Thương binh làm nhà có được hỗ trợ gì không? Chính sách hỗ trợ đối với thương binh.
Thương binh làm nhà có được hỗ trợ gì không? Chính sách hỗ trợ đối với thương binh.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa luật sư:bố con là thương binh tỷ lệ 61%.gia đình cháu có một căn nhà cấp bốn đã bị hư hỏng nặng do bị mối ăn không thể ở dược,nay gia đình cháu có nguyện vọng dây mới để ở nhưng số tiền tích góp của gia đình không đủ.nếu gia đình cháu làm đơn xin hộ trợ có được các bộ,ban ngành giải quyết và giúp đỡ không ạ.nếu được thì con kính mong luật sư hướng dẫn cho gia đình con các giấy tờ thủ tục kèm theo đựợc không ạ,con xin cảm ơn ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 22/2013/QĐ-TTG hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở thì Nhà nước có những biện pháp hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng theo nguyên tắc sau:
Điều 1. Nguyên tắc hỗ trợ
1. Hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình mà người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
2. Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện; Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp và tự tổ chức xây dựng nhà ở.
3. Sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2 (đối với những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24 m2); đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng).
Đối tượng được hỗ trợ được quy định tại ĐIều 2 Quyết định 22/2013/QĐ-TTG:
Điều 2. Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ
Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này phải có đủ các điều kiện sau:
1. Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Thân nhân liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) với mức độ như sau:
a) Phải phá dỡ để xây mới nhà ở;
b) Phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.
Vậy điều kiện về chủ thể để được hỗ trợ sẽ là:
– Là người có tên trong danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý tại thời điểm Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.
– Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15 tháng 6 năm 2013 (ngày Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành) tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau:
+ Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới;
+ Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung – tường và thay mới mái nhà.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Theo đó địa phương sẽ có kế hoạch hỗ trợ theo mức hỗ trợ về nhà ở từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương):
– 40 (Bốn mươi) triệu đồng/hộ đối với trường hợp nhà ở hiện có bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mới
– 20 (Hai mươi) triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở hiện có.
Vậy trong trường hợp này muốn được hỗ trợ một phần để xây dựng hoặc sửa lại nhà cửa, gia đình bạn có thể làm đơn yêu cầu lên Ủy ban Nhân dân cấp Xã. sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Nguyên tắc hỗ trợ sẽ được đảm bảo theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTG và Điều 2 Thông tư 09/2013/TT-BXD:
Điều 2. Nguyên tắc hỗ trợ
1. Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình có một hoặc nhiều người có công với cách mạng có nhà ở bị hư hỏng, dột nát (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây mà nay nhà ở đã bị hư hỏng, dột nát) để các hộ gia đình này xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa nhà ở hiện có, bảo đảm nâng cao điều kiện nhà ở của người có công với cách mạng.
2. Việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng phải bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, bảo đảm phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ.
3. Việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình; kết hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của Trung ương và địa phương để phát huy hiệu quả chính sách.
4. Việc hỗ trợ người có công với cách mạng xây dựng mới nhà ở hoặc sửa chữa nhà ở phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
a) Đối với trường hợp nhà ở phải phá dỡ để xây dựng lại thì nhà ở mới phải bảo đảm tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng), có diện tích sử dụng tối thiểu là 30m2 (nếu là những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn 30m2 nhưng không thấp hơn 24m2), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên;
b) Đối với trường hợp nhà ở phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở thì sau khi sửa chữa phải bảo đảm tiêu chuẩn 2 cứng (khung – tường cứng, mái cứng), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên, nhưng không yêu cầu phải đúng tiêu chuẩn về diện tích sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này."
Hồ sơ yêu cầu hỗ trợ bao gồm:
– Đơn đăng ký hỗ trợ nhà ở (phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2013/TT-BXD);
– Biên bản kiểm tra hiện trạng, điều kiện nhà ở thuộc đối tượng được hỗ trợ của UBND cấp xã;
Đối với các hộ không có nhà ở, hoặc đã có nhà ở nhưng đã phá đi từ trước ngày lập hồ sơ (nhưng không trước ngày Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành ngày 15/6/2013), cần có xác nhận của UBND cấp xã.
Hồ sơ được lập và nộp về UBND xã, UBND xã có trách nhiệm tổng hợp, gửi các cơ quan cấp trên yêu cầu phê duyệt.