Thanh lý tài sản cố định là một trong những việc làm cần thiết để nhiều doanh nghiệp thay thế tài sản cũ không phù hợp. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thuế suất và nghĩa vụ thuế khi các doanh nghiệp tiến hành thủ tục thanh lý tài sản cố định được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thuế suất và nghĩa vụ thuế khi thanh lý tài sản cố định:
Trước hết, tài sản cố định là một trong những chế định quan trọng được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tài sản cố định hiện nay không có quy định chung, tài sản cố định đang được thực hiện theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Có thể hiểu, tài sản cố định là tài sản có thời gian sử dụng trên một năm và có giá trị sử dụng từ 30.000.000 trở lên. Thanh lý tài sản cố định cũng là một trong những hoạt động diễn ra thường xuyên và phổ biến tại các doanh nghiệp khi tài sản đã hết thời hạn khấu hao, hỏng hóc, tài sản đã cũ và không thể sử dụng được … Có thể kể đến một số loại tài sản cố định như sau:
– Tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định hữu hình là khái niệm để chỉ những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất nhất định, thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định hữu hình có khả năng tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của công ty tuy nhiên vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, các công trình kiến trúc, máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải …;
– Tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định vô hình là khái niệm để chỉ những loại tài sản không có hình thái vật chất nhất định, được thể hiện dưới một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tài sản cố định vô hình có khả năng tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như một số chi phí có liên quan trực tiếp tới hoạt động sử dụng đất, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bản quyền tác giả, bằng sáng chế …;
– Tài sản cố định thuê tài chính. Đây là khái niệm để chỉ những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê sẽ được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc có thể tiếp tục thuê theo các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận ban đầu ghi nhận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê của một loại tài sản được quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm các bên ký kết hợp đồng. Mọi tài sản cố định đi thuê nếu không thỏa mãn đầy đủ quy định của pháp luật sẽ được coi là tài sản cố định thuê hoạt động;
– Tài sản cố định tương tự. Tài sản cố định tương tự là loại tài sản cố định có công dụng tương tự cùng trong một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương với nhau.
Thuế suất và nghĩa vụ nộp thuế khi thanh lý tài sản cố định là một trong những phương diện vô cùng quan trọng. Khi thanh lý tài sản cố định, các doanh nghiệp cần phải nộp thuế, trong đó tiêu biểu là thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định:
– Khoản thu nhập từ hoạt động thanh lý tài sản cố định được xác định = doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng tài sản và thanh lý tài sản cố định – giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng hoặc thanh lý tại thời điểm chuyển nhượng/thanh lý tài sản và các khoản chi phí được trừ liên quan đến hoạt động chuyển nhượng và thanh lý tài sản đó.
Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thuế cũng đã có công văn hướng dẫn cụ thể về vấn đề thanh lý tài sản cố định. Theo đó, trong quá trình phá dỡ và thanh lý tài sản cố định là các loại trang thiết bị máy móc tuy nhiên chưa khấu hao hết, phần chênh lệch còn thiếu do chưa trích khấu hao hết hoặc phần chi phí phá dỡ có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sẽ được quyền tính vào chi phí hợp lý trong quá trình xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Theo đó, giá trị còn lại của tài sản cố định sẽ được trừ trực tiếp vào thu nhập khác và được tính là chi phí hợp lý trong quá trình xác định thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, cần phải có thành phần hồ sơ giấy tờ đầy đủ để chứng minh quy trình phá dỡ tài sản cố định.
Trong trường hợp khi thanh lý tài sản cố định, doanh nghiệp bị lỗ thì khoản lỗ này sẽ được tổng hợp trừ vào thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về thuế giá trị gia tăng khi thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng khi thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp. Theo đó, thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp cần phải nộp như sau:
– Thuế giá trị gia tăng = giá trị của tài sản x thuế suất thuế giá trị gia tăng.
– Tùy từng loại tài sản cố định, các mức thuế suất thuế giá trị gia tăng có thể bao gồm: 0%, 5% và 10%.
2. Khoản lỗ khi thanh lý tài sản cố định lạc hậu được ghi nhận vào báo cáo tài chính thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 113 của Thông tư
– Chỉ tiêu này phản ánh tổng thể các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo của các doanh nghiệp. Số liệu để có thể ghi vào chỉ tiêu này sẽ được xác định và căn cứ trên tổng số phát sinh bên Có của tài khoản số 811 (tức là tài khoản chi phí khác) đối với bên Nợ của tài khoản số 911 (tức là tài khoản xác định kết quả kinh doanh) của các doanh nghiệp trong cùng một kỳ báo cáo;
– Riêng đối với hoạt động giao dịch thanh lý tài sản cố định, nhượng bán tài sản cố định thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ được xác định là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý và nhượng bán tài sản cố định nhỏ hơn giá trị còn lại của tài sản cố định và chi phí thanh lý;
– Khi các đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản chi phí khác phát sinh từ giao dịch nội bộ đều sẽ được loại trừ.
Tóm lại, theo điều luật phân tích nêu trên, khoản lỗ khi thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận vào mục “chi phí khác” với Mã số 32 như phân tích nêu trên, và số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ được xác định là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý tài sản cố định nhỏ hơn giá trị còn lại của tài sản cố định và chi phí thanh lý.
3. Khi nào cần thanh lý tài sản cố định?
Thanh lý tài sản cố định là việc các doanh nghiệp bán những tài sản đã hết thời hạn khấu hao, những tài sản hỏng hóc, thời hạn của tài sản đó đã cũ và không thể tiếp tục được sử dụng, và những tài sản mà doanh nghiệp muốn thay thế nhằm mục đích đổi mới những tài sản tốt hơn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đạt hiệu quả cao hơn. Tài sản cố định có thể được xử lý khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Tài sản cố định đã bị hư hỏng, tài sản cố định không thể sửa chữa, sử dụng được;
– Tài sản cố định đã lạc hậu, tài sản cố định không còn phù hợp với công năng, không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp;
– Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua bán, sáp nhập, nhượng bán hoặc giải thể doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
– Thông tư
– Thông tư 28/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 và Thông tư
– Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư
– Thông tư
– Thông tư 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: