Thực nghiệm điều tra là gì? Quy định về thực nghiệm điều tra hiện trường theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015? Nguyên tắc, phương thức, trình tự thủ tục tiến hành thực nghiệm điều tra?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thực nghiệm điều tra là gì?
- 2 2. Quy định về thực nghiệm điều tra hiện trường theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015:
- 3 3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm điều tra:
- 4 4. Phương thức tiến hành thực nghiệm điều tra vụ án hình sự:
- 5 5. Trình tự, thủ tục thực nghiệm điều tra hiện trường:
- 6 6. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi tiến hành thực nghiệm Điều tra hiện trường:
1. Thực nghiệm điều tra là gì?
Thực nghiệm điều tra là biện pháp điều tra tội phạm được tiến hành thông qua các hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt trong điều kiện tương tự như điều kiện mà hành vi, sự việc hiện tượng cần kiểm tra, xác minh đã diễn ra trước đây để có cơ sở khách quan kết luận hành vi, sự kiện, hiện tượng đó. từ đó có thể quán đoán ra tính chất, hành vi, diễn biến của tội phạm
Thực nghiệm điều tra Tiếng Anh là: “Experimental investigation”
2. Quy định về thực nghiệm điều tra hiện trường theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 :
Điều 204
” Điều 204. Thực nghiệm điều tra
1. Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.
Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.
2. Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải
3. Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.
Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.
4. Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.
Theo quy định tại điều 204 BLTTHS 2015 thì thẩm quyền tiến hành thực nghiệm điều tra thuộc về Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên. Trong đó: Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ điều tra hình sự; Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
Mặt khác, theo quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 45 BLTTHS năm 2015, thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng có quyền tiến hành thực nghiệm điều tra
3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm điều tra:
Hoạt động thực nghiệm tiến hành điều tra phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Cơ quan tiến hành thực nghiệm điều tra hiện trương yêu cầu phải tiến hành đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản. Biên bản điều tra sẽ là căn cứ xác minh ghi lại toàn bộ quá trình thực nghiệm điều tra nhằm chứng minh hoạt động điều tra là khách quan. Biên bản điều tra là bằng chứng trước Tòa án, phục vụ cho công tác xét xử đúng người, đúng tội.
– Hoạt động thực nghiệm điều tra phải đảm bảo tuyệt đối không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.
– Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.
– Thực nghiệm điều tra hiện trường bắt buộc phải có người chứng kiến. Sự có mặt có người chứng kiến nhằm đảm bảo hoạt động thực nghiệm điều tra hiện trường vụ án hình sự được diễn ra một cách khách quan, chính xác nhất.
– Trong một số trường hợp cần thiết, cơ quan tiến hành thực nghiệm điều tra hiện trường có thể mời các cơ quan chuyên môn phối hợp điều tra
Hoạt động thực nghiệm điều tra hiện trường vụ án hình sự được tiến hành bởi cơ quan Điều tra hoặc Kiểm sát viên; đây là các cơ quan có nghiệp vụ chuyên môn cao về điều tra vụ án hình sự, tuy nhiên đối với những vụ án có tình tiết phức tạo, việc phối hợp giữa cơ quan điều tra vụ án hình sự và cơ quan chuyên môn giúp hoạt động điều tra, xét xử vụ án hình sự được diễn ra một cách nhanh chóng.
4. Phương thức tiến hành thực nghiệm điều tra vụ án hình sự:
Hoạt động thực nghiệm điều tra được tiến hành bằng các biện pháp nghiệp vụ sau:
– Đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ: Trên cơ sở thông tin tố giác tội phạm, lời khai của đương sự, cơ quan thực nghiệm điều tra hiện trường vụ án hình sự tiến hành đo đạc, vẽ sơ đồ… nhằm dựng lại hiện trường gần đúng nhất với hiện trường thật nơi xảy ra vụ án.
– Dựng lại hiện trường: Là việc cơ quan điều tra tái hiện lại diễn biến vụ án hình sự với sự tham gia của đương sự và người chứng kiến. Trên cơ sở của bị can, bị cáo….cơ quan thực nghiệm điều tra hiện trường vụ án hình sự tiến hành diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác
Việc tiến hành thực nghiệm điều tra hiện trường vụ án hình sự nhằm mục đích kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
5. Trình tự, thủ tục thực nghiệm điều tra hiện trường:
Bước 1: Chuẩn bị
Thông báo cho VKS cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành thực nghiệm
Viện kiểm sát cử kiểm sát viên tham gia thực nghiệm như thông báo, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản
Mời người làm chứng/người có chuyên môn (bác sỹ pháp y) tham dự và chứng kiến việc khám nghiệm tử thi, Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia
Bước 2: Tiến hành thực nghiệm điều tra tại hiện trường
Tiến hành trực tiếp tại hiện trường/diễn lại hành vi, tình huống của một sự việc nhất định, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc phạm tội. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản
Bước 3: Lập biên bản thực nghiệm điều tra hiện trường vụ án hình sự
Biên bản thực nghiệm điều tra vụ án hình sự là văn bản ghi lại toàn bộ quá trình diễn ra hoạt động thực nghiệm điều tra hiện trường. Nội dung biên bản ghi rõ ngày giờ, địa điểm diễn ra hoạt động thực nghiệm điều tra vfa có chứ ký của những người tham gia.
6. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi tiến hành thực nghiệm Điều tra hiện trường:
6.1. Các trường hợp Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm Điều tra:
Căn cứ theo Khoản 2 điều 15 Quyết định 170/QĐ-VKSTC, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm Điều tra khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trong giai đoạn Điều tra, Viện kiểm sát đã yêu cầu Cơ quan Điều tra thực nghiệm Điều tra nhưng Cơ quan Điều tra không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ;
b) Trong giai đoạn truy tố, mà xét thấy việc thực nghiệm Điều tra đơn giản, không cần phải trả hồ sơ để Điều tra bổ sung thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện tự mình hoặc phối hợp với Cơ quan Điều tra tổ chức thực nghiệm Điều tra.
Việc thực nghiệm Điều tra và lập biên bản thực nghiệm Điều tra phải theo đúng quy định tại Điều 204 Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, hoạt đọng thực nghiệm điều tra hiện trường có thể được tiến hành vào giai đoạn Điều tra và Truy tố. Với chức năng là cơ quan thực hiện quyền công tố và kiểm soát việc điều tra các vụ án hình sự, cơ quan Viện kiểm sát là cơ quan giám sát đảm bảo cho hoạt động thực nghiệm điều tra được tiến hành khách quan, chính xác.
6.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi thực hiện thực nghiệm Điều tra hiện trường được quy định tại Điều 5 Quyết định 170/QĐ-VKSTC, cụ thể:
– Kiểm sát viên có quyền yêu cầu Điều tra viên, cán bộ Điều tra hoặc những người biết về vụ việc cung cấp các thông tin liên quan đến vụ việc cần khám nghiệm hiện trường
– Kiểm sát viên phải kiểm sát thành phần tiến hành, tham gia việc khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm Điều tra bảo đảm đúng thẩm quyền, thành phần theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
– Kiểm sát chặt chẽ việc khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm Điều tra và giám định, kịp thời đề ra các yêu cầu cho Điều tra viên, cán bộ Điều tra, người có chuyên môn, Giám định viên kỹ thuật hình sự, Giám định viên pháp y thu thập, làm rõ các dấu vết thương tích, giải phẫu tử thi để xác định nguyên nhân chết, sơ bộ kết luận về nguyên nhân chết của nạn nhân (nếu có thể) để phục vụ công tác truy nguyên hình sự và truy tìm người phạm tội đối với những vụ án không quả tang.
– Kiểm tra, đối chiếu giữa sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra và các tài liệu liên quan khác so với thực tế hiện trường, diễn biến quá trình khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra để bảo đảm chính xác, khách quan, toàn diện và theo đúng quy định của pháp luật.
– Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thực nghiệm Điều tra hiện trường vụ án hình sự phải có mặt từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, ký tên vào sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và thực nghiệm Điều tra.
– Mọi trường hợp Kiểm sát viên không trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra thì không được ký vào các loại biên bản trên.
Trong hoạt động thực nghiệm điều tra vụ án hình sự, viên kiểm sát vừa là cơ quan tiến hành thực nghiệm điều tra, vừa là cơ quan thực hiện vai trò giám sát, kiểm sát sự tuân theo pháp luật của các cơ quan thực nghiệm điều tra vụ án hình sự nhằm đảm bảo kết quả thực nghiệm là khách quan, chính xác.