Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù. Công trình đặc thù thì thực hiện dự án đầu tư theo 2 bước lập báo cáo kinh tế kĩ thuật.
Trong hoạt động xây dựng, việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình đóng vai trò quan trọng, theo đó công trình xây dựng đặc thù được quy định rất cụ thể nhằm xác định và quản lý được những chi phí dùng cho đầu tư xây dựng công trình cũng như để xác định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và xác định về bảo hành, bảo trì công trình, ngoài ra còn một số vấn đề có liên quan khác. Vậy việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù
I.CĂN CỨ PHÁP LÝ.
1. Cơ sở pháp lý:
Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng có quy định về công trình đặc thù.
2. Công trình xây dựng đặc thù là gì?
Điều 128 của Luật Xây dựng năm 2014 quy định về công trình xây dựng đặc thù và được hướng dẫn bởi điều 42 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định thì công trình xây dựng đặc thù bao gồm:
a. Công trình bí mật nhà nước
Công trình bí mật nhà nước gồm: Công trình xây dựng có yêu cầu phải tuân thủ bảo đảm bí mật trong các hoạt động đầu tư xây dựng thuộc các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực đặc thù khác; công trình xây dựng được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xây dựng công trình bí mật nhà nước khi có yêu cầu đầu tư xây dựng.
b. Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách gồm.
Công trình có yêu cầu triển khai cấp bách nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn sinh mạng cộng đồng; Công trình thuộc dự án có yêu cầu cấp bách về an ninh, an toàn năng lượng, an toàn về môi trường, dự trữ quốc gia, khoa học công nghệ được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; Công trình có yêu cầu triển khai xây dựng ngay để tránh gây thảm họa trực tiếp đến sinh mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng hoặc để không ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến các công trình lân cận, công trình liền kề;
Công trình có yêu cầu xây dựng ngay theo lệnh khẩn cấp để khắc phục hoặc ứng cứu kịp thời hoặc ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do sự cố bất khả kháng, sự cố công trình xây dựng hoặc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng; Công trình thuộc các dự án có yêu cầu cấp bách phải triển khai thực hiện khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
c. Công trình xây dựng tạm gồm:
Công trình được xây dựng để phục vụ thi công xây dựng công trình chính có yêu cầu triển khai cấp bách nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn sinh mạng cộng đồng và công trình có yêu cầu xây dựng ngay theo lệnh khẩn cấp để khắc phục hoặc ứng cứu kịp thời hoặc ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do sự cố bất khả kháng, sự cố công trình xây dựng hoặc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng; Công trình thuộc các dự án có yêu cầu cấp bách phải triển khai thực hiện khác
Các công trình hỗ trợ hoặc bổ trợ cho công trình chính có yêu cầu triển khai xây dựng ngay để tránh gây thảm họa trực tiếp đến sinh mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng hoặc để không ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến các công trình lân cận, công trình liền kề; Công trình có yêu cầu xây dựng ngay theo lệnh khẩn cấp để khắc phục hoặc ứng cứu kịp thời hoặc ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do sự cố bất khả kháng, sự cố công trình xây dựng hoặc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng.
3.Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
Điều 43 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
a. Đối với công trình bí mật nhà nước.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định về chủ trương đầu tư công trình bí mật nhà nước;
Người quyết định đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước có quyền quyết định hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm về việc tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng và được giao thầu (không thông qua lựa chọn nhà thầu) từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
b. Đối với công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách.
Người quyết định đầu tư xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách tự quyết định về trình tự thực hiện đầu tư xây dựng và hình thức quản lý dự án; tự tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán xây dựng, giám sát thi công và nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng;
Luật sư
Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014;
Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép người quyết định đầu tư xây dựng công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách quyết định hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm về việc tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng và được giao thầu (không thông qua lựa chọn nhà thầu) từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
c. Đối với công trình xây dựng tạm.
Chủ đầu tư tự tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng phù hợp với quy định của Nghị định này; tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; tự quyết định giao nhận thầu xây dựng công trình hoặc tự thực hiện xây dựng;
Chủ đầu tư hoặc nhà thầu xây dựng công trình chính có trách nhiệm phá dỡ, thu dọn công trình xây dựng tạm (nếu có) để khôi phục mặt bằng nguyên trạng khi bàn giao công trình hoàn thành.
II.TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Công trình đặc thù có tổng mức đầu tư 22 tỷ đồng. Xin hỏi Luật sư thực hiện dự án đầu tư theo 2 bước (thiết kế cơ sở và lập dự án đầu tư) hay thực hiện lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng có quy định về công trình đặc thù.
2. Nội dung tư vấn:
Tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng có quy định về công trình đặc thù như sau:
Điều 42. Công trình xây dựng đặc thù
Công trình xây dựng đặc thù theo quy định tại Điều 128 của
1. Công trình bí mật nhà nước:
a) Công trình bí mật nhà nước gồm: Công trình xây dựng có yêu cầu phải tuân thủ bảo đảm bí mật trong các hoạt động đầu tư xây dựng thuộc các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực đặc thù khác; công trình xây dựng được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
…..
3. Công trình xây dựng tạm gồm:
…
b) Các công trình hỗ trợ hoặc bổ trợ cho công trình chính được quy định tại các Điểm c và d Khoản 2 Điều này.”
Điều 43. Quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng đặc thù
1. Đối với công trình bí mật nhà nước:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định về chủ trương đầu tư công trình bí mật nhà nước;
…..
b) Chủ đầu tư hoặc nhà thầu xây dựng công trình chính có trách nhiệm phá dỡ, thu dọn công trình xây dựng tạm (nếu có) để khôi phục mặt bằng nguyên trạng khi bàn giao công trình hoàn thành.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 42
+ Đối với Công trình bí mật nhà nước, Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách: Chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm về việc tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng và được giao thầu (không thông qua lựa chọn nhà thầu) từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
+ Đối với công trình xây dựng tạm: Chủ đầu tư tự tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng phù hợp với quy định của Nghị định 59/2015/NĐ-CP; tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; tự quyết định giao nhận thầu xây dựng công trình hoặc tự thực hiện xây dựng. Ngoài ra Chủ đầu tư hoặc nhà thầu xây dựng công trình chính còn có trách nhiệm phá dỡ, thu dọn công trình xây dựng tạm (nếu có) để khôi phục mặt bằng nguyên trạng khi bàn giao công trình hoàn thành.
Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định:
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
Do vậy trong trường hợp thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đặc biệt với tổng mức đầu tư 22 tỷ đồng sẽ không phải lập Báo cáo kinh tế – Kỹ thuật đầu tư xây dựng.