Đăc điểm của chính sách thương mại quốc tế? Thực trạng chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam? Cấu trúc của chính sách thương mại quốc tế?
Khi nền kinh tế của các quốc gia đang được xây dựng trên một nền kinh tế mở của thì với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp hay gọi là các hãng phân phối hàng hoá sản xuất ở nước ngoài trên thị trường nội địa sẽ kéo theo những tác động của thị trường ngoài nước đến thị trường nước ta. Sự tác động của các doanh nghiệp nước ngoài với những tác động đó tỷ lệ với tỷ trọng của các doanh nghiệp nước ngoài trong nền kinh tế nói chung và hoạt động thương mại nói riêng sẽ tạo những tác động khác nhau tới một nền kinh tế và từ đó sẽ có những biến đổi khác nhau. Vậy đối với Việt Nam thì thương mại quốc tế đã ảnh hưởng như thế nào và Việt Nam đã có các cchính sách thương mại quốc tế ra sao? Hay cũng chúng tôi tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Đăc điểm của chính sách thương mại quốc tế?
Những chính sách mà Chính phủ thông qua về thương mại quốc tế được nhận định và gọi chung với tên gọi là chính sách thương mại quốc tế.
Hệ thống các chính sách thương mại quốc tế dựa theo Trung tâm kinh tế quốc tế của Úc (CEI) sẽ bao gồm các quy định về thương mại, chính sách về xuất khẩu, hệ thống thuế và các chính sách hỗ trợ khác.
+ Hệ thống các quy định liên quan đến thương mại; hệ thống giấy phép, chính sách đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước; việc kiểm soát hàng hóa theo các quy định cấm xuất, cấm nhập… đó được nhậ định là các nội dung có trong các quy định về thương mại.
+ Đối với một quốc gia thì chính sách xuất nhập khẩu được biết đến với nội dung là khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu và cũng có thể là hạn chế xuất khẩu hay nhập khẩu tùy theo các giai đoạn và mặt hàng. Tuy nhiên, các chính phủ áp dụng các biện pháp như miễn thuế, hoàn thuế, tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu… thì mới có thể thực hiện hoạt động khuyến khích xuất khẩu. Còn đối với việc các chính phủ hạn chế xuất khẩu thì có thể áp dụng lệnh cấm xuất, hệ thống giấy phép, các quy định liểm soát khối lượng hay quy định về cơ quan xuất khẩu và các quy định về thuế đối với xuất khẩu.
+ Bên cạnh đó còn có các chính sách khác như: bảo đảm tín dụng xuất khẩu và cho phép khấu hao nhanh, các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư bằng các khoản đầu tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, hoạt động hỗ trợ từ các tổ chức xúc tiến thương mại…
2. Thực trạng chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam?
Trong xu thế nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới hiện nay thì đối với những mặt hàng là hàng hóa cơ bản đã có những ảnh hưởng lớn đến thị trường hàng hoá khác như xăng, dầu, vốn, các sản phẩm đầu vào trung gian cho các ngành sản xuất trong nước đã được nhận định là “nhạy cảm” hơn đối với những tác động của thị trường ngoài nước. Bên cạnh đó thì xu hướng thi trường đang phát triển một cách khác quan khi bối cảnh chính trị trên thế giới và đường lối phát triển kinh tế của Đảng cũng sẽ tác động tới quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta trên 5 khía cạnh sau:
– Thứ nhất: cơ chế quản lý và chính sách phải được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc này sẽ được thể hiện thông qua các chính sach xuất nhập khẩu hàng hóa theo như quy định. Do đó việc tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu và quản lý tốt nhập khẩu là một trong những chính sách xuất nhập khẩu được dự định là sẽ phải tạo. bên cạnh đó cần phải khuyến khích được việc nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại và công nghệ cao nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Đối với thị trường trong nước phải góp phần thúc đẩy thị trường phát triển là nhận định của chính sách thương mại. Đồng thời cần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
– Thứ hai: các cơ quan có thẩm quyền cần phải thể hiện được một cách nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức tổ chức kinh doanh thông qua các cơ chế và chính sách quản lý thị trường để cùng phát triển lâu dài, hợp và và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
– Thứ ba: Quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta phải góp phần thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản.
– Thứ tư: Nước ta phải dựa trên nền tảng của sự tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về thương mại đối với nền kinh tế như đổi mới kế hoạch hoá, cải cách hệ thống thuế và các cải cách trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
– Thứ năm: phải xây dựng cơ chế lựa chọn và kết nối hiệu quả để liên kết các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa.
Bên cạnh đó cần phải có các chính sách để các doanh nghiệp trong nước đủ điều kiện có thể tham gia các FTA thế hệ mới. Từ chính sách mới này sẽ tạo cho Việt Nam được vào chơi trên một sân chơi đẳng cấp, sân chơi của các đại gia. Lấy đó làm nền tảng phát triển để chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để kết nối sâu hơn với kinh tế toàn cầu hoá và có cơ hội phát triển nhanh hơn. Không có hệ thống pháp luật, không có môi trường kinh doanh phù hợp thì không thể khai thác được lợi thế. Do đó, để có thể phát triển cùng các quốc gia khác trên thế giới thì việc chúng ta cần làm ngay lúc này là xoá bỏ tư duy kiểu cũ và nhập cuộc với tư duy kinh tế toàn cầu hoá, kinh tế thị trường.
Hoàn thiện thể chế thương mại là qua trình điều chỉnh các quy định, chính sách và luật pháp trong nước để gia tăng mức độ phù hợp với thể chế thương mại toàn cầu. Nhưng để có thể hoàn thiện thể chế thương mại thì chúng ta cần phải hiện đại hoá, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cho phù hợp với những yêu cầu mới này.
3. Cấu trúc của chính sách thương mại quốc tế?
Theo như mặt bằng cung thì chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia gồm các bộ phận khác nhau và có liên quan, tác động qua lại với nhau. Có thể khái quát ở 3 bộ phận chính sau: chính sách mặt hàng, chính sách thị trường, chỉnh sách hỗ trợ,…
Thứ nhẩt, chính sách mặt hàng: theo như quy định của mỗi quốc gia thì chính sách này sẽ bao gồm các nội dung khác nhau như đa phần trong chính sách này sẽ bao gồm danh mục các mặt hàng được chú trọng trong việc xuất nhập khẩu. Bởi vì những mặt hàng này được thiết lập sao cho phù hợp với trình độ phát triển và đặc điểm của nền kinh tế đất nước. Cũng chính bởi thế mà trong chính sách thương mại quốc tế nói chung và chính sách mặt hàng nói riêng thì các mặt hàng cần hạn chế hoặc phải cấm xuất nhập khẩu trong một thời gian nhất định.
Bởi lẽ, có các chính sách này là do những đòi hỏi khách quan của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và yêu cầu của việc đảm bảo an ninh, an toàn xã hội mà mỗi quốc gia phải tuân thủ và thực hiện đúng theo như các quy định của pháp luật. Trong chính sách mặt hàng cũng cần đặc biệt lưu ý việc xác định rõ mặt hàng truyền thống, mặt hàng trọng điểm, mũi nhọn, chủ lực và mặt hàng mới.
Thứ hai, chính sách thị trường: theo như quy định của mỗi quốc gia thì chính sách này sẽ bao gồm định hướng và các biện pháp duy trì và mở rộng thị trường, xây dựng thị trường trọng điểm, xâm nhập thị trường mới, các biện pháp có đi có lại giữa các quốc gia mang tính chất song phương hoặc đa phương, việc tham gia vào các hiệp định thương mại và thuế quan trong phạm vi khu vực hay toàn cầu nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển, phục vụ cho các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
Thứ ba, chỉnh sách hỗ trợ: theo như quy định của mỗi quốc gia thì chính sách này sẽ bao gồm việc dùng các công cụ khác nhau nhằm gây tác động thúc đẩy hay điều chỉnh sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các chính sách này phải phù hợp với nguyên tắc, luật pháp quốc tế, đặc biệt là của WTO với lộ trình cam kết của từng nước.
Từ đó, có thể thấy rằng các chính sách thương mại quốc tế đối với mỗi quốc gia là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia có phát triển hay không, có vững mạnh hay không đều là nhờ vào các chiến lược phát triển kinh tế này. Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và hiện nay đã có rất nhiều mặt hàng của nước ta đủ điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài cũng những trong nước cũng có rất nhiều mặt hàng nước ngoài được nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên để thì trường được phát triện một cách bền vững thì nhà nước ta cần phải xây dựng các chính sách và hệ thống pháp luật một cách chặt chẽ nhất.