Như chúng ta đã biết thì thuế chính là khoản thu bắt buộc được nộp vào ngân sách nhà nước, Theo đó tùy theo quy định mà có các đối tượng chịu thuế bởi các loại thuế khác nhau. Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Vai trò, đối tượng chịu thuế?
Mục lục bài viết
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thu nhập là tổng các giá trị mà một chủ thể nào đó nhận được trong nền kinh tế xã hội thông qua quá trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhất định, không phân biệt nguồn gốc hình thành từ lao động, tài sản hay đầu tư… Thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các cá nhân hoặc các pháp nhân, nhưng không phải toàn bộ thu nhập của các thể nhân và pháp nhân đều là đối tượng đánh thuế thu nhập, mà thuế thu nhập điều chỉnh hay thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là khoản thu nhập sau khi đã được miễn trừ chi phí hợp lý, hợp lệ.
Thuế thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn thu Ngân sách Nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những khoản thuế mà tổ chức kinh tế có nghĩa vụ phải đóng khi đi vào hoạt động và có thu nhập tính thuế sau khi đã trừ đi các khoản được pháp luật cho phép là những khoản chi phí hợp lý. Như vậy, Doanh nghiệp đóng thuế tạo ra nguồn thu cho Nhà nước, tạo ra sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập thuộc diện chịu thuế sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến thu nhập của các tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
2. Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:
Căn cứ
+ Doanh nghiệp đã được thành lập và cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp
+ Doanh nghiệp nước ngoài đã được thành lập và cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo pháp luật nước ngoài. Hiện nay, Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở tại Việt Nam ví dụ: chi nhánh nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài, đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài.
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập, được công nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam và có hoạt động kinh doanh.
+ Tổ chức khác có hoạt động kinh doanh, ví dụ: hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp.
Căn cứ tính thuế:
Doanh nghiệp có thể bị tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý hoặc năm (năm dương dịch). Trong một kì tính thuế, doanh thu từ hoạt động kinh doanh phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm tất cả nguồn thu nhập chịu thuế trong một kỳ tính thuế nhân với tỷ lệ thuế suất doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Doanh thu chịu thuế bao gồm tất cả doanh thu tính thuế từ hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản từ thu nhập từ việc bán hàng, thu nhập từ việc cung ứng dịch vụ, thu từ tiền gia công trừ các khoản bao gồm các khoản được cho là chi phí hợp lý và các thu nhập chịu thuế bị trừ khác theo quy định luật.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế: là đối tượng điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và thu nhập khác ví dụ chuyển nhượng bất động sản hoặc cổ phần của cổ đông.
Thuế suất được áp dụng từ ngày 1/1/2016 của doanh nghiệp từ thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%. Như vậy, nay thuế suất tính thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Tổng doanh thu tính thuế của doanh nghiệp được đăng kí và hoạt động tại Việt Nam có doanh thu trên kỳ tính thuế < 20 tỷ đồng thì doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 20%. Áp dựng thuế suất từ 32% đến 50% đối doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam. Áp dụng thuế suất đối doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như: bạch kim , vàng, bạc là 50%.
Áp dụng thuế suất 20% đối với tổ chức kinh tế mới thành lập hoặc đã thành lập lâu nhưng có năm trước liền kề Tổ chức kinh tế không hoạt động đủ 12 tháng và tổng doanh thu tính thuế trên năm được tính thuế bình quân/ tháng của doanh nghiệp <1,67 tỷ đồng thì thuế suất doanh nghiệp năm sau là 20%.
Tổ chức kinh tế mới thành lập và hoạt động trong năm nhưng không đủ 12 tháng thì vẫn phải thực hiện trách nhiệm đóng thuế thu nhập doanh nghiệp năm đó. Trước tiên, Doanh nghiệp tạm kê khai tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý với mức thuế suất phải đóng là 22%. Sau khi kết thúc một năm tài chính tính theo lịch dương, nếu doanh thu của doanh nghiệp chia bình quân < 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng mức nộp thuế suất 20%. Đối với trường hợp này thì doanh thu chịu thuế vẫn được tính trên tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp:
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành và sửa đổi đã khá nhiều lần và ngày càng làm tốt vai trò là công cụ quản lý thị trường vĩ mô một cách hiệu quả, thống nhất áp dụng đối với mọi thành phần kinh tế và mọi loại hình doanh nghiệp, cả đối tượng đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước, tạo nên một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hơn trong điều kiện nền kinh tế mới, tạo cho nền kinh tế đất nước nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp được thể hiện cụ thể:
Thứ nhất, đảm bảo nguồn thu ổn định cho Ngân sách nhà nước.
Thuế là nguồn thu chủ yếu cho Ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo trang trải cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, do đó cũng giống như các loại thuế khác, vai trò đầu tiên của thuế thu nhập doanh nghiệp là bảo đảm một nguồn thu ổn định và không nhỏ cho Ngân sách Nhà nước thông qua việc ngày càng mở rộng đối tượng chịu thuế, có khả năng bao quát được hầu hết các nguồn thu nhập phát sinh trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều loại hình thu nhập phức tạp và tinh vi hơn trước.
Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng của nhà nước trong việc quản lý ví mô nền kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh doanh.
Thông qua hệ thống ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần định hướng cho các Nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước cần khuyến khích đầu tư, từ đó thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Thứ ba, thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện vai trò đặc trưng của thuế là đảm bảo công bằng xã hội.
Là sắc thuế trực thu, thuế thu nhập doanh nghiệp có khả năng đảm bảo công bằng theo chiều dọc: đối tượng nộp thuế có thu nhập chịu thuế cao thì nộp thuế nhiều, đối tượng nôp thuế có thu nhập thấp thì nộp thuế ít. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn thì được giảm thuế, được chuyển lỗ sang những năm sau…Thuế thu nhập doanh nghiệp có nhiều mức thuế suất ưu đãi khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh, thu nhập của một cá nhân hay tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào việc cung cấp các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, công nghệ…). Sự phân hóa giàu nghèo là điều không thể tránh khỏi. Trong hoàn cảnh đó, thuế thu nhập sẽ là một biện pháp tốt để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các thành viên trong xã hội.
Thứ tư, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động của người nộp thuế.
Nhìn vào số thuế thu nhập doanh nghiệp mà đơn vị phải nộp, so sánh đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp cùng ngành ở địa phương và trong cả nước có thể đánh giá khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lãi thì mới phát sinh số thuế phải nộp nhiều và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng lớn thì số thuế thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp càng cao. Và nếu số thuế thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng lên qua các năm thì chứng tỏ doanh nghiệp có mức tăng trưởng khá và ngược lại là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang giảm sút. Như vậy thuế thuế thu nhập doanh nghiệp là một công cụ đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị một cách khá chính xác.
Thứ năm, thuế thuế thu nhập doanh nghiệp còn có vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thông qua chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế thuế thu nhập doanh nghiệp, nhà nước sẽ ưu tiên cho ngành cần phát triển để chuyển dịch, thu hút nhà đầu tư từ ngành chưa cần phát triển, phục vụ mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: