Ông nội em có 1 căn nhà, ông mất và không để lại di chúc. Cha em bị bệnh tâm thần và em năm nay 21 tuổi thì em có quyền được hưởng thừa kế thay cha không?
Tóm tắt câu hỏi:
Ông nội em có tài sản là một căn nhà. Ông đã mất và không để lại di chúc. Bây giờ chín người cô bác em chia đều tài sản thừa kế này ra. Cha của em là con út em là con ruột của cha nhưng cha em bệnh về tâm thần, mẹ nuôi em từ nhỏ tới lớn. Em năm nay 21 tuổi vậy em có khả năng đứng ra thay thế cha em về phần thừa kế đó không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015” thì người thừa kế được hiểu.
“Điều 635. Người thừa kế:
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.
Những người sau đây sẽ không có quyền hưởng di sản thừa kế:
“Điều 643. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc”.
>> Luật sư
qua tổng đài: 1900.6568 tư vấn pháp luật trực tuyến
Theo đó, trường hợp của bạn, ông bạn mất mà không để lại di chúc, do đó phần di sản của ông bạn sẽ được chia theo pháp luật. Đồng thời, theo Điều 676 “Bộ luật dân sự 2015” thì bố bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và bạn thuộc hàng thừa kế thứ 2. Tuy nhiên, pháp luật dân sự không quy định người bị bệnh về tâm thần không được phép hưởng di sản thừa kế mà chỉ quy định người được hưởng di sản thừa kế phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế.
Do vậy, bố bạn vẫn được hưởng di sản thừa kế chia theo pháp luật, nhưng do bị mất năng lực hành vi dân sự nên để thực hiện phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, bố bạn cần phải có người giám hộ.
Như vậy, thì bố bạn vẫn được hưởng di sản thừa kế theo hàng thứ 1 và bạn vẫn được hưởng di sản thừa kế theo hàng thứ 2.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.