Việc tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại để nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của các Thừa phát lại. Vậy việc tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại có bắt buộc hay không?
Mục lục bài viết
1. Thừa phát lại phải tham gia bồi dưỡng bắt buộc nghiệp vụ?
Việc bồi dưỡng nghiệp vụ của Thừa phát lại là một trong những công việc và yêu cầu quan trọng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thừa phát lại. Vì vậy việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại là bắt buộc và được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư 05/2020/TT-BTP như sau:
Hằng năm Thừa phát lại sẽ phải tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại trong thời gian tối thiểu là 02 ngày làm việc /năm tức là 16 giờ/năm.
Khi tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại thì Thừa phát lại sẽ được cung cấp các nội dung bồi dưỡng về các vấn đề sau đây:
(i) Thứ nhất thực hiện việc cập nhật các nội dung đã được sửa đổi bổ sung các kiến thức pháp luật của Thừa phát lại và Thi hành án dân sự; bộ luật tố tụng và văn bản pháp luật khác có liên quan;
(ii) Thứ hai, thực hiện việc bồi dưỡng và nâng cao các kỹ năng cần thiết trong việc hành nghề Thừa phát lại, rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp của Thừa phát lại;
(iii) Thứ ba, bồi dưỡng các cách thức thực hiện để giải quyết được các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình hành nghề Thừa phát lại.
Đơn vị có nghĩa vụ thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho các phát lại đó là Học viện Tư pháp. Theo đó Học viện Tư pháp sẽ thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Thừa phát lại theo các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2020/TT-BTP và sau khi hoàn thành việc bồi dưỡng nghiệp vụ sẽ cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nhập hội cho Thừa phát lại.
Ngoài ra tùy thuộc vào tình hình thực tiễn tại địa phương và Sở tư pháp có thể tiến hành thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại. Tương tự như việc bồi dưỡng nghiệp vụ phát lại tại Học viện Tư pháp sở tư pháp cũng sẽ bồi dưỡng các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2020/TT-BTP, sau khi hoàn thành việc bồi dưỡng Sở Tư pháp sẽ cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại theo quy định.
Trường hợp Thừa phát lại đã giảng dạy nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp hoặc đã tham gia giảng dạy tại một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phát lại được thực hiện bởi Sở Tư pháp hoặc Học viện Tư pháp tổ chức hoặc đã tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm với tư cách làm báo cáo viên về các nội dung trong khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại quy định tại khoản hai điều sáu được tổ chức bởi cục bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự thì Thừa phát lại đó cũng sẽ được công nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ. Đối với trường hợp này thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp các văn bản chứng nhận việc đã tham gia giảng dạy hoặc làm báo cáo viên cho Thừa phát lại được thực hiện bởi Học viện Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và sở tư pháp.
Trong trường hợp Thừa phát lại có tham dự các chương trình tập huấn hội thảo, tọa đàm về các nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại quy định tại khoản nhưng không phải do Cục bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức thì Thừa phát lại sẽ được công nhận đã tham ra bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại trong thời gian 01 ngày làm việc tức là 08 giờ, nếu trong trường hợp đã tham gia với tư cách là báo cáo viên từ hai chương trình trở lên thì sẽ được tính đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Đối với trường hợp này thì Cục bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự sẽ là cơ quan có thẩm quyền để cấp văn bằng chủ nhật cho Thừa phát lại và nêu rõ số ngày đã tham dự các chương trình tập huấn hội thảo tọa đàm.
Như vậy có thể xác định ngoại trừ các trường hợp được miễn tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phát lại thì mỗi Thừa phát lại đều có nghĩa vụ phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu là 02 ngày làm việc /năm tức là 16 giờ/năm.
2. Các trường hợp thừa phát lại được miễn tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phát lại:
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 05/2020/TT-BTP theo đó trong một số trường hợp Thừa phát lại sẽ được miễn nghĩa vụ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
– Thừa phát lại là phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Quy định này để đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.
– Thừa phát lại đang trong thời gian điều trị dài ngày trực tiếp tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mắc các bệnh thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ y tế ban hành trong thời gian từ 03 tháng trở lên và có Giấy chứng nhận của các cơ quan y tế từ tuyến huyện hoặc tương đương trở lên. Quy định này là các quy định ưu tiên đối với những người mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định.
– Để được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ nếu thuộc một trong hai trường hợp trên thì Thừa phát lại sẽ phải nộp các giấy tờ để chứng minh việc thuộc các trường hợp được miễn nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tới Sở tư pháp nơi đăng ký hành nghề của mình theo quy định.
Như vậy có thể thấy việc tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi Thừa phát lại trong quá trình hành nghề thừa phát lại chỉ trừ một số trường hợp ngoại trừ theo quy định.
2. Người tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ được tập sự những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 05/2020/TT-BTP đã có quy định rõ về các nội dung tập sự hành nghề Thừa phát lại, bao gồm:
Việc tiếp nhận và phân loại các yêu cầu thực hiện công việc của các Thừa phát lại; đào tạo kỹ năng có thể thực hiện được việc kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ tài liệu mà người yêu cầu cung cấp trong hồ sơ và xác định được năng lực hành vi dân sự của người có yêu cầu.
Thừa phát lại phải là người có các ứng xử theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Thừa phát lại. Trong quá trình tập sự Thừa phát lại sẽ được phổ biến rõ các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như các lợi ích hợp pháp mà Thừa phát lại có quyền được hưởng. Đồng thời sẽ nắm được ý nghĩa và hậu quả pháp lý trong trường hợp tiếp nhận yêu cầu hoặc từ chối yêu cầu.
Hướng dẫn cách nghiên cứu và đưa ra các phương hướng giải quyết đối với hồ sơ yêu cầu thực hiện công việc của Thừa phát lại.
Được hướng dẫn kỹ năng lập vi bằng hoặc soạn thảo các văn bản thuộc thẩm quyền của Thừa phát lại có thể thực hiện.
Đào tạo kỹ năng tống đạt các giấy tờ, tài liệu, hồ sơ
Đào tạo kỹ năng tổ chức việc thi hành án theo bản án quyết định của tòa án.
Hướng dẫn kỹ năng sắp xếp, phân loại các hồ sơ yêu cầu đã được giải quyết vào kho lưu trữ.
Đào tạo và hướng dẫn các kỹ năng khác liên quan trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp của Thừa phát lại dưới sự phân công hướng dẫn của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Thông tư 05/2020/TT-BTP về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.