Ông Bình nhờ ông Châu trông vườn hoa quả hộ mình. Do thấy chín nên ông Châu đã đi bán hộ. Ông Bình cho rằng ông Châu chưa được sự đồng ý của mình đã đi bán, xảy ra tranh chấp.
Tóm tắt câu hỏi:
Ông Bình là hàng xóm với ông Châu. Do mẹ ông Bình ốm nên cả nhà phải ra Hà Nội thăm. Ông Bình nhờ ông Châu trông hộ nhà và khi thấy rau quả đã chin, ông Châu sợ hư hỏng đã thu hoạch rau quả nhà ông Bình ra chợ bán giúp. Tuy nhiên, khi ông Châu giao lại cho ông Bình số tiền bán rau quả ông Bình cho rằng ông Châu đã bán quá rẻ. Hai bên phát sinh mâu thuẫn. Trong trường hợp này, tổ hòa giải phải giải quyết thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Mâu thuẫn phát sinh từ việc ông Châu thực hiện công việc không có uỷ quyền khi thu hoạch và bán giúp ông Bình số rau quả đã đến mùa. Việc hoà giải giữa 2 bên cần được dựa trên các quy định từ Điều 594 đến Điều 596 “Bộ luật dân sự năm 2015”.
– Nghĩa vụ của ông Châu trong thực hiện công việc không có uỷ quyền:
Việc bán rau quả tuy không được ông Bình nhờ nhưng ông Châu đã tự nguyện làm vì lo ông Bình bị mất thu nhập từ rau quả đó. Theo Điều 594 “Bộ luật dân sự năm 2015”, ông Châu đã thực hiện công việc không có uỷ quyền. Đó là, việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối. Trong trường hợp này, ông Châu đã thực hiện công việc giúp ông Bình như công việc của chính mình. Ông Châu cũng đã làm đúng như ý định của ông Bình vì nếu ông Bình có mặt ở nhà, ông Bình cũng thu hoạch và bán rau quả đó.
Như vậy, việc làm của ông Châu trong trường hợp này là phù hợp với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 595 “Bộ luật dân sự năm 2015”. Đó là, người thực hiện công việc không có uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình; người thực hiện công việc không có uỷ quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.
>>> Luật sư
– Về nghĩa vụ thanh toán của ông Bình là người có công việc được thực hiện:
Điều 596 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định, người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền
Trong trường hợp này dù số tiền ông Châu bán quả không được nhiều như ông Bình mong muốn nhưng nếu ông Châu không thu hoạch và bán giúp rau quả đó thì rau quả đã bị hư hỏng và không thể bán được. Do vậy, để giữ sự đoàn kết giữa hai gia đình, ông Bình nên nhận số tiền mà ông Châu bàn giao lại và cảm ơn ông Châu về những việc ông ấy đã làm giúp mình.