Bài viết dưới đây là tổng hợp các mẫu Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi hay nhất. Mong rằng các bạn có thêm nhiều tài liệu để ôn tập thật tốt. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Kể lại đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi hay nhất:
Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” là một đoạn trích ấn tượng trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đây là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, không chỉ miêu tả rõ nét hình ảnh bi thương của Thúy Kiều mà qua đó còn lên án sự đen tối trong xã hội thời bấy giờ. Mã Giám Sinh qua ngòi bút của nhà thơ Nguyễn Du được miêu tả là một người đàn ông trung niên nhưng có vẻ ngoài “mày râu nhẵn nhụi” và ăn diện với trang phục bảnh bao, hắn ta luôn tạo ra vỏ bọc bên ngoài với ngoại hình trẻ trung để che giấu bản chất thật của mình – một con người lố bịch, gian dối.
Những hành động của Mã Giám Sinh đã bộc lộ rõ vẻ ngoài trơ tráo, vô học, không được giáo dục đàng hoàng của hắn, giữa thầy trò không có sự tôn trọng, thiếu lễ độ, người hầu của hắn dường như chỉ là những kẻ mà hắn thuê về, và ngay cả chính bản thân hắn cũng không nắm rõ những phép tắc cơ bản khi ngồi trên mâm mà ngồi tót lên ghế một cách sỗ sàng. Tuy nhiên Mã Giám Sinh là người trả tiền để mua Kiều, đó là lý do tại sao hắn tự cho mình cái quyền lộng hành, ra oai ở đó.
Ngược lại với Mã Giám Sinh kiêu ngạo và hống hách, Thúy Kiều ở trong trạng thái đau đớn tột cùng: Nàng nhận thức rõ nỗi đau cay đắng khi phải bán mình cho cuộc hôn nhân không tình yêu này, và nỗi đau còn nhân lên bởi nỗi lo lắng cho cha mẹ và gia đình.
Tú Bà nhanh chóng đưa Kiều ra và giới thiệu với Mã Giám Sinh, ngay lúc này, nàng trở thành một “món hàng” đang bị trả giá, đó là một cuộc đấu giá vô cùng nhục nhã. Trong giây phút đó, nàng cảm thấy đau đớn và xấu hổ, nhưng vẫn phải chịu đựng tất cả để cứu cha và em trai. Từng bước đi của Kiều trở nên nặng nề, mỗi bước chân dường như là những dòng nước mắt của nàng.
Mã Giám Sinh, giống như một kẻ buôn người lố bịch, không chỉ xem xét mà còn bắt đầu trả giá lên xuống như bó rau ngoài chợ. Hắn bắt Kiều phải thể hiện tất cả các kỹ năng nghệ thuật của mình, từ chơi đàn tranh đến làm thơ, trước khi bắt đầu mặc cả. Quá trình này không chỉ là một cuộc thương lượng mà còn là một sự tra tấn về tinh thần, biến Thúy Kiều thành một “món hàng” vô giá trị, chỉ là một đối tượng để chúng khai thác và bóc lột. Sau khi mặc cả xong, bản chất thực sự của Mã Giám Sinh đã được bộc lộ hoàn toàn. Sự sành sỏi, trả giá lên xuống chỉ là thủ đoạn của hắn để trục lợi cá nhân. Mã Giám Sinh là đại diện cho sự đen tối và dột nát trong xã hội, nơi con người trở thành một thứ hàng hóa có giá trị được đo bằng tiền bạc và bên cạnh đó là sự tàn ác của những kẻ ham tiền.
Thông qua trích đoạn này, Nguyễn Du đã giúp người đọc có thể nhận diện được sự khác biệt giữa vẻ bề ngoài và bản chất đen tối bên trong của những con người như Mã Giám Sinh. Tác phẩm không chỉ là nỗi xót xa cho thân phận của Thúy Kiều mà đó còn là sự phản ánh mạnh mẽ của xã hội thối nát, khi mà giá trị của con người có thể bị đánh đổi bất cứ lúc nào chỉ vì đồng tiền.
2. Kể lại đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi ý chọn lọc:
Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” là đoạn trích ấn tượng nằm trong phần hai (Gia biến và lưu lạc) của tác phẩm Truyện Kiều. Sau khi bị một người bán lụa vu oan, gia đình Thúy Kiều rơi vào cảnh tan tác, đau buồn. Gia sản của nhà Kiều bị cướp sạch, cha và em trai cũng bị bắt bớ tra khảo. Chúng đòi phải có ba trăm lạng thì mới cho xong chuyện này. Kiều vì chữ hiếu, đành gác lại mối tình với chàng Kim Trọng, bán mình chuộc cha và em trai.
Thông qua đoạn trích, Nguyễn Du đã miêu tả sống động hình ảnh Mã Giám Sinh, một tên lưu manh chuyên lừa gạt buôn người; đồng thời, ông cũng thể hiện nỗi đau và niềm hy vọng lớn lao của Thúy Kiều – một cô gái xinh đẹp, tài giỏi nhưng bị coi như một thứ hàng hóa đem ra mua bán, trả giá không thương tiếc.
Tin tức Kiều muốn bán mình chuộc cha khiến cả vùng xôn xao vì không ai không biết đến Kiều, một cô gái hiền lành với tài sắc vẹn toàn. Nghe tin đó, Mã Giám Sinh đã tìm người mai mối dẫn đến nhà để hỏi cưới nàng làm vợ lẽ. Khi bà mối dẫn Kiều ra, tên họ Mã quan sát một lượt với ánh mắt dò xét, đó là ánh mắt của một tên buôn người sành sỏi. Hắn ngắm nhan sắc của nàng, bắt nàng phải đánh đàn, làm thơ để có thể đánh giá nàng chuẩn nhất. Tài năng và nhan sắc của Thúy Kiều khiến cho hắn rất hài lòng. Khi đó tên Mã Giám Sinh mừng thầm vì đã mua được món hàng vô giá, kiếm được lời to. Nhưng hắn không tỏ ra vội vã, mà liên tục trả giá, thêm bớt kì kèo.
Chỉ với vài câu chữ này, nhà thơ đã lột bỏ hết sự vô học và lừa lọc của hắn, chứng tỏ hắn là một gã lưu manh thực sự. Hiện ra trước mắt người đọc chỉ còn lại một hiện thực trần trụi với hình ảnh tên buôn người Mã Giám Sinh đã lộ nguyên hình.
3. Kể lại đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi ấn tượng nhất:
Vì những biến cố xảy ra với gia đình, Kiều đành hi sinh thân mình, bán mình lấy tiền chuộc cha và em trai. Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” là cuộc mặc cả mua bán giữa Kiều với tên buôn người họ Mã. Trước cảnh tượng đó, người đọc hiểu được tâm trạng đau đớn của Kiều, đồng thời thấy được bản chất gian dối, xấu xa của tên buôn người Mã Giám Sinh.
Thông qua lời giới thiệu nhiệt tình và nghiêm túc của bà mối, Mã Giám Sinh hiện ra là một thư sinh có xuất thân cao quý và có học. Tuy nhiên, đó chỉ là cái danh ảo, bởi ngay từ vẻ bề ngoài, người đọc đã có thể thấy được bản chất của con người lố lăng dối trá này.
Mã Giám Sinh hiện ra là một gã đàn ông trung niên nhưng vô cùng trau chuốt về ngoại hình và cách ăn mặc. Sự giả dối đáng sợ của nhân vật này được phát hiện qua hành động và cử chỉ. Hành động của hắn lộ rõ sự thiếu hiểu biết, thiếu giáo dục và trơ trẽn. Giữa thầy và đầy tớ hoàn toàn không có sự tôn trọng và lễ nghĩa, đầy tớ của hắn giống như những kẻ đi thuê. Tên họ Mã căng lộ rõ bản chất không biết phép tắc khi trèo lên ghế trên ngồi một cách sỗ sàng.
Tuy vậy, hắn lại là người trả tiền mua Kiều, nên hắn luôn tỏ ra mình có quyền và ra sức lộng hành. Kiều lúc này càng cảm thấy nhục nhã hơn trước thái bất lịch sự của tên họ Mã. Hắn bắt Kiều vén tóc, bắt tay, bắt nàng đánh đàn, làm thơ để thử tài nghệ của cô. Kiều lúc này vừa đau buồn vừa cảm thấy nhục nhã, nhưng vẫn là một vẻ đẹp tuyệt trần làm say đắm lòng người.
Kiều nhớ lại những ngày tháng êm ấm bên gia đình, những giây phút bên chàng Kim, người mà nàng đã hứa hẹn trăm năm. Nhưng tất cả giờ đây đã không còn. Giờ đây nàng giống như một món hàng trong cuộc trả giá của tên buôn người xấu xa.
Nhưng tên Mã Giám Sinh thì lại khác, hắn vốn là kẻ buôn người, khi quan sát và thử tài nghệ của nàng Kiều thật kĩ, hắn đã nhận ra nàng là một món hàng hời, mang lại nhiều lợi nhuận cho hắn. Ngay lập tức hắn kì kèo trả giá, coi Kiều là một món hàng không hơn không kém. Mặc Kiều xót xa, nhục nhã, hắn hoàn toàn không thêm để ý mà chỉ quan tâm trả được giá hời.
Kiều bước đi với những bước chân nặng trĩu, nước mắt chan chứa. Có lẽ nàng đã dự cảm được điều chẳng lành cho số phận của mình. Nàng lo sợ, chua xót cho thân phận của mình.
Như vậy đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” tác giả đã phơi bày bản chất của một xã hội dơ bẩn, “ăn thịt người”, coi thường mạng sống và giá trị con người, nơi đó đồng tiền trở thành công cụ áp bức những người yếu thế.