Trên thực tế hiện nay, xuất hiện rất nhiều các loại thực phẩm biến đổi gen được mua bán trên thị trường, đây được đánh giá là sự phát triển tất yếu mang tính khoa học, mang đến năng suất cao hơn và an toàn hơn so với các loại thực phẩm thông thường. Vậy theo quy định của pháp luật khi thực phẩm biến đổi gen có phải ghi nhãn biến đổi gen hay không?
Mục lục bài viết
1. Thực phẩm biến đổi gen phải ghi nhãn biến đổi gen không?
Thực phẩm biến đối gen là một trong những loại sản phẩm vô cùng ưu việt được sáng tạo bởi khoa học công nghệ, ngành công nghệ sinh học đã mang đến những sản phẩm vô cùng hữu ích cho ngành nông nghiệp và đời sống của con người. Thực phẩm biến đổi gen trên thực tế được tạo ra bằng nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhau, chủ yếu là được tạo ra bởi biện pháp kĩ thuật chuyển gen nhằm thêm gen/bớt gen, hoặc chọn lọc đem chuyển vào sinh vật, bốn tới mục tiêu nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng của những loài sinh vật này.
Sự ra đời của thực phẩm biến đổi gen có lẽ đã tạo nên những loại giống cây trồng, tạo lên những giống vật nuôi có năng suất vô cùng tối đa, đạt chất lượng rất tốt, khả năng chống chọi với biến đổi của khí hậu rất cao, hạn chế tối đa quá trình sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng trong quá trình phát triển, từ đó góp phần đảm bảo nguồn lương thực cho người dân, hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho người dân cũng như tiết kiệm nguồn nhân lực trên thực tế, bảo đảm đất đai, bảo vệ sản xuất, giảm trừ thuốc trừ sâu, giảm sâu phân bón hóa học, bảo vệ môi trường.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư liên tịch
- Thực phẩm biến đổi gen bắt buộc phải thực hiện hoạt động ghi nhãn thực phẩm căn cứ theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
- Trong quá trình ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen, cần phải ghi bằng tiếng Việt với cụm từ “biến đổi gen” bên cạnh tên của các thành phần nguyên vật liệu biến đổi gen, kèm theo hàm lượng cụ thể trên nhãn sản phẩm;
- Đối với những sản phẩm có diện tích để ghi nhãn biến đổi gen với diện tích nhỏ hơn 10 cm vuông thì trên nhãn sản phẩm đó bắt buộc phải thể hiện tên hàng hóa, đồng thời kèm theo cũng từ biến đổi gen, những nội dung bắt buộc còn lại không thể hiện trên nhãn hàng hóa thì bắt buộc phải ghi nhận cụ thể trong giấy tờ tài liệu kèm theo hàng hóa hướng dẫn người tiêu dùng cách sử dụng.
Theo điều luật nêu trên thì có thể nói, trong quá trình ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen thì bắt buộc phải sử dụng cụ từ “biến đổi gen” bằng tiếng Việt, được đặt bên cạnh thành phần nguyên vật liệu biến đổi gen, kèm theo hàm lượng cụ thể ghi nhận trên nhãn sản phẩm. Riêng đối với những sản phẩm có diện tích để ghi nhãn hàng hóa nhỏ hơn 10 cm vuông thì trên nhãn hàng hóa đó bắt buộc phải có tên hàng hóa kèm theo cụm từ bằng tiếng Việt “biến đổi gen”, Đối với những nội dung bắt buộc còn lại thì không cần thể hiện trên nhãn hàng hóa, tuy nhiên bắt buộc phải được ghi trong tài liệu giấy tờ kèm theo hàng hóa.
2. Những thực phẩm biến đổi gen được miễn ghi nhãn bắt buộc?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch 45/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ về việc hướng dẫn ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn, có quy định cụ thể về vấn đề miễn ghi nhãn hàng hóa bắt buộc đối với một số thực phẩm biến đổi gen nhất định. Theo đó, có thể kể đến một số thực phẩm biến đổi gen được miễn ghi nhãn hàng hóa bắt buộc như sau:
- Các loại thực phẩm mang theo người để thực hiện thủ tục nhập cảnh, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật, các thực phẩm được để trong túi ngoại giao, các thực phẩm trong túi lãnh sự của các viên chức ngoại gia/viên chức lãnh sự được miễn trừ, các loại thực phẩm tạm nhập tái xuất, thực phẩm quá cảnh, thực phẩm truyền khẩu, các loại thực phẩm được gửi và lưu giữ tại kho ngoại quan, các loại thực phẩm được sử dụng với mục đích làm mẫu thử nghiệm hoặc phục vụ cho quá trình nghiên cứu, các loại thực phẩm được trưng bày tại hội chợ và triển lãm;
- Các loại nguyên vật liệu, phụ gia thực phẩm, các loại chất hỗ trợ phục vụ cho quá trình chế biến thực phẩm, bao bì chứa đựng các loại thực phẩm, nhập khẩu về Việt Nam để phục vụ cho quá trình sản xuất nội bộ và không bán ra thị trường bên ngoài tìm kiếm lợi nhuận, chỉ vận chuyển nội bộ giữa các kho từ tỉnh này sang tỉnh khác thuộc phạm vi cùng một hệ thống trong doanh nghiệp.
Theo đó, thực phẩm biến đổi gen sẽ được miễn ghi nhãn hàng hóa bắt buộc khi thực phẩm biến đổi gen đó thuộc một trong những trường hợp nêu trên. Trong đó, thực phẩm mang theo người để thực hiện thủ tục nhập cảnh chỉ phục vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân đáp ứng đầy đủ định mức được miễn thuế nhập khẩu, và các loại thực phẩm làm mẫu thử nghiệm, các loại thực phẩm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, thực phẩm làm mẫu trưng bày tại hội chợ và triển lãm cũng là một trong những loại thực phẩm được miễn ghi nhãn bắt buộc.
3. Việc khắc phục, sửa chữa nhãn thực phẩm biến đổi gen được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư liên tịch 45/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ về việc hướng dẫn ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn, có quy định về vấn đề khắc phục và sửa chữa nhãn thực phẩm biến đổi gen. Theo đó, thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn đang lưu hành trên thị trường tuy nhiên các loại thực phẩm đó ghi nhãn bị thiếu, nhãn thực phẩm biến đổi gen không phù hợp với quy định tại Thông tư liên tịch 45/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHCN và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan thì bắt buộc phải được khắc phục, sửa chữa theo các nguyên tắc cơ bản như sau:
- Tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhập khẩu các loại thực phẩm biến đổi gen bắt buộc phải thực hiện thủ tục khắc phục và sửa chữa theo quy định của pháp luật;
- Cần phải bổ sung cũng từ bằng tiếng Việt “biến đổi gen” căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch 45/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ về việc hướng dẫn ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn, tuy nhiên không được che khuất những thông tin bắt buộc khác theo quy định của pháp luật về vấn đề ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen;
- Quá trình khắc phục, sửa chữa nội dung không phù hợp trên nhãn hàng hóa, ghi thiếu trên nhãn thực phẩm biến đổi gen bắt buộc phải đảm bảo không phục hồi lại được từ trước.
Theo đó thì có thể nói, những loại thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn đang lưu hành trên thị trường tuy nhiên quá trình ghi nhãn thực phẩm đó bị thiếu, hoặc nhãn hàng hóa không phù hợp với quy định của pháp luật bắt buộc phải được khắc phục và sửa chữa theo các nguyên tắc theo điều luật nêu trên. Trong đó bao gồm nguyên tắc các tổ chức và cá nhân tiến hành thủ tục sản xuất kinh doanh, nhập khẩu các loại thực phẩm biến đổi gen cần phải tự thực hiện hoạt động phục, sửa chữa theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình khắc phục, sửa chữa, cần phải sửa chữa các nội dung không phù hợp, các nội dung bị thiếu trong quá trình ghi nhãn thực phẩm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư liên tịch 45/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ về việc hướng dẫn ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn.
THAM KHẢO THÊM: