Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành quy định trách nhiệm dân sự đối với hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền nhân thân nói chung, quyền được bảo vệ về đời sống riêng tư, bí mật gia đình, bí mật cá nhân, mặc dù đã tiếp thu, kế thừa và phát huy tiến bộ của nền khoa học pháp lý tiên tiến về nhân quyền, song vẫn cần được đặt ra các yêu cầu tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, của từng vùng miền và địa phương.
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là quyền nhân thân bất khả xâm phạm của mỗi cá nhân, không ai được xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý và cho phép. Như vậy, có thể thấy rằng “quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình” được xây dựng trên cơ sở của khái niệm “quyền về bí mật đời tư”.
Theo đó, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được quy định cụ thể tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cả nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tin và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.
Quy định này đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành. Cụ thể: Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cả nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Khoản 2 Điều 46
Điều 16
“1. Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với thông tin do mình xử lý”.
Nhận thức về quyền riêng tư trong pháp luật Việt Nam không chỉ thể hiện trong Hiến pháp. Trong Bộ luật Hình sự có quy định tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác tại Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định việc xử phạt như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện bảo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật,
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác…
Bên cạnh đó, Việt Nam đã gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Tại Điều 17 Công ước khẳng định:
“1. Không ai bị can thiệp một cách độc đoán và bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín; hoặc bị xúc phạm một cách bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.
2. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại mọi sự can thiệp và xúc phạm như vậy”.
Trong
Điều 21 quy định: “Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau”. Luật hôn nhân gia đình cũng đưa ra các quy định nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em; định mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng… Hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành của Việt Nam cũng đã quy định cụ thể:
Khoản 2 Điều 46
1- Thầy thuốc có nghĩa vụ khám bệnh chữa bệnh, kê đơn và hướng dẫn cách phòng bệnh, tự chữa bệnh cho người bệnh; phải giữ bí mật về những điều có liên quan đến bệnh tật hoặc đời tư mà mình được biết về người bệnh.
2- Thầy thuốc phải có y đức, có tinh thần trách nhiệm, tận tình cứu chữa người bệnh; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật y tế; chỉ sử dụng những phương pháp, phương tiện, dược phẩm được Bộ y tế cho phép.
3- Nghiêm cấm hành vi vô trách nhiệm trong cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người bệnh.
Về nhận thức pháp lý, các quyền nhân thân cũng chính là các quyền riêng tư vì gắn với từng người, mang thuộc tính riêng tư. Bộ luật Dân sự 2015 dành riêng một mục với 15 điều quy định chi tiết về những quyền nhân thân.
Theo đó, quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự… phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, gia đình phải được người và gia đình đó đồng ý. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân cũng được bảo đảm an toàn và bí mật.
Khi ký hợp đồng, các bên không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, giao dịch, thực hiện hợp đồng. Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín còn có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết, theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên.
Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin nào thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng tải thông tin xấu đó có trách nhiệm phải hủy bỏ, gỡ bỏ thông tin, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đó. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu, người bị đưa tin có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng. Cùng với quyền yêu cầu bác bỏ thông tin xấu, người bị đưa tin còn có quyền yêu cầu người đã sử dụng, đăng tải thông tin có trách nhiệm xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Thực tế cho thấy, quyền riêng tư có liên quan nhiều tới việc sử dụng hình ảnh cá nhân, vì thế việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người có hình ảnh đó đồng ý. Nếu sử dụng hình ảnh cá nhân vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự, người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, luật dân sự cũng có quy định về những trường hợp không cần sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của người có hình ảnh mà vẫn được sử dụng, bao gồm: hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng như hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, phỏng vấn, họp báo, hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng… và các sinh hoạt cộng đồng mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh, không vi phạm bản quyền.
Nhận thức pháp lý về quyền riêng tư còn bao gồm các quyền liên quan đến sinh lý thể chất và giới tính. Hiến pháp và pháp luật dân sự Việt Nam quy định cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa, người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người, thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người, thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện. Ngay khi một người có cái chết bất thường thì quyền riêng tư của họ vẫn được bảo vệ.
Luật dân sự quy định việc khám nghiệm tử thi chỉ được thực hiện trong hai trường hợp sau: thứ nhất, có quyết định của người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; thứ hai, khi có sự đồng ý của người đó trước khi chết hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ trong trường hợp không có ý kiến của người đó trước khi chết. Ngày nay, quyền chuyển đổi giới tính cũng bắt đầu được xem là quyền riêng tư của người chuyển giới. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.
Như vậy, có thể thấy rằng, Hiến pháp – văn bản pháp lý có giá trị cao nhất đã ghi nhận và bảo vệ cho quyền nhân thân cơ bản của cá nhân trong đó có quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân. Tuy nhiên, với tính chất là một văn bản nguồn, là cơ sở, nền tảng để xây dựng các đạo luật chuyên ngành, Hiến pháp cũng chưa đề cập rõ khái niệm “quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là gì” mà ở đây chỉ mang tính chất liệt kê rằng cá nhân có những quyền cơ bản đó. Thể chế hoá tinh thần của Hiến pháp năm 2013, BLDS năm 2015, Điều 38, khoản 1 quy định: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ…”. Theo quy định tại Điều 38 BLDS năm 2015, ta có thể hiểu khái quát về bí mật đời tư như sau: “Bí mật đời tư của một cá nhân là các thông tin, tài liệu nói về những điều thầm kín riêng tư của cá nhân mà người đó không muốn tiết lộ cho người khác biết”. Có thể dựa vào các tiêu chỉ sau đây để làm căn cứ xác định một thông tin, tài liệu có phải là bí mật đời tư hay không:
Thứ nhất, thông tin, tài liệu đó phải nói về thuần túy cuộc sống riêng tư, thầm kín của cá nhân. Đây là yếu tố thể hiện rõ nhất tính “đời tư” của cá nhân. Mỗi người đều có một cuộc sống về cả thể chất lẫn tinh thần riêng, không hề có ai giống ai, ai cũng có đời sống riêng, bí mật riêng, đời tư riêng, gia đình riêng. Bất cứ ai cũng không thể xâm phạm cũng như tác động thay đổi đời sống cá nhân của những người khác. Tuy nhiên, việc biết và lan truyền những thông tin về cuộc sống riêng tư, thầm kín của cá nhân của người khác lại làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính những người đó. Nó thể hiện ở việc làm ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của cá nhân thậm chí dẫn đến thái độ kỳ thị của xã hội đối với cá nhân đó. Điển hình như việc công khai thông tin về việc người khác thuộc giới tính thứ 3 trong hoàn cảnh xã hội còn đang có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, thậm chí là kỳ thị sẽ làm cho người bị công khai thông tin có thể bị xa lánh, tách khỏi xã hội, họ mặc cảm với bản thân, từ đó sống cuộc sống cô độc với cộng đồng.
Thứ hai, những thông tin, tài liệu này không bắt buộc phải công khai cho mọi người biết. Khi nói tới cuộc sống riêng tư, thầm kín của cá nhân, ta có thể hiểu rằng đó là những bí mật liên quan đến một cá nhân, một chủ thể mà cá nhân, chủ thể đó không muốn để cho ai biết. Những điều thầm kín, riêng tư này có thể được thể hiện ra thông qua hình thức các thông tin, các tài liệu như nhật ký, những bức thư kể cả đó là email. Những cá nhân này có những biện pháp giữ gìn những thông tin, tài liệu đó không để những người khác biết được. Chủ nhân của những thông tin, tài liệu này không có nghĩa vụ phải công khai bất cứ thứ gì liên quan cũng như chính những thông tin, tài liệu này. Điều này hoàn toàn phù hợp với tính bí mật cũng như tính “đời tư” của cá nhân. Cá nhân hoàn toàn có quyền quyết định tới việc có công khai hay không đời sống riêng tư của mình.
Thứ ba, việc giấu kín những thông tin, tài liệu này không làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, của xã hội và của cá nhân khác. Lợi ích của Nhà nước và lợi ích của xã hội là lợi ích của chung, được đảm bảo hơn quyền lợi của cá nhân. Việc cá nhân giấu kín những thông tin, tài liệu liên quan đến đời sống cá nhân của chính họ mà ảnh hưởng tới lợi ích chung của xã hội, lợi ích của nhà nước thì sẽ không được bảo vệ. Việc xem xét yếu tố này là hoàn toàn phù hợp, pháp luật bảo vệ quyền bí mật đời tư của cá nhân, những tài liệu và thông tin bí mật của cá nhân chỉ khi những thông tin, tài liệu đó là hợp pháp, mà tính hợp pháp được xem xét đầu tiên dựa trên việc không làm ảnh hưởng đến lợi ích của bất kỳ chủ thể nào khác đặc biệt là nhà nước và xã hội. Trách nhiệm hình sự khi xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích công dân trong đó có quyền được bảo vệ về đời tư, tuỳ vào mức độ hành vi vi phạm đều bị pháp luật xử lý (về hành chính hoặc về hình sự). Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định hai tội danh liên quan đến đến nhóm quyền này, đó là: Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158) và Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159). Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động Tố tụng hình sự là phải bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của công dân. Điều 12
Khoản 1 Điều 195, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định: “Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cổ tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến. Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản”.
Luật Trẻ em năm 2016 đã có quy định cụ thể về QRT của trẻ em: “Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tin và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư” (Điều 21). Luật Báo chí năm 2016 cũng cấm đăng, phát thông tin có nội dung “ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em” (Khoản 9 Điều 9).
Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, ghi nhận: “Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại, địa chỉ thư tin cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em” (Điều 33).
Về bảo vệ QRT của trẻ em, Luật Trẻ em năm 2016 xác định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật” (Khoản 2, Điều 54). Đồng thời, hành vi công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm” (Điều 6).
Luật An ninh mạng năm 2018 cũng quy định về bảo vệ QRT của trẻ em trên không gian mạng (Điều 30): “Trẻ em có quyền được bảo vệ, quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội, quyền vui chơi, giải trí, quyền bí mật đời sống riêng tư và các quyền trẻ em khác khi tham gia trên môi trường mạng” và “chủ quản hệ thống thông tin, cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do cơ quan, tổ chức cung cấp, không để gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; tiến hành ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em” (khoản 2). Các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng không chỉ là các chủ thể có thẩm quyền, mà còn là “cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em” đều có trách nhiệm bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em. Điều 129
Như vậy, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là một trong những quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân cụ thể, quyền này đã được quy định trong các văn bản pháp lý nhằm bảo vệ tuyệt đối quyền các quyền nhân thân của cá nhân, trong đó có quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.