Doanh nghiệp luôn có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cá nhân để có thể đảm nhiệm vị trí là Giám đốc, Tổng Giám đốc cần đảm bảo những điều kiện chung về trình độ, năng lực và những điều kiện khác theo luật định. Vậy có được thuê người nước ngoài làm giám đốc, tổng giám đốc không?
Mục lục bài viết
1. Pháp luật Việt Nam có cho thuê người nước ngoài làm giám đốc, tổng giám đốc không?
Nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực cũng như thế giới đang trong đà phát triển và hội nhập, nên để kịp được xu hướng này, mong muốn đạt được hiệu quả trong kinh doanh thì không ít công ty ở Việt Nam mời người nước ngoài giữ vị trí giám đốc công ty, hoạt động này sẽ thúc đẩy sự phát triển, mở rộng thị trường và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Để cá nhân là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và giữ chức danh Giám đốc, tổng Giám đốc cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Căn cứ Khoản 1 Điều 63
Tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 18/09/2023) có quy định như sau: Giám đốc điều hành là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Cá nhân này được xem trọng và làm việc với cương vị người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Đây cũng là người đứng đầu và trực tiếp điều hành ít nhất một lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
– Điều kiện để trở thành Giám đốc công ty Việt Nam cũng đã được ghi nhận tại Điều 64 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định tiêu chuẩn và điều kiện để làm giám đốc. Theo đó, để người nước ngoài làm giám đốc công ty ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
+ Để có thể đảm nhiệm chức danh này thì phải không thuộc đối tượng quy định không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
+ Liên quan đến chuyên môn: Phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định. Căn cứ theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP, người lao động nước ngoài là giám đốc điều hành phải trải qua thời gian đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
Còn trong trường hợp, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.
– Không chỉ đảm bảo những điều kiện riêng đã nêu trên mà bất kỳ cá nhân là người lao động nước ngoài khi muốn làm việc tại Việt Nam phải làm việc tại những doanh nghiệp đủ điều kiện về tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Căn cứ Điều 152
+ Để tránh sự lạm dụng việc thuê người lao động nước ngoài, cũng như giảm thiểu mất cân bằng lựa chọn nhân sự lao động thì pháp luật có quy định: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh;
Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có trách giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Đồng thời, Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng tiến hành kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, thông tin về kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, cũng như thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu. Những yếu tố này bắt buộc phải nhận được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Có thể thấy, pháp luật không nghiêm cấm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh được thuê người nước ngoài làm Giám đốc, Tổng Giám đốc. Và chỉ được thực hiện khi đủ điều kiện cơ bản được quy định, và các nghĩa vụ khác đối với hoạt động này. Cụ thể, trước khi doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài làm giám đốc công ty phải tiến hành làm văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động tới Sở Lao động Thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong văn bản giải trình doanh nghiệp phải chứng minh được người lao động nước ngoài giữ vị trí giám đốc đó đáp ứng được điều kiện làm việc và phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp thuê Giám đốc không cần cấp giấy phép lao động:
Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
– Cá nhân giữ chức danh là Giám đốc, hay Tổng Giám đốc đang là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn mà công ty này tối thiểu là có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
– Đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
– Giám đốc, hay Tổng Giám đốc khi di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải cũng không phải cấp giấy phép lao động;
– Khi tham gia lao động tại thị trường Việt Nam với mục đích cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, tiến hành theo dõi đánh giá, hỗ trợ quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
– Trường hợp ngoại lệ được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
Như vậy, Giám đốc, hay Tổng Giám đốc thuộc một trong các trường hợp đã phân tích thì sẽ không cần cấp giấy phép lao động.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép lao động:
Để hoàn tất được hồ sơ cấp mới giấy phép lao động cho chức danh quản lý là giám đốc công ty sẽ bao gồm những tài liệu sau:
– Cần chuẩn bị văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, văn bản này được thực hiện theo mẫu quy định;
– Văn bản xác nhận, chứng minh là giám đốc được chuẩn bị cần chứa các nội dung: điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương; Nghị quyết hoặc
– Một khi lựa chọn sử dụng giám đốc, tổng giám đốc là người nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải ban hành văn bản chấp thuận về việc doanh nghiệp được sử dụng lao động nước ngoài;
– Đồng thời, Quyết định bổ nhiệm người nước ngoài vào vị trí giám đốc của doanh nghiệp cũng là giấy tờ không thể thiếu để hoàn tất hồ sơ;
– Để chứng minh điều kiện về sức khỏe đủ điều kiện làm việc thì người lao động nước ngoài có giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc bệnh viện, cơ sở y tế tại Việt Nam theo quy định Bộ Y tế (trong 12 tháng gần nhất);
– Bổ sung thêm cả phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam hoặc văn bản xác nhận người nước ngoài không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp, có thời hạn không quá 6 tháng từ ngày cấp;
– Gửi kèm theo bản sao công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật (kèm theo Visa Việt Nam còn đủ thời hạn để làm giấy phép lao động);
– Cuối cùng là 2 ảnh màu (ảnh được nộp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ).
Lưu ý: Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải chuẩn bị và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao động.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: