Thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người chết để lại di sản thừa kế. Người để lại di sản chết, ai có nghĩa vụ trả nợ.
Thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người chết để lại di sản thừa kế. Người để lại di sản chết, ai có nghĩa vụ trả nợ.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, nếu em cho vay tín chấp đối với ông A, trong hợp đồng tín dụng có người thừa kế trả nợ là ông B (ông B này không thuộc hàng thừa kế tài sản của ông A). Nếu ông A không may mất, thì em được ưu tiên đòi nợ từ ông B hay là từ những người thừa kế tài sản của ông A ạ? Nếu ông B không trả nợ sao ạ? Mong luật sư giúp em giải đáp thắc mắc trên. Em xin chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Trong trường hợp này trước tiên cần xem xét hợp đồng vay tín chấp giữa ông A và bạn có người thừa kế nghĩa vụ trả nợ được hiểu là đã có sự chuyển giao nghĩa vụ dân sự, theo quy định tại Điều 315 Bộ luật dân sự 2005:
"1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ."
Theo như thông tin bạn cung cấp thì có thể thấy việc chuyển giao nghĩa vụ này đã được sự đồng ý của bạn, lúc này thì nghĩa vụ trả nợ của ông A đã được chuyển giao cho ông B, ông B mới là người có nghĩa vụ trả nợ với bạn. Vì vậy nếu chẳng may mà ông A mất thì bạn cphải đòi nợ từ ông B.
Hơn nữa theo quy định tại Điều 637 Bộ luật dân sự 2005 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quan lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế
3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy theo quy định này thì những người thừa kế sẽ phải chịu trách nhiệm với khoản nợ mà ông A để lại, tuy nhiên là trong hợp đồng tín dụng thì đã có sự chuyển giao nghĩa vụ từ ông A cho ông B, nên thực tế thì ông A không còn khoản nợ nào với bạn nữa, do đó những người thừa kế sẽ không phải chịu trách nhiệm với khoản nợ đó. Đồng thời bạn cũng không thể yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ tài sản với khoản nợ trên.
Theo đó nếu ông A chưa trả hết nợ mà chết, bạn phải đòi nợ từ ông B. Nếu như ông B không chịu trả thì bạn có thể kiện đòi tài sản theo quy định tại Điều 256 Bộ luật dân sự 2005.