Quy định về trách nhiệm dân sự đối với hợp đông? Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng? Thực trạng pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng?
Hợp đồng như chúng ta đã biết thì đó là sự thỏa thuận giữa các bên về thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, bên cạnh đó phải chịu các hậu quả pháp lý nếu vi phạm các quy định về hợp đồng hay các vi phạm không thực hiện đúng theo giao kết hợp đồng gây ra các hậu quả bất lợi đối với bên còn lại. Vậy Thực trạng pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng được quy định như thế nào? Dưới bài viết này chúng tôi xin cung cấp các thông tin cần thiết nhất dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
Tư vấn pháp luật Dân sự miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Quy định về trách nhiệm dân sự đối với hợp đông
1.1. Trách nhiệm dân sự là gì?
Trách nhiệm có thể được hiểu là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả, và cách hiểu khác đó là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, và nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả theo quy định của pháp luật.
Đối với các Trách nhiệm pháp lý được đặt ra và khi đó trách nhiệm đã được điều chỉnh và bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và “hậu quả” này sẽ là “ hậu quả bất lợi” được áp dụng đối với những người phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định và đối với các Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật và đó là hậu quả của hành vi vi phạm đồng thời trách nhiệm pháp lý thể hiện được sự răn đe đối với những hành vi vi phạm và thể hiện sự răn đe của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật đề ra
Như vậy, khái niệm tiếp theo cần tiếp cận đó là thế nào là trách nhiệm pháp lý? và các loại Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với các chủ thể vi phạm pháp luật mà theo đó. được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
1.2. Đặc điểm của trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự được hiểu là một trách nhiệm pháp lý cho nên nó sẽ mang những đặc tính nói chung của trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. bên cạnh đó trách nhiệm dân sự nói riêng nên sẽ có những đặc điểm riêng biệt thuộc về trách nhiệm dân sự được quy định, bao gồm các đặc điểm như sau:
Thứ nhất: Về Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự phải là hành vi vi phạm pháp luật dân sự, được hiểu Đó là việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự theo quy định của bộ luật dân sự
Thứ hai: Trách nhiệm dân sự là biện pháp cưỡng chế mang tính tài sản. và trách nhiệm dân sự Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự mục đích mà các bên hướng đến là lợi ích. Theo đó có thể nhận định được các lợi ích mà các bên hướng tới sẽ mang tính tìa sản và đó là trách nhiệm bù đắp cho bên bị vi phạm một lợi ích nhất định từ bên vi phạm theo quy định của pháp luật
Thứ ba: Đối với yêu cầu về Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của bên vi phạm trước bên có quyền, và các lợi ích bị xâm phạm
Thứ tư: Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự ngoài người vi phạm nghĩa vụ còn có thể là những chủ thể khác cụ thể đó là các Pháp nhân, cơ quan, tổ chức, người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên…được quy định
Thứ năm: Về Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu có thể là việc phải thực hiện nghĩa vụ, và việc thực hiện đúng và thực hiện đủ nghĩa vụ và nếu có thệt hại thực tế từ vi phạm đó thì sẽ phát sinh thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
Thứ sáu: vè Trách nhiệm dân sự nhằm đền bù hoặc khôi phục lại quyền và lợi ích bị xâm phạm theo quy định của pháp luật và cụ thể tại Bộ Luật dân sự quy đinh.
2. Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng
2.1. Trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng do thỏa thuận
Hợp đồng về bản chất đó là sự thỏa thuận của hai bên, mà do đó pháp luật Hợp đồng rất tôn trọng quyền thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng. đối với Hai bên trong hợp đồng có thể tự do thỏa thuận điều khoản miễn trách nhiệm. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý các vấn đề sau:
+ Việc Thỏa thuận miễn trách nhiệm có thể được ghi trong hợp đồng hoặc
2.2. Trường hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng
Trong trường hợp này thì sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của bên vi phạm, và sự kiện bất khả kháng thì không thể lường trước được và không thể khắc phục được cho dù bên bị vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục, nó bao gồm nhưng không giới hạn các trường hợp như bão lụt, hạn hán, đình công, bạo loạn… và Khi xảy ra các trường hợp bất khả kháng bên vi phạm có trách nhiệm thông báo cho bên kia trong một thời hạn hợp lý theo quy định
Trường hợp này thì Các bên có thể kéo dài thêm thời gian thực hiện hợp đồng, và Ngoài ra nếu quá thời hạn nêu trên mà vẫn không thể thực hiện hợp đồng thì các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2.3. Trường hợp miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm của bên vi phạm hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm
Đây là trường hợp một bên vi phạm Hợp đồng nhưng nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm đó là do lỗi cua bên bị vi phạm. Tuy nhiên pháp luật không quy định trường hợp một bên vi phạm hợp đồng do hoàn toàn lỗi của bên thứ 3, do đó trong trường hợp này tuy rằng bên bị vi phạm không có lỗi trong việc gây ra vi phạm Hợp đồng nhưng vẫn không được miễn trách nhiệm.
Ví dụ: Công ty N ký hợp đồng mua 10 tấn thiếc với công ty M. Hai bên thỏa thuận bên N sẽ ứng trước cho bên M 50 % giá trị hợp đồng để bên M lấy kinh phí khai thác thiếc. Tuy nhiên, công ty N đã không chuyển tiền ứng trước cho bên M, do đó bên M không khai thác kịp tiến độ và không giao hàng đúng hạn cho bên N. Trường hợp này tuy bên B giao hàng chậm nhưng lại được miễn trách nhiệm.
2.4 Trường hợp miễn trách nhiệm do quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Đối vói các trường hợp miễn trách nhiệm do quyết định của cơ quan nhà nước khiến cho các bên không thể thực hiện Hợp đồng dẫn đến sự vi phạm Hợp đồng. Bên cạnh đó thời điểm giao kết hợp đồng các bên không biết đến quyết định của cơ quan nhà nước, nếu đã biết mà vẫn tiếp tục ký kết hợp đồng thì không được miễn trách nhiệm theo quy định
3. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng
Thực tiễn cho thấy trong những năm gần đây, các vụ án về tranh chấp do vi phạm hợp đồng chiếm một tỉ lệ khá cao trong số các vụ án dân sự đã được thụ lý giải quyết. Công tác xét xử của Tòa án đang ngày càng được nâng cao về cả cơ sở vạt chất lẫn trình độ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán. Nhiều vụ án đã được giải quyết, đảm bảo quyền lợi của các bên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại những vướng mắc bất cập, nổi bật lên mội số vấn đề sau:
Thứ nhất,
Thứ hai, là vấn đề về hiệu lực của hợp đồng do Tòa án tuyên. Việc Tòa án tuyên bố một hợp đồng vô hiệu hay có hiệu lực vô cùng quan trọng, đòi hỏi phải thật chính xác, mới có thể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, song trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp Tòa án đưa ra những phát xét chưa chính xác về hiệu lực của hợp đồng.
Thứ ba, quy định về lãi suất và lãi suất nợ quá hạn: Cách tính lãi suất của Bộ luật dân sự năm 2015 so với năm 1995 chưa thực sự phù hợp với các quy định của Ngân hàng về lãi suất, đẫn đến việc nhiều Tòa án còn lung túng trong việc áp dụng cách tính lãi suất đối với các hợp đồng vay tài sản, tín dụng…
Thứ tư, trên thục tế, không chỉ xảy ra hiện tượng Tòa án áp dụng pháp luật chưa thực sự chính xác dẫn đến không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, mà trong nhiều trường hợp, do sự kém hiểu biết về pháp luật hay sự chủ quan của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng, chính họ đã tự đặt mình vào tình thế bất lợi trước đối phương. Đối với các loại hợp đồng pháp luật yêu càu công chứng, chứng thực chuyển quyền sở hữu, chẳng hạn như các hợp đồng mua bán chuyển nhượng bất động sản. Nhiều khi giá cả tăng cao, bên bán không muốn bán nên không tiếp tục hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu và yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng. Trường hợp này, Toà án sẽ hủy hợp đồng và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu, chính vì vậy gây ra nhiều thiệt thòi cho bên mua khi họ không hề vi phạm hợp đồng.