Thực trạng hoạt động nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng có quyền thực hiện hoạt động nhận tiền gửi.
Thực trạng hoạt động nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng có quyền thực hiện hoạt động nhận tiền gửi.
Thành tựu và hạn chế trong hoạt động nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng.
Sau thời gian hoạt động, thực hiện những quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, hoạt động nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng ở nước ta đã đạt được 1 số thành tưu nhất định, xong bên cạnh đó vẫn còn 1 vài hạn chế cần được giải quyết.
1. Thành tựu.
Hiện nay trong hệ thốngcác tổ chức tín dụng Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại nhà nước , 1 ngân hàng chính sách xã hội, 6 ngân hàng liên doanh, 38 ngân hàng thương mại cổ phần, 47 ngân hàng chi nhánh nước ngoài, 14 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở . Tính đến cuối tháng 6/2008 có 53 bộ hồ sơ xin thành lập ngân hàng, trong đó có 23 bộ hồ sơ trong nước. Hệ thống các ngân hàng hoạt động rộng khắp tại hầu hết các tính thành phố trên toàn quốc và tại các vùng kinh tế trọng điểm, điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn.
Tỉ lệ huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi qua các năm đều tăng cao hơn so với năm trước, các tỏ chức tín dụng đã tăng cường hình thức huy động vốn , đa dạng hóa các loại hình, tạo điều kiện thu hút khách hàng,
Trong tháng 12/2012 Ngân hàng nhà nước cho biết đã tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng tích cực , chủ động, linh hoạt, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng và kiền chế lạm phát của chính phủ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tín dụng cạnh tranh mở rộng huy động vốn bằng nhiều hình thức và giải pháp khác nhau, trước hết là việc mở rộng mạng lưới, chi nhành và phòng giao dịch trên toàn quốc, đảm bảo gần dân, sát dân, thuận tiện cho các cá nhân và tổ chức thuận tiện khi tham gia vào các hoạt độngnhận tiền gửi.
– Kết quả đạt được trong huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng ở 1 số địa phương.
Trên địa bàn thành phố hà nội với điều kiện thuận lợi, dân số đông, điều kiện địa hình lợi thế…đây là nơi tập trung hầu hết của tổng công ty nhà nước, công ty nước ngoài, công ty liên doanh, tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh qua các năm. Đến hết tháng 8/2003tăng gấp 4 lần so với 1997, các tổ chức tín dụng đã có các giải pháp để mở rộng huy động vốn.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm hơn 50% tổng số dư tiền gửi hàng năm tại các ngân hàng thương mại, đến giữa năm 2003 tăng 3,5 lần so với 1997
Đối với hoạt động nhận tiền gửi là một mặt của quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn trong kinh doanh của tổ chức tín dụng, cùng hoạt động tín dụng và 1 số hoạt động khác có liên quan trong quá trình tạo lợi nhuận cho các ngân hàng, vì thế hoạt động huy động vốn bằng nhân tiền gửi của các tổ chức tín dụng phải được đặt trong mối quan hệ với hoạt động cho vay, thanh toán.
Thực tiễn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế ngày càng tăng, năm 2002 tăng trưởng 33,1 % so với 2001 gấp 2,4 lần so với 1999.
Trên địa bàn cả nước, với những nỗ lực chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động liên tục ở mức cao, giai đoạn 1991-1995 tổng số vốn huy động được qua ngân hàng nhà nước chiếm 15% GDP sang giai đoạn 1995-2000 lên 22% GDP, hệ thống quỹ tín dụng tăng nhanh, từ khi thành lập thí điểm 1998 tới nay có 998 quỹ tại 51 tỉnh, thành phố, quỹ tín dụng nhân dân trung ương đã tăng mạnh, phát triển thành mạng lưới với 24 chi nhánh trên toàn quốc. 30/6/2003 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong hệ thống đã thu hút được 2835 tỷ vốn huy động tại chỗ trong tổng nguồn vốn 4091 tỷ đồng.
2. Hạn chế trong hoạt động nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng.
Thứ nhất: Công nghệ ngân hàng hiện đại và dịch vụ tuy đã có bước phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) còn ở mức cao, giá vàng còn biến động…dẫn tới hiện tượng người dân chuyển sang đầu tư bất động sản, tích trữ vàng, hoặc USD, thêm vào đó xu hướng tăng lãi xuất USD tại Mỹ đã làm tăng tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế gây nhiều sức ép lớn lên lãi xuất đối với đồng Việt Nam.
Khi vàng được tích trữ, thì vàng được sử dụng rộng rãi trong thị trường , trong thanh toán đặc biệt là trong mua bán bất động sản.
Ngân hàng có thẻ huy động tiết kiệm đối với loại này, và nếu thành công thì nó sẽ tạo được bước đột phá mới trong việc huy động vốn, nguồn vón của ngân hàng lúc đó rất lớn , ngân hàng có nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động đầu tư , cung cấp vốn cho những người cần vốn. Tuy nhiên cách huy động này còn khá mới mẻ, và tổ chức tín dụngphải vừa nghiên cứu làm sao để vừa bảo đảm quyền lợi cho khách hàng vừa có được lợi nhuận.
Thứ hai: Cơ chế điều hành ,công cụ chính sách chưa linh hoạt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng tại ngân hàng nhà nước còn chưa cao gây nên lãi xuất huy động vốn ngoại tệ chưa thực sự hấp dẫn người dân.
Thứ ba: Về hoạt động huy động tiết kiệm tiền gửi trung và dài hạn có tính tới yếu tố lạm phát . Một điều dễ nhận thấy là các khoản tiết kiệm đều có kì hạn ngắn, người gửi tiền lo lạm phát , lo sự mất giá của đồng tiền thì khoản tiền gửi của mình sẽ không được an toàn. Để giải quyết điều này và để giải quyết tối đa các nguồn vốn trung và dài hạn , ngân hàng ngoài phần bảo đảm tiền gửi thường có còn nên có hình thức bảo đảm giá trị vốn gốc theo giá trị danh nghĩa. Tỷ lệ lạm phát danh nghĩa này được căn cứ theo thông báo của các cơ quan chức năng, với việc bảo đảm như vậy, các tổ chức tín dụng sẽ thu được một lượng vốn trung và dài hạn rất lớn từ sự an tâm , chắc chắn của những người có vốn.
Ngoài ra ngân hàng nên mở rộng các hình thức huy động như séc cá nhân và thẻ thanh toán, ngân hàng tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân, tăng cường sử dụng các phương tiện này.
Ngân hàng có những chính sách ưu đãi cho những khách hàng quen thuộc , đối với thẻ thanh toán, ngân hàng phải chọn loại thẻ mà chi phí cho việc đầu tư trang thiết bị, kĩ thuật in ấn và phát hành thẻ phù hợp với khả năng của ngân hàng và khách hàng. Đồng thời phải xây dựng một hệ thống đồng bộ bao gồm các máy tính, máy rút tiền tự động…một hình thức huy động vốn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ tư: Các quy định về nhận tiền gửi đối với mỗi loại hình tổ chức tín dụng hiện nay là chưa bảo đảm tính khoa học.
– Pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi có tình trạng trên buông, dưới thắt, hạn chế quyền của tổ chức tín dụng được văn bản pháp luật có hiệu lực cao hơn quy định, chẳng hạn quy định về quyền huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được quy định trong nghị định và trong các thông tư hướng dẫn.
– Pháp luật huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng còn phân biệt đối xử không đảm bảo tính bình đẳng trong kinh doanh và không phù hợp với pháp luật quốc tế. Điều này thể hiện rõ trong quy định về quyền nhận tiền gửi của chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và ngân hàng liên doanh
– Quy định của pháp luật hiện hành về quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng còn không rõ ràng, thiếu chuẩn mực chung, điều này thể hiện ngay trong các quy định về quyền nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định ngay trong luật các tổ chức tín dụng đã không thống nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
–Áp dụng việc kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng
– Quy định về tổ chức tín dụng cho vay bằng ngoại tệ
– Quy định pháp luật về công ty con của tổ chức tín dụng
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài