Mọi cá nhân đều có quyền như nhau trong việc hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Khi người chết không có di chúc, thì theo pháp luật, những người được hưởng di sản đầu tiên là cha, mẹ, vợ, chồng và các con của họ. Vậy thừa kế thế vị là gì? Trường hợp nào phát sinh thừa kế thế vị?
Mục lục bài viết
1. Thừa kế thế vị là gì?
Trước hết, cần phải hiểu thừa kế chính là việc tài sản thuộc sở hữu của người chết được giao lại cho những người còn sống qua sự định đoạt của chính họ bằng di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Người còn sống để hưởng di sản thừa kế được xác định:
– Còn sống tại thời điểm người đó chết
– Người thành thai trước khi người đó chết, sau khi sinh ra còn sống.
Như vậy, theo quy định này, có thể xác định người thừa kế của người chết nếu chết trước hoặc cùng lúc với người đó thì về nguyên tắc sẽ mất quyền hưởng di sản, vì họ không còn là “người còn sống”. Tuy nhiên, nếu như người này là con của người để lại di sản thừa kế thì quyền của họ vẫn sẽ được duy trì nếu như vào thời điểm người này chết, họ đang có con hoặc cháu nội, ngoại (nếu con cũng đã chết) bởi lúc này những người con hoặc cháu nội, ngoại đó của họ sẽ thế vị để hưởng phần di sản mà họ đáng lẽ được hưởng nếu còn sống (Theo Điều 619
Từ đó, có thể hiểu, thừa kế thế vị chính là việc phần di sản mà người con chết trước hoặc cùng lúc với bố hoặc mẹ sẽ được hưởng nếu còn sống được chuyển giao cho các con hoặc cháu nội, ngoại (nếu như không có con còn sống) của người con đã chết đó.
Ví dụ:
Ông A có vợ và 2 người con là B và C trong đó B có 2 người con còn sống, C có 1 người con nhưng đã chết để lại một người con trai là D. Do tai nạn xe mà cả A, B và C được xác định là chết cùng thời điểm. Như vậy, trong trường hợp này xác định người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A gồm vợ, 2 người con B và C. Tuy nhiên B và C đã chết cùng thời điểm, do đó những người còn sống được hưởng thừa kế sẽ bao gồm:
– Người vợ của ông A: hàng thừa kế thứ nhất
– Đối với người con B: khi chết có 2 người con còn sống, do đó 2 người con này sẽ thế vị cho B để hưởng phần di sản mà B được hưởng (con thế vị cho bố để hưởng di sản của ông)
– Đối với người con C: do con của C đã chết trước đó, chỉ còn lại người cháu là D, do đó D sẽ thế vị cho C để hưởng phần di sản mà C được hưởng (cháu thế vị cho ông để hưởng di sản của cụ)
Như vậy, trường hợp này 2 người con của B, người cháu nội D của C sẽ đứng ngang với người vợ của A để hưởng di sản mà A để lại
2. Điều kiện phát sinh trường hợp thừa kế thế vị:
Thừa kế thế vị thực chất là mối quan hệ giữa người được thế vị (người con của người chết để lại di sản) và người thế vị (cháu, chắt của người chết để lại di sản thừa kế) đối với tài sản mà của người chết để lại. Do đó, trường hợp thừa kế thế vị sẽ phát sinh khi có các điều kiện sau:
– Người được thế vị phải là người con có đủ điều kiện hưởng thừa kế của người đã chết: Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, con đẻ, con nuôi là một trong nhưng đối tượng được ưu tiên đầu tiên hưởng thừa kế. Tuy nhiên, luật cũng quy định một số trường hợp họ không được quyền hưởng di sản tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, do đó nếu người con đã chết cùng lúc với bố, mẹ thuộc những trường hợp này thì những người thế vị của họ cũng sẽ không được hưởng di sản thừa kế, cụ thể đó là các trường hợp sau:
+ Ngược đãi, hành hạ, làm người để lại di sản bị chết hoặc tổn hại sức khỏe hoặc xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự đã bị kết án.
+ Không thực hiện việc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản đúng với nghĩa vụ mà người con phải thực hiện.
+ Cố ý thực hiện hành vi nhằm giết người thừa kế khác để hưởng di sản.
+ Có những hành vi làm cho người để lại di chúc không lập được di chúc hoặc làm di chúc không đúng ý chí của người để lại di sản nhằm hưởng di sản của họ.
– Người thế vị phải là người đời sau có quan hệ dòng máu trực hệ với người được thế vị (là con đẻ, cháu ruột)
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, con nuôi và
– Người được thế vị phải là người chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thừa kế: Bởi trường hợp nếu người con này chết sau sẽ đặt ra vấn đề quyền thừa kế của người con này đối với di sản của người chết vẫn được công nhận. Do đó, khi người này chết đi, các con hoặc cháu nội, ngoại của người con này sẽ được thừa kế theo hàng thừa kế chứ không đặt ra vấn đề thế vị. Do vậy, thừa kế thế vị chỉ phát sinh khi người thừa kế của người chết đã chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Luật quy định điều này nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người có dòng máu trực hệ với người chết.
– Thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi hàng thừa kế thứ nhất của người đã chết vẫn còn những người khác: Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, khi người chết để lại di sản thừa kế nhưng không có di chúc thì cha, mẹ, vợ, con của họ sẽ là hàng thừa kế thứ nhất được hưởng. Khi những người này không có ai còn sống thì những người ở hàng thừa kế thứ hai sẽ được hưởng. Do vậy, thừa kế thế vị chỉ phát sinh khi ở hàng thừa kế thứ nhất của người chết vẫn đang có người còn sống.
Ví dụ: Ông A chết không để lại di chúc có vợ là H và 2 người con là B, C. B có 2 người con là Q và K, còn C đã chết cùng thời điểm với ông A, chỉ để lại một người con là D. Trong trường hợp này xác định, người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A bao gồm vợ ông A, con trai B, C. Hàng thừa kế thứ hai gồm các cháu của ông A là Q, K và D. Do C chết cùng thời điểm với ông A nên thừa kế thế vị sẽ phát sinh đối với D (con của C), theo đó D hưởng phần di sản thừa kế đáng lẽ C sẽ được hưởng nếu còn sống cùng với người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của ông A (bà H và B).
D sẽ không phải người thừa kế thế vị của C nếu như thời điểm ông A chết người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của ông A là bà H và anh B đều đã chết. Thay vào đó, D sẽ cùng Q, K hưởng thừa kế của ông A với vai trò là người thuộc hàng thừa kế thứ 2
3. Chia thừa kế thế vị có được áp dụng đối với chia thừa kế theo di chúc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho cháu hỏi về phần thừa kế thế vị có được áp dụng đối với thừa kế theo di chúc không? Tình huống đặt ra là: khi ông B mất có để lại di chúc cho toàn bộ di sản là tổ chức X. Nhưng theo điều 644 BLDS 2015 vợ ông ấy được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Nhưng người vợ này đã chết trước ông. Vậy con ông bà ấy là anh C thành niên có việc làm ổn định có được áp dụng thừa kế thế vị không ạ?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 652
“Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Trường hợp thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 nêu trên, thuộc Chương XXIV quy định về thừa kế theo pháp luật. Do đó, thừa kế thế vị không áp dụng đối với trường hợp thừa kế theo di chúc quy định tại Chương XXIII.
Trong trường hợp câu hỏi của bạn, khi ông B mất có để lại di chúc cho toàn bộ di sản là tổ chức X thì việc thừa kế được áp dụng theo di chúc. Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:
“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Như vậy, đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động. Trong trường hợp của bạn, vợ ông B đã chết trước khi ông B chết thì không đặt ra trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc hay thừa kế thế vị. Vì vợ ông B chết trước ông B thì đặt ra vấn đề phân chia di sản thừa kế của vợ ông B trước và xác định tài sản ông B và vợ ông B trong khối tài sản chung của vợ chồng. Nếu con ông B là người dưới 18 tuổi thì thuộc đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Còn nếu đã thành niên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì không thuộc đối tượng này.
4. Thừa kế thế vị áp dụng trong trường hợp nào?
Có thể nói, trong bất kỳ thời kỳ phát triển nào của xã hội đều có ghi nhận về vấn thừa kế trong hệ thống pháp luật, đây là một hình thức pháp lý quan trọng để bảo vệ các quyền công dân nói chung. Ở Việt Nam, quyền thừa kế được coi là một trong những quyền quan trọng, cơ bản của công dân và được ghi nhận rõ trong các Hiến pháp. Đồng thời, Bộ luật dân sự năm 2015 đang có hiệu lực thi hành đã cụ thể hóa điều này, từ đó tạo cơ sở pháp lý bảo vệ cho quyền thừa kế và giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Trong thừa kế, nếu thừa kế theo di chúc là sự biểu hiện ý chí của người để lại di sản thì việc xác định những người thuộc diện hưởng thừa kế chỉ xảy ra khi di sản được chia theo pháp luật. Đặc biệt, trong quy định về thừa kế chia theo pháp luật, một trong những trường hợp được ghi nhận nhằm bảo đảm quyền thừa kế cho những người cháu, chắt của người để lại di sản đó chính là thừa kế thế vị.
Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015, tất cả mọi người đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác theo đúng ý chí của họ thể hiện qua di chúc hoặc theo ý chí của Nhà nước thông qua quy định của pháp luật và ngược lại, tất cả đều có quyền được nhận thừa kế di sản của người khác thông qua di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
Thừa kế di sản theo có được hiểu chính là sự dịch chuyển về tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế và người thừa kế đó sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản mà họ được hưởng.
Theo nguyên tắc chung, người thừa kế phải là người được xác định là vẫn đang còn sống vào thời điểm mở thừa kế, tuy nhiên để đảm bảo quyền thừa kế cho những người con hoặc cháu của người thừa kế nếu như họ đã chết trước hoặc chết cùng với người để lại di sản thì tại Điều 652 của Bộ luật dân sự năm 2015 đã đưa ra quy định về thừa kế thế vị.
Theo quy định này thì thừa kế thế vị có thể được hiểu chính là việc những người ở hàng cháu hoặc chắt được hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ của mình với vai trò là người thay thế vị trí cho chính cha hoặc người mẹ của họ. Phần di sản mà người con được hưởng trong khối di sản của người để lại di sản thừa kế nói trên là phần di sản mà bố hoặc mẹ của người đó được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, từ khái niệm này có thể thấy, thừa kế thế vị có một số những đặc trưng cơ bản sau:
– Cơ sở để phát sinh thừa kế thế vị chính là thừa kế thế vị chứ không phải theo di chúc. Do đó, thừa kế thế vị chính là trình tự hưởng di sản mà pháp luật quy định, những người đứng hàng cháu và chắt trong trường hợp này không phải là hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai mà chính là đứng ngang hàng với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khác còn sống để hưởng di sản.
– Không phải trong mọi trường hợp đều phát sinh thừa kế thế vị, chỉ khi người được thế vị đã chết từ trước hoặc chết cùng lúc với người để lại di sản mới đặt ra vấn đề này.
– Nếu thời điểm phát sinh thừa kế thế vị mà người thế vị chưa được sinh ra thì người thế vị đó phải đảm bảo còn sống khi sinh ra và đã thành thai trước thời điểm người được thế vị chết.
Thứ hai, các trường hợp áp dụng thừa kế thế vị theo quy định
– Thừa kế thế vị áp dụng trong trường hợp cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà để lại.
Tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định: Nếu người con của người để lại di sản đã chết từ trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì cháu của họ sẽ thay thế vị trí của bố, mẹ để hưởng phần di sản mà họ để lại. Như vậy, những người đứng ở hàng cháu của người để lại di sản sẽ đóng vai trò thay cho bố hoặc mẹ của họ để hưởng thừa kế mà ông, bà (nội, ngoại ) của họ để lại. Quan hệ này được hình thành trên cơ sở mối quan hệ huyết thống, do đó cả con trong giá thú hay ngoài giá thú đều có quyền được thừa hưởng theo quy định này.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng ghi nhận về việc giữa con nuôi và cha mẹ nuôi cũng đều được thừa hưởng di sản thừa kế của nhau và tồn tại thừa kế thế vị nếu như đủ điều kiện. Điều này cho thấy, ngoài mối quan hệ huyết thống, con nuôi cũng là trường hợp được ghi nhận trong thừa kế thế vị nhằm đảm bảo quyền thừa kế cho họ.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã mở rộng thêm về việc áp dụng thừa kế thế vị ngay cả trong trường hợp con riêng cũng có thể được hưởng thừa kế theo thế vị nếu giữa họ và cha dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với nhau như cha con hoặc mẹ con. (Theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2015).
Có thể thấy những trường hợp này không chỉ đảm bảo quyền thừa kế cho những người này mà còn thể hiện giá trị đạo lý, nhân văn sâu sắc.
– Thừa kế thế vị áp dụng đối với trường hợp hàng chắt thế vị cho cha hoặc mẹ của chắt để hưởng di sản thừa kế của cụ để lại.
Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015, những người đứng hàng chắt sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà cha hay mẹ của họ sẽ được hưởng từ di sản của cụ để lại bằng tư cách thế vị nếu cha hay mẹ của họ đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người cụ này, cụ thể như sau:
+ Trường hợp ông, bà nội và cha (hoặc ông, bà ngoại và mẹ) đều chết trước người cụ đã để lại đi sản.
+ Trường hợp ông, bà nội và cha (hoặc ông, bà ngoại và mẹ) đều chết cùng lúc với người cụ để lại di sản.
– Thừa kế thế vị trong trường hợp người được thế vị không được thừa kế di sản do không đủ điều kiện theo quy định.
Quy định của pháp luật hiện hành đều ghi nhận quyền hưởng thừa kế của cá nhân. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có quy định rõ ràng về những người không được quyền hưởng di sản thừa kế tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
– Người thuộc diện thừa kế đã bị kết án do có một trong những hành vi xâm phạm đến sức khỏe hay tính mạng, nhân phẩm, danh dự hoặc ngược đãi, hành hạ người để lại di sản.
– Không thực hiện được nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.
– Vì mục đích hưởng phần di sản của người được thừa kế khác mà có hành vi cố ý giết họ.
– Người này đã làm những việc lừa dối, ép buộc hay ngăn cản người để lại di chúc lập di chúc hoặc vì mục đích chiếm di sản mà dùng các thủ đoạn như giả mạo, sửa chữa, hủy hoặc che dấu di chúc.
Căn cứ vào quy định về thừa kế thế vị như ở trên đã đề cập, có thể xác định nếu trong trường hợp những người thừa kế thuộc một trong các trường hợp trên chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì thừa kế thế vị sẽ không phát sinh. Bởi lẽ, việc thừa kế với tư cách thế vị của cháu, chắt chính là dựa trên quyền thừa kế của cha hoặc mẹ họ. Chính vì vậy, cháu không thể thừa kế thế vị của ông, bà nếu cha hoặc mẹ của cháu khi còn sống không có quyền hưởng (do bị tước quyền) thừa kế theo pháp luật của ông, bà.