Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của Hoa Kỳ về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, địa hình của quốc gia này cũng như sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến nền kinh tế quốc gia, bạn đọc có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Tổng quan về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ hay còn gọi là Mỹ được biết đến là một quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, trên bản đồ địa lý có vị trí nằm trải dài từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương với diện tích lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Nga và Canada với diện tích 9.796.742,00 km2 (gấp gần 30 lần diện tích Việt Nam của chúng ta).
Lãnh thổ Hoa Kỳ có vùng đồng bằng sát duyên hải Đại Tây Dương nằm ở trung tâm bắc Mỹ được phân hóa thành 3 vùng tự nhiên bao gồm:
Thứ nhất, vùng Miền Tây có địa hình nhièu dãy núi trẻ cao với chiều cao trung bình trên 2000 m chạy dọc theo hướng bắc nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên. Ven biển Thái Bình Dương cũng có những đồng bằng nhỏ. Khu vực này có khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới hải dương ở khu vực ven biển Thái Bình Dương. Trong khu vực nội địa thì lại có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc. Tài nguyên khu vực này rất giầu kim loại vàng, đồng, chì,… Ngoài ra, nơi này còn có tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn, đất ven biển phì nhiêu.
Thứ hai, khu vực Miền Đông bao gồm dãy núi Apalat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương. Với địa hình dãy Apalat cao trung bình khoảng từ 1000 đến 1500 m, có sườn thoải, nhiều thung lũng cắt ngang còn đồng bằng ven Đại Tây Dương có địa hình rộng lớn, bằng phẳng. Khí hậu tại dãy Apalat là khí hậu ôn đới nhưng có lượng mưa khá lớn. Trong khi đó, vùng đồng bằng có khí hậu ôn đới hải dương và cận nhiệt đới. Tài nguyên đa dạng với sắt, than đá, thủy năng, dầu mỏ, khí tự nhiên, đất phì nhiêu,…
Thứ ba, vùng trung tâm với địa hình gò đồi thấp, nhiều đồng ruộng ở phía bắc và phía tây, phía nam thì có đồng bằng phù sa màu mỡ và rộng lớn. Khí hậu phân hai là ôn đới vùng phía bắc và cận nhiệt đới ven vịnh Mexico. Tài nguyên đa dạng với than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên.
Ngoài khu vực lãnh thổ, Hoa Kỳ còn được tạo thành bởi khu vực Alaska và Hawaii. Trong đó, Alaska là bán đảo rộng lớn nằm ở tây bắc của Bắc Mỹ với địa hình đồi núi chủ yếu và tài nguyên dầu mỏ, khí thiên nhiên. Còn Hawaii nằm ở giữa Thái Bình Dương có nhiều tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.
2. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của Hoa Kỳ:
2.1. Thuận lợi về điều kiện tự nhiên của Hoa Kỳ:
Điều kiện tự nhiên ưu ái mang đến cho Hoa Kỳ nhiều thuận lợi như:
Khá nhiều tài nguyên thiên nhiên như than đá, sắt, thủy năng, dầu mỏ, khí tự nhiên, đất phì nhiêu, vàng, đồng, chì, tài nguyên năng lượng phong phú,… cung cấp cho Hoa Kỳ một nguồn tài nguyên dồi dào phục vụ phát triển kinh tế quốc gia.
Thuận lợi về kinh tế biển với vị trí địa lý nằm tiếp giáp hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương nên hoạt động khai thác các tài nguyên biển của Hoa Kỳ rất phát triển.
Thuận lợi về việc giao lưu với các nước trong khu vực, từ đó thiết lập mối quan hệ với khu vực kinh tế năng động châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới bằng đường bộ và đường thủy khi có vị trí địa lý tiếp giáp Canada với các quốc gia Mỹ La Tinh và là cầu nối giữa Canada với Nga.
Vị trí địa lý của Hoa Kỳ đã giúp quốc gia này tránh được thiệt hại bởi sự ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh thế giới thứ I và thứ II. Đồng thời, nhờ vào chiến lược bán vũ khí, cung cấp vũ khí cho các bên tham gia thế chiến đã thu về cho Mỹ một khoản tiền khổng lồ, là bước đệm cho sự phát triển kinh tế quốc gia này.
Ngoài ra, còn có thể nhìn thấy thuận lợi từ điều kiện tự nhiên rõ hơn tại các vùng khác nhau như sau:
Phần lãnh thổ phía Tây của Hoa Kỳ có nhiều kim loại quý như vàng, đồng, chì, nguồn tài nguyên năng lượng cũng hết sức phong phú. Bên cạnh đó diện tích rừng khu vực này cũng tương đối lớn, phân bổ chủ yếu ở các sườn núi cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến.
Phần lãnh thổ phía Đông của Hoa Kỳ với khí hậu ôn đới và ôn đới hải dương, cận nhiệt đới thuận lợi cho phát triển các cây lương thực, cây ăn quả,… phục vụ cho ngành nông nghiệp. Khoáng sản chủ yếu là than đá, quãng sắt với trữ lượng rất lớn, nằm lộ thiên, dễ khai thác, thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng. Nguồn thủy năng phong phú.
Vùng trung tâm nhiều đồng cỏ thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, nhiều đất phù sa màu mở, diện tích rộng lớn thuận lợi cho trồng trọt. Vùng biển Hawaii với đường bờ biển dài, ven biển có nhiều bãi tắm – hòn đảo, các bãi tôm bãi cá phong phú, gần các tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển, có nhiều tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch
2.2. Khó khăn về điều kiện tự nhiên của Hoa Kỳ:
Bên cạnh những lợi thế đắc địa mà thiên nhiên Hoa Kỳ ưu đãi thì điều kiện tự nhiên của quốc gia này cũng mang nhiều khó khăn như:
Khí hậu quốc gia này khá đa dạng với nhiều kiểu khí hậu khác nhau dẫn tới nhiều thiên tai, bão lũ,… thường xuyên xảy ra.
Diện tích rộng lớn cũng là một cản trở cho việc điều hành và quản lý đất nước. Do đó, Hoa Kỳ được chia nhỏ ra nhiều bang, và ngoài luật liên bang chung, mỗi bang lại có những quy định pháp luật riêng. Từ đó dẫn đến sự không đồng nhất kinh tế và xã hội trên cùng một quốc gia.
Diện tích rừng, đồi núi chiếm khá nhiều diện tích, đồng thời nhiều tài nguyên khoáng sản tại các vùng núi khó khai thác.
Nhiều vùng ôn đới có lượng mưa khá lớn, nhưng có những vùng khu vực bồn địa, cao nguyên, đồi núi có sự phân hóa khí hậu phức tạp, khí hậu khô hạn.
Vị trí địa lý của Hoa Kỳ cũng gây cản trở, khó khăn cho việc giao thương với các quốc gia khu vực lục địa Á – Âu và Châu Đại Dương. Việc giao thương sẽ tiêu tốn nhiều kinh phí di chuyển, đi lại của quốc gia này với các quốc gia khu vực Á – Âu.
3. Tác động của điều kiện tự nhiên đến nền kinh tế Hoa Kỳ:
Kinh tế Hoa Kỳ được biết đến là quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Khác với Nhật Bản, Hoa Kỳ giàu mạnh không chỉ nhờ vào con người mà còn có sự hậu thuẫn từ điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý đã tạo điều kiện rất nhiều.
Hoa Kỳ có vị trí địa lý cách xa các khu vực lục địa Á – Âu, tuy khó khăn trong việc giao thương, xong thời điểm trước đó, nhờ vị trí địa lý này mà nước Mỹ đã thoát khỏi sự ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh thế giới I và II. Đồng thời, nhờ chiến lược cung cấp bán vũ khí cho các bên tham chiến đã tạo bước đệm cho sự phát triển giàu mạnh của kinh tế Mỹ. Làm giàu nhờ chiến tranh, xong phát triển kinh tế còn nhận được sự hậu thuẫn từ những thuận lợi của điều kiện tự nhiên. Một số khu vực ưu đãi về tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi. Khu vực Hawaii với bờ biển đẹp cũng mang lại cho nền kinh tế du lịch biển quốc gia này cực kỳ phát triển, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách trong và ngoài nước. Kinh tế biển phát triển, kinh tế nền công nghiệp cũng phát triển với đa dạng nguồn tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là tài nguyên năng lượng dồi dào.
Không thể phủ định sự thành công của nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới nhờ vào sức lực con người, xong điều kiện thiên nhiên, vị trí địa lý cũng tạo cơ hội phát triển kinh tế vững mạnh cho quốc gia này. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, khi con người khai thác kiệt quệ và tàn phá thiên nhiên gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Quốc gia này cũng không phải ngoại lệ. Sự thay đổi khí hậu gây ra nhiều biến cố lớn cho cuộc sống người dân. Bão lũ, động đất, thiên tai,… xảy ra nhiều với quy mô lớn làm tổn hại một phần đến nền kinh tế quốc gia này. Đợt nóng kỷ lục vào mùa hè năm 2022, nhiệt độ lên tới trên 50 độ C đã làm cho nhiều người dân, người vô gia cư ở quốc gia này điêu đứng. Có 425 ca tử vong được thống kê trong năm 2022 là vì nhiệt độ quá nóng tại quốc gia này. Đặc biệt gần đây nhất, thời điểm ngày 8 tháng 8 năm 2023 đã xảy ra vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong 100 năm qua tại Hawaii gần như cô lập phía tây hòn đảo này. Tất cả cháy rụi, ngọn lửa đã thiêu cháy tàn phá hầu hết thành phố Lahaina. Nguyên nhân ban đầu được xác định do thời tiết hanh khô và ít mưa, khuất gió, các hồ chứa nước của thành phố cũng bị cạn kiệt dẫn đến công tác cứu hỏa bị ảnh hưởng. Như vậy, sức tàn phá của thiên nhiên cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội của con người và nền kinh tế của một quốc gia.