầu hết các công ty quảng cáo, truyền thông tiếp thị hiện nay trong quá trình đàm phán ký hợp đồng dịch vụ đều yêu cầu khách hàng cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu để chắc chắn nhãn hiệu không xâm phạm quyền nhãn hiệu của doanh nghiệp khác khi quảng cáo. Bởi lẽ, nếu thật sự vi phạm thì khi khởi kiện ra cơ quan có thẩm quyền sẽ rất rắc rồi khi mà công ty quảng cáo cũng là nguyên nhân tiếp tay cho hành vi xâm phạm bản quyền.
Thiếu cơ sở pháp lý quan trọng trong giải quyết tranh chấp
Trước mỗi tranh chấp, bạn cần đưa ra những cơ sở, tài liệu thuyết phục chứng minh cho quyền lợi hợp pháp của bạn đối với nhãn hiệu đang tranh chấp. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là một cơ sở quan trọng trong việc xác định ai là chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu đó. Vậy nên, nếu bạn không đăng ký nhãn hiệu, đối thủ sẽ có ưu thế trong cuộc tranh chấp quyền sở hữu.
Bị đối thủ cạnh tranh đăng ký thương hiệu trước
Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều công ty mới được thành lập cùng kinh doanh trên một mặt hàng hay một lĩnh vực, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng nhiều. Một khi mà thương hiệu của bạn bắt đầu nhận được sự chú ý của người tiêu dùng thì kéo theo đó thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sao chép, ăn cắp thương hiệu cũng được tăng lên rất nhanh.
Người tiêu dùng thiếu sự tin tưởng
Nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền là dấu hiệu đảm bảo lòng tin cho người tiêu dùng. Dấu hiệu này vừa đảm bảo cho người tiêu dùng an tâm về trách nhiệm của doanh nghiệp vừa giúp phân biệt chống hàng giả, hàng nhái. Thương hiệu chỉ được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng độc quyền cho người đăng ký sớm nhất, vì vậy để đảm bảo lợi ích Quý doanh nghiệp hãy đăng ký độc quyền thương hiệu càng sớm càng tốt.