Quy định về đối tượng của nghĩa vụ? Quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn?
Trong các quan hệ dân sự việc thực hiện nghĩa vụ luôn là một trong các vấn đề quan trọng được các chủ thể tham gia giao dịch đặc biệt quan tâm. Theo quy định của pháp luật thì việc các cá nhân hay tổ chức thực hiện nghĩa vụ dân sự cần phải được tiến hành tại một địa điểm nhất định vào một thời điểm nhất định do các bên thoả thuận. Việc đưa ra các quy định cụ thể thực hiện nghĩa vụ dân sự nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên có quyền và cơ sở pháp lý để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên tham gia giao dịch. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về đối tượng của nghĩa vụ:
Theo Điều 276
“1. Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện
2. Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định”
Theo quy định cụ thể bên trên chúng ta nhận thấy: Đối tượng của quan hệ nghĩa vụ dân sự là những gì mà các bên chủ thể của quan hệ nghĩa vụ dân sự tác động vào để qua đó các bên tham gia giao dịch thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của mình hoặc hướng tới việc bảo vệ quyền, lợi ích của một chủ thể nào đó. Điều luật được ban hành đã xác định đối tượng và những điều kiện cụ thể để trở thành đối tượng của quan hệ nghĩa vụ. Cụ thể như sau:
Đối tượng của quan hệ nghĩa vụ bao gồm:
– Thứ nhất: Tài sản: Theo Điều 105
– Thứ hai: Công việc phải thực hiện: Hiểu một cách đơn giản thì công việc là một dạng hoạt động cụ thể mà một bên mong muốn xác lập quan hệ nghĩa vụ để bên còn lại thực hiện hoạt động này. Thông qua hoạt động này, bên yêu cầu có thể thỏa mãn được các nhu cầu về lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần của bản thân mình. Chính bởi vì vậy mà công việc phải thực hiện được hiểu là những hoạt động thể hiện thông qua hành vi cụ thể không trái với các quy định của pháp luật.
– Thứ ba: Công việc không được thực hiện: Trái ngược với công việc phải thực hiện thì công việc không được thực hiện là những hoạt động không thông qua hành vi. Hay hiểu một cách khác thì công việc này được thể hiện dưới dạng không hành động cụ thể. Hoạt động này cũng sẽ là đối tượng của quan hệ nghĩa vụ khi các bên tham gia giao dịch có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định mà thông qua hoạt động này, một trong các bên có được những quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Điều kiện đối với đối tượng của nghĩa vụ:
Điều kiện đối với đối tượng của nghĩa vụ đó là phải xác định được theo quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 276 Bộ luật Dân sự 2015:
Một trong những nguyên tắc quan trọng được sử dụng để thực hiện được quyền và nghĩa vụ từ sự thỏa thuận hoặc pháp luật của các bên, đối tượng là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện cần phải xác định được một cách rõ ràng. Việc đưa ra quy định này hoàn toàn là sự phù hợp, khi đối tượng không thể xác định thì các bên chủ thể không thể tác động vào đó để thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích của mình. Đồng thời, các bên chủ thể càng không thể tự bản thân mình tạo ra các quyền và nghĩa vụ một cách cụ thể. Nếu không thể xác định được đối tượng của nghĩa vụ dân sự thì pháp luật không thể đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ.
2. Quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn:
2.1. Quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn trong pháp luật dân sự:
Theo Điều 285 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn có nội dung cụ thể như sau:
“Điều 285. Thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn
1. Nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng là một trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau và bên có nghĩa vụ có thể tùy ý lựa chọn, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định dành quyền lựa chọn cho bên có quyền.
2. Bên có nghĩa vụ phải
3. Trường hợp chỉ còn một tài sản hoặc một công việc thì bên có nghĩa vụ phải giao tài sản đó hoặc thực hiện công việc đó”.
Trong quan hệ nghĩa vụ, có loại nghĩa vụ mà bên mang nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đúng đối tượng, nhưng cũng có loại nghĩa vụ cho phép bên có nghĩa vụ được lựa chọn đối tượng để thực hiện. Quy định về thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn được tạo lập nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho bên có nghĩa vụ hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình.
Theo quy định của pháp luật thì nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng là một trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau và bên có nghĩa vụ có thể tùy ý lựa chọn thực hiện một trong số các nghĩa vụ đó trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định dành quyền lựa chọn cho bên có quyền.
Nghĩa vụ là việc mà theo đó một hoặc nhiều chủ thể phải thực hiện việc chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác. Dựa theo quy định được nêu trên thì nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng là một trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau và bên có nghĩa vụ có thể tùy ý lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ.
2.2. Nội dung của quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn trong pháp luật dân sự:
Từ quy định trên, ta có thể thấy đối tượng tùy ý lựa chọn của quan hệ nghĩa vụ bao gồm:
– Thứ nhất: Đối tượng tùy ý lựa chọn của quan hệ nghĩa vụ là tài sản.
Tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Chính bởi vì vậy mà bên có nghĩa vụ có thể lựa chọn một trong các tài sản có giá trị tương đương nhau để thực hiện nghĩa vụ.
Trong trường hợp các bên ký hợp đồng cho vay thì bên vay có nghĩa vụ phải trả tiền vay đúng hạn theo điều khoản về thời hạn cụ thể của hợp đồng. Tuy nhiên khi đến hạn mà bên vay không có tiền mặt để trả cho bên cho vay thì bên vay có thể thực hiện nghĩa vụ bằng việc trả bằng hiện vật có giá trị tương đương với số tiền đã vay của bên có quyền.
Như vậy, khi đối tượng tùy ý lựa chọn của quan hệ nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ nợ tiền có thể thực hiện nghĩa vụ bằng việc trả bằng vật có giá trị tương đương hoặc giấy tờ có giá khác.
– Thứ hai: Đối tượng tùy ý lựa chọn của quan hệ nghĩa vụ là công việc.
Theo Khoản 1 Điều 281 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định nội dung sau đây:
“Nghĩa vụ phải thực hiện là một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó”.
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật dân sự thì bên có nghĩa vụ rất khó để thay thế bằng một công việc khác. Chính bởi vì vậy, chỉ khi các bên thỏa thuận phát sinh loại nghĩa vụ mà trong đó vừa có đối tượng là công việc, vừa có đối tượng là tài sản, thì bên có nghĩa vụ mới có thể tùy ý lựa chọn thực hiện nghĩa vụ là tài sản hoặc công việc. Vì vậy ta có thể hiểu bên có nghĩa vụ có thể thực hiện một công việc với công bỏ ra có giá trị tương đương với giá trị tài sản phải thực hiện.
Cụ thể trong hợp đồng cho vay tài sản, hai bên thỏa thuận bên vay có thể trả tiền hoặc thực hiện một công việc nhất định cho bên cho vay. Trong trường hợp này, bên có nghĩa vụ tức bên đi vay có thể lựa chọn thực hiện nghĩa vụ bằng việc trả tiền hoặc thực hiện công việc đó theo đúng thoả thuận của hai bên trước đó.
Cũng cần lưu ý rằng dù bên có nghĩa vụ lựa chọn đối tượng nào để thực hiện nghĩa vụ thì cũng đều là nhằm một mục đích chung đó là đem lại quyền, lợi ích cho người có quyền. Do vậy mà bên có nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền biết về đối tượng mà mình lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ. Khi đã xác định được đối tượng thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn đã thỏa thuận giữa hai bên trước đó. Đây đã được pháp luật dân sự quy định thành một nguyên tắc cụ thể. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn được quy định tại cụ thể tại Điều 278 Bộ luật dân sự năm 2015.
Việc lựa chọn chỉ phát sinh trong trường hợp khi chủ thể có nghĩa vụ có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Trong trường hợp khi mà chỉ còn lại một tài sản hoặc một công việc duy nhất thì bên có nghĩa vụ bắt buộc phải giao tài sản hoặc thực hiện đúng công việc đó theo đúng quy định của pháp luật và theo thoả thuận vụ thể đã được xác lập giữa các bên. Chính bởi vì nghĩa vụ mang tính bắt buộc, quy định về lựa chọn đối tượng chỉ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc miễn nghĩa vụ cho họ. Cũng chính bởi vì vậy mà khi các chủ thể đã không còn sự lựa chọn đối tượng thực hiện nghĩa vụ thì họ bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ như bình thường.