Hiện nay, Việt Nam với quốc gia đang phát triển do đó việc nhập khẩu ô tô, xe máy từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... vào Việt Nam ngày càng phổ biến. Thuế nhập khẩu được hiểu là thuế gián thu, nhằm thu vào các loại hàng hóa được phép xuất khẩu vào biên giới Việt Nam, theo đó các vật cụ thể được mua - bán, trao đổi như ô tô, xe máy, máy tính,... là các đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu. Vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thuế nhập khẩu xe máy cũ đã qua sử dụng là bao nhiêu %?
Mục lục bài viết
1. Thuế nhập khẩu được hiểu như thế nào?
1.1. Thuế nhập khẩu:
Thuế được hiểu là khoản tiền do các cá nhân, tổ chức nộp cho Nhà nước để góp phần chia sẻ gánh nặng chi tiêu với Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
Xét về phương diện kinh tế, thuế nhập khẩu là khoản đóng góp bằng tiền của tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật, khi có hành vi nhập khẩu hàng hóa qua biên giới một nước.
Xét về phương diện pháp lý, thuế nhập khẩu được hiểu là quan hệ phát sinh giữa Nhà nước là chủ thể thu thuế với các cá nhân, tổ chức là chủ thể nộp thuế theo đó các bên thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý đối với nhau trong quá trình hành thu thuế nhập khẩu.
1.2. Đặc điểm thuế nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu có đặc điểm nổi bật sau đây:
Thứ nhất, thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới.
Thứ hai, thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gián thu. Điều này thể hiện ở chỗ khi một nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu đó chứ không bán ra bên ngoài thì khi đó khoản thuế nhập khẩu vừa là người nộp thuế và đồng thời là người chịu thuế.
Ngược lại khi nhà nhập khẩu đã nộp xong thuế nhập khẩu và bán lại số hàng hóa đó cho người khác thì số tiền thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển sang cho người mua hàng chịu và do vậy khoản thuế nhập khẩu này có tính chất là thuế gián thu, bởi người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một.
Thứ ba, thuế nhập khẩu có chức năng đặc trưng chính là bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu. Điều này thể hiện sự khác biệt căn bản giữa thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế nội địa khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp,… Thực tế, dưới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại thì chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước của thuế xuất khẩu cũng như thuế nhập khẩu có xu hướng ngày càng giảm, từ đó giúp tạo nguồn thu ngân sách nhà nước.
1.3. Vai trò của thuế nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu cũng như các loại thuế có có ba vai trò cơ bản: Một là, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; Hai là, điều tiết hoạt động kinh tế; Ba là, hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng cơ bản của thuế nhập khẩu là đánh vào các hàng hóa nhập khẩu sau đó được cấu thành trong giá cả của hàng hóa nhập khẩu nên loại thuế này còn có một vai trò đặc thù, đó chính là bảo hộ nền sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa ngoại nhập. Do vậy, thuế nhập nhập có vai trò chủ yếu sau:
– Đối với hàng hóa nhập khẩu, do bị đánh thuế nhập khẩu nên về lý thuyết, giá cả của loại hàng hóa trên thị trường nước nhập khẩu sẽ tăng lên, trong khi đó các hàng hóa được sản xuất trong nước, do không phải chịu thuế nhập khẩu hoặc chỉ phải chịu thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu hay máy móc nhập khẩu nên giá thành sản phẩm của loại hàng hóa này có xu hướng rẻ hơn và do đó có sức cạnh tranh lớn hơn đối với hàng ngoại nhập.
– Do vậy, điều này cho thấy việc đánh thuế nhập khẩu thực chất là một biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước, khi Chính phủ nhận thấy bất lợi nghiêng về phía hàng hóa được sản xuất từ các doanh nghiệp trong nước.
2. Phân loại thuế nhập khẩu:
Việc phân loại thuế nhập khẩu căn cứ vào các yếu tố sau đây:
– Dựa vào mục đích thì chúng ta có thể chia thành: i) Thuế nhập khẩu tại nguồn thu; ii) Thuế nhập khẩu để bảo hộ; iii) Thuế nhập khẩu để trừng phạt.
– Dựa vào phạm vi tác dụng của thuế nhập khẩu có thể chia thành: i) Thuế nhập khẩu theo cam kết quốc tế; ii) Thuế nhập khẩu tự quản.
– Dựa vào các cách thức đánh thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu có thể chia thành: i) Thuế tuyển đối là thuế tính theo một số tiền nhất định cho mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; ii) Thuế theo tỷ lệ phần trăm. Theo đó, thuế theo tỷ lệ phần trăm sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá xuất nhập khẩu, thực tế dựa trên đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu; iii) Thuế hỗn hợp là trường hợp một mặt hàng được quy định đồng thời thuế theo tỷ lệ; iv) Thuế theo lượng thay thế, đây là trường hợp mặt hàng sẽ được tính thuế theo tỷ lệ và thuế theo một khoản tiền tuyệt đối,…
3. Thuế nhập khẩu xe máy cũ đã qua sử dụng là bao nhiêu %?
Đối với mặt hàng (xe máy cũ) mà áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) căn cứ tính thuế là:
– Trị giá tính thuế đối với đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được ghi trong thời khai hải quan;
– Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Số tiền thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng (xe máy cũ) ngay tại thời điểm tính thuế. Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định pháp luật về hải quan (Luật hải quan). Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, Thuế nhập khẩu xe máy cũ đã qua sử dụng khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ phải nộp 03 khoản thuế là: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng trong trường hợp nhập khẩu xe máy cũ có trên 150cm2 và thuế giá trị gia tăng và được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.
Thuế suất đối với xe máy cũ nhập khẩu sẽ bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường và thuế thuế ưu đãi đặc biệt sẽ được áp dụng như sau:
– Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
– Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa từ khi phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại đối với Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu mà có xuất xứ từ nhóm nước, nước hoặc các vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
– Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc trường hợp thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất thông thường được quy định sẽ bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng.
Đối với các trường hợp thuế suất ưu đãi bằng 0% thì Thủ tướng Chính phủ sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất, cụ thể:
– Chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; Khuyến khích nhập khẩu vật liệu, nguyên liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu;
– Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Minh bạch, đơn giản, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế;
– Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước;
– Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016.