Nam nữ có quyền tự do lựa chọn nơi cư trú cũng như được sinh sống cùng với nhau và phải đảm bảo không vi phạm điều cấm về hôn nhân gia đình cũng như về vấn đề cư trú. Vậy, trường hợp nào khi thuê phòng trọ ở chung với người yêu bị cho là vi phạm pháp luật?
Mục lục bài viết
1. Nam nữ không phải là vợ chồng thì có được phép thuê phòng trọ để sống chung với nhau hay không?
Để giải đáp thắc mắc việc nam nữ không là vợ chồng nhưng có nhu cầu thuê phòng trọ để sống chung với nhau có vi phạm pháp luật hay không thì bạn đọc cần tìm hiểu thêm quy định về việc đăng ký tạm trú và liên quan đến quy định về hôn nhân gia đình. Cụ thể như sau:
– Xét về vấn đề đăng ký tạm trú: Đăng ký cư trú là thủ tục bắt buộc mà các cá nhân đến sinh sống tại một địa điểm nhất định trên lãnh thổ Việt Nam để phục vụ cho quá trình học tập, công tác làm việc. Việc công dân đăng ký nơi tạm trú được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này sẽ tiến hành làm thủ tục đăng ký tạm trú.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Cư trú 2020 quy định về việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân thì công dân hoàn toàn có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật cư trú 2020 và quy định của pháp luật có liên quan. Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Hiện nay, Nhà nước quy định những trường hợp được nêu dưới đây sẽ bị hạn chế thực hiện quyền tự do cư trú của công dân:
+ Cá nhân đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam. Việc bị áp dụng biện pháp này được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định;
+ Người đang bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án;
+ Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật đã bị kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; hoặc đối với người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
+ Trường hợp cá nhân đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng thì việc tổ chức sống chung với người yêu là hoàn toàn bị nghiêm cấm;
Ngoài ra, những người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
+ Nhận thấy cá nhân có chứa nguồn dịch bệnh gây nguy hiểm cho xã hội nếu bị lây lan ra ngoài cộng đồng;
+ Những địa điểm được sử dụng làm khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh thực hiện theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; Một số trường hợp các địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật hoặc địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ theo quy định của Luật này;
+ Và các trường hợp khác theo quy định của luật.
– Theo quy định về lĩnh vực hôn nhân gia đình:
Tại điểm c khoản 2 Điều 5
Dựa theo quy định pháp luật nêu trên thì pháp luật luôn tôn trọng quyền của công dân trong việc tự do lựa chọn cư trú và chỉ bị hạn chế trong một số trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Cư trú 2020 vừa nêu. Cùng với đó, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì chỉ cấm người đang có vợ, có chồng mà sống chung như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà sống chung với người đang có vợ, có chồng nên việc cá nhân có mong muốn thuê phòng trọ ở chung không có bị pháp luật cấm. Đương nhiên phải đảm bảo tuân thủ quy định về đăng ký nơi tạm trú, và không nằm trong trường hợp bị pháp luật nghiêm cấm.
2. Thủ tục đăng ký tạm trú thực hiện như thế nào?
Đăng ký tạm trú được thực hiện để cơ quan nhà nước có thể dễ dàng quản lý dân cư tại khu vực. Thủ tục đăng ký tạm trú được thực hiện theo hướng dẫn sau:
– Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú bao gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: Trường hợp người đăng ký là chưa đủ 18 tuổi thì trong tờ khai phải thể hiện rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
+ Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp: Hợp đồng thuê nhà trọ (Căn cứ Điều 5 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP quy định về một số giấy tờ, tài liệu được sử dụng để chứng minh chỗ ở hợp pháp).
– Nơi tiếp nhận nộp hồ sơ:
+ Hồ sơ được đem đến trực tiếp tại Công an cấp xã nơi dự kiến tạm trú để giải quyết nhanh chóng.
+ Lựa chọn nộp hồ sơ online qua Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú
– Lệ phí
Lệ phí đăng ký tạm trú quy định tại Thông tư 75/2022/TT-BTC như sau:
Nội dung | Mức thu | |
Nộp hồ sơ trực tiếp | Nộp hồ sơ online | |
Đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú cho cá nhân, hộ gia đình | 15.000 đồng | 7.000 đồng |
Đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách | 10.000 đồng | 5.000 đồng |
– Thời gian giải quyết:
Khi cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ đăng ký tạm trú thì trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thực hiện thẩm định. Sau đó, cập nhật thông tin về nơi tạm trú, thời hạn tạm trú của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú;
Cuối cùng là thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú. Với những trường hợp không đủ điều kiện để đăng ký tạm trú thì khi từ chối phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
3. Mức phạt khi thuê phòng trọ để sống chung với nhau nhưng nằm trong trường hợp vi phạm pháp luật:
3.1. Xử phạt không đăng ký tạm trú:
Theo Điều 27 Luật Cư trú, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên thì phải đăng ký tạm trú. Nếu không đăng ký tạm trú đúng quy định, công dân có thể bị phạt tiền từ 500.000 đến 01 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Như vậy, khi chuyển đến địa phương khác nơi thường trú sinh sống từ 30 ngày trở lên, bạn nên chủ động đăng ký tạm trú để không bị phạt hành chính.
3.2. Xử phạt vi phạm chế độ hôn nhân:
– Xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
+ Một người đang có vợ hoặc đang có chồng mà thực hiện việc kết hôn với người khác, hoặc bản thân mình chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
+ Xuất phát từ sự ích kỷ mà người đang có vợ hoặc đang có chồng tiến hành chung sống như vợ chồng với người khác trái với quy định pháp luật;
+ Ngoài ra, các cá nhân chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Như vậy, người đang có vợ hợp pháp mà chung sống như vợ chồng với người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Truy tố trách nhiệm hình sự:
Hành vi chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hợp pháp dẫn đến việc người đó ly hôn thì sẽ bị xử phạt theo Điều 182
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật Hình sự 2015;
– Luật Cư trú 2020;
– Luật Hôn nhân gia đình 2014;
– Nghị định số 62/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú;
–
– Thông tư số 75/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.