Hiện nay, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp có thể tính theo biểu thuế toàn phần hoặc biểu thuế lũy tiến từng phần. Vậy, Thuế toàn phần là gì? Biểu thuế thu nhập cá nhân toàn phần? Các tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế toàn phần? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Thuế toàn phần là gì?
Hiện nay, thuế toàn phần cũng như thuế lũy tiến từng phần được áp dụng cực kỳ phổ biến hiện nay, tuy nhiên pháp luật hiện hành lại chưa có quy định về thuế toàn phần là gì. Căn cứ vào cách tính thuế thu nhập cá nhân của loại thu nhập áp dụng biểu thuế toàn phần thì có thể hiểu thuế toàn phần là phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân mà trong đó số thuế thu nhập mà các cá nhân này phải nộp được xác định theo thu nhập tính thuế X Mức thuế suất nhất định (Mức thuế suất này không phân biệt ít hay nhiều).
Do vậy, có thể thấy thuế toàn phần (biểu thuế toàn phần) có sự khác biệt so với biểu thuế lũy tiến từng phần. Theo đó, việc tính thuế theo lũy tiến từng phần sẽ gồm nhiều bậc thuế với các mức thuế suất khác nhau còn thuế thu nhập cá nhân áp dụng biểu thuế toàn phần chỉ có một mức thuế suất ấn định.
2. Biểu thuế thu nhập cá nhân toàn phần:
Căn cứ khoản 1 Điều 23
– Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, tiền bản quyền, nhận thừa kế, quà tặng .
– Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:
TT | Thu nhập tính thuế | Thuế suất (%) |
1 | Thu nhập từ đầu tư vốn | 5 |
2 | Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại | 5 |
3 | Thu nhập từ trúng thưởng | 10 |
4 | Thu nhập từ thừa kế, quà tặng | 10 |
5 | Thu nhập từ chuyển nhượng vốn | 20 |
6 | Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán | 0,1 |
7 | Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản | 2 |
Quý bạn đọc cần lưu ý rằng:
– Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân để tạm khấu trừ thuế thì sẽ tiến hành việc trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc được ghi trên văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam theo Biểu thuế toàn phần đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế đối với cá nhân không cư trú với thuế suất là 20%.
– Trong trường hợp khấu trừ 10% trước khi chi trả đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công gồm:
+ Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
+ Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động.
3. Các tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế toàn phần:
Tính theo biểu thuế toàn phần thì thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập tính thuế được xác định như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Lưu ý: Mức thuế suất cố định như bảng nêu tại Mục 2 nêu trên.
Trong đó, thu nhập tính thuế đối với mỗi loại thu nhập có cách xác định khác nhau, cụ thể:
3.1. Thu nhập từ trúng thưởng:
Căn cứ quy định tại Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng gồm:
+ Trúng thưởng xổ số;
+ Trúng thưởng trong các hình thức cá cược;
+ Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mãi;
+ Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
Số thuế phải nộp được xác định theo công thức: Thuế thu nhập cá nhân = 10% x (Trị giá trúng thưởng – 10 triệu đồng)
3.2. Thu nhập từ nhận thừa kế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC thu nhập tính thuế khi nhận thừa kế chỉ áp dụng đối với:
+ Thu nhập khi nhận thừa kế chứng khoán;
+ Thu nhập nhận được từ thừa kế phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh;
+ Thu nhận nhận được từ thừa kế bất động sản;
+ Thu nhập nhận được từ thừa kế tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Số thuế phải nộp được xác định theo công thức: Thuế thu nhập cá nhân = 10% x (Giá trị tài sản nhận thừa kế – 10 triệu đồng)
3.3. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản:
Các khoản thu nhập chịu thuế gồm:
+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng khác,…);
+ Các khoản thu nhập khi chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở hoặc sử dụng nhà ở;
+ Các khoản thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất (thuê quyền sử dụng đất), quyền thuê mặt nước;
+ Các khoản thu nhập khác nhận được khi chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
Số thuế phải nộp được xác định theo công thức sau: Thuế thu nhập cá nhân = 2% x Giá chuyển nhượng
4. Sự khác nhau giữa biểu thuế toàn phần và tính thuế lũy tiến từng phần:
Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC, Sự khác nhau giữa biểu thuế toàn phần và tính thuế lũy tiến từng phần được thể hiện những nội dung sau:
Tiêu chí | Thuế suất theo Biểu thuế lũy tiến từng phần | Thuế suất theo Biểu thuế toàn phần |
Khái niệm | Biểu thuế lũy tiến từng phần được hiểu là biểu thuế gồm nhiều bậc khác nhau, ứng với mỗi bậc là một mức thuế suất tương ứng. Theo các hiểu đơn giản thì thuế lũy tiến là loại thuế có tỉ suất thuế bình quân tăng khi thu nhập tăng. Thuế suất sẽ tăng dần theo từng bậc thuế và thuế sẽ được tính từng phần theo bậc thuế và mức thuế suất tương ứng với từng bậc, số thuế phải nộp là tổng số thuế tính cho từng bậc. Biểu thuế lũy tiến là cơ cấu thuế được đánh theo tỷ lệ tăng dần khi thu nhập tăng theo. Mức tăng thuế suất sẽ tăng khi mà quý bạn đọc, những người nộp thuế chuyển từ nhóm thuế thấp hơn sang nhóm cao hơn. | Thuế toàn phần (biểu thuế toàn phần) có sự khác biệt so với biểu thuế lũy tiến từng phần. Theo đó, việc tính thuế theo lũy tiến từng phần sẽ gồm nhiều bậc thuế với các mức thuế suất khác nhau còn thuế thu nhập cá nhân áp dụng biểu thuế toàn phần chỉ có một mức thuế suất ấn định. |
Trường hợp áp dụng | Việc áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần vào tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 22 Áp dụng đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương và tiền công. | Mức thuế suất toàn phần áp dụng đối với các thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định của pháp luật. Cụ thể: – Thu nhập từ nhượng quyền thương mại, bản quyền; – Thu nhập từ đầu tư vốn; – Thu nhập từ trúng thưởng; – Thu nhập từ quà tặng, thừa kế; – Thu nhập từ chuyển nhượng vốn; – Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; – Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. |
Bậc thuế | Căn cứ vào phần thu nhập tính thuế/tháng mà có các bậc thuế như sau: – Thu nhập tính thuế/tháng đến 05 triệu đồng thuế suất 5%; – Trên 10 – 18 triệu đồng/tháng thuế suất 15%; – Trên 05 – 10 triệu đồng thuế suất 10%; – Trên 18 – 32 triệu đồng/tháng thuế suất 20%; – Trên 32 – 52 triệu đồng/tháng thuế suất 25%; – Trên 52 – 80 triệu đồng/tháng thuế suất 30%; – Trên 80 triệu đồng/tháng thuế suất 35%. | Thuế suất theo Biểu thuế toàn phần chỉ có một mức thuế duy nhất: – Khoản thu nhập từ đầu tư vốn là 5%; – Khoản thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là 20%; – Khoản thu nhập từ trúng thưởng là 10%; – Khoản thu nhập từ thừa kế, quà tặng là 10%. |
Cách tính | Tổng số thuế phải nộp của thuế suất theo biểu thuế tích lũy từng phần sẽ được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng.Theo đó, bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó. | Thuế suất lũy tiến toàn phần tính toán đơn giản: Quý bạn đọc lấy tổng thu nhập thuế (x) với một thuế suất thống nhất. |
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi, bổ sung năm 2014;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
– Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và