Thương binh khi mất có được công nhận là liệt sĩ? Chế độ trợ cấp đối với thân nhân của thương binh mất suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên mất.
Thương binh khi mất có được công nhận là liệt sĩ? Chế độ trợ cấp đối với thân nhân của thương binh mất suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên mất.
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi thương binh mất sức 61%, bố tôi mới qua đời, khi còn sống bố tôi bị co giật thần kinh lớn do ảnh hưởng vết thương ở mắt và mắc thêm bệnh Gan nên sức khỏe rất yếu. Bố tôi uống thuốc Gacdenal từ năm 1999 đến 05/ 2017. Tôi muốn hỏi luật sư, bố tôi mất có được công nhận là liệt sĩ không? Ông nội tôi là cha đẻ của bố tôi, mẹ tôi là vợ có được hưởng chế độ chính sách gì không? Nếu được thì làm giấy tờ hồ sơ như thế nào? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi năm 2012
2. Giải quyết vấn đề
Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công". Các trường hợp được công nhận là liệt sĩ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 17
"i) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B) trong các trường hợp sau:
Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát có xác nhận của cơ sở y tế.
Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;"
Khi bố bạn mất, bạn cần phải có xác nhận của bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên xác nhận về nội dung là lý do bố bạn mất do vết thương cũ của thương binh tái phát. Khi có xác nhận xong bạn làm hồ sơ xin xác nhận Liệt sĩ để hưởng các chế độ đối với thân nhân Liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
Nếu bố bạn được công nhận là liệt sĩ thì theo quy định của Khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi năm 2012 quy định thân nhân của liệt sĩ là cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì sẽ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng. Vì vậy, trong trường hợp này, ông nội bạn là cha đẻ của liệt sĩ, mẹ bạn là vợ liệt sĩ thì sẽ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.
Căn cứ theo Điều 20,
– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ: 1.318.000 đồng
– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ: 2.636.000 đồng
– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên: 3.954.000 đồng
– Trợ cấp tiền tuất đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác (diện không hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng): 1.318.000 đồng
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về trợ cấp cho thân nhân liệt sĩ: 1900.6568
Bạn có thể căn cứ vào trường hợp cụ thể để xác định mức hưởng trợ cấp đối với thân nhân liệt sĩ.
Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi:
– Giấy báo tử
– Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ
– Quyết định cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Trong trường hợp hợp bố bạn không được công nhận là liệt sĩ thì sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân thương binh khi chết. Theo quy định của Điều 32 Nghị định 31/2013/NĐ-CP thì thân nhân của thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên khi chết sẽ được hưởng chế độ:
Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi thương binh chết;
Như vậy, ông nội của bạn và mẹ của bạn từ đủ 55 tuổi trở lên sẽ được hưởng tiền trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân của thương binh.