Hiện nay chúng ta có thể thấy vào mỗi mùa World cup thì hành vi cá độ bóng đá diễn ra rất nhiều, có thể là trực tiếp hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông nào. Vậy hành vi cá độ bóng đá khi thua độ mà không muốn trả độ có được không?
Mục lục bài viết
1. Thua cá độ bóng đá World Cup không muốn trả độ được không?
Theo Luật Thể dục thể thao, sửa đổi năm 2018 có hiệu lực ngày 1/1/2019 và cụ thể là điều 67 của Luật này quy định: hợp pháp hóa việc đặt cược thể thao. Nhưng đồng thời, Nghị định 06/2017/NĐ-CP cũng đặt ra nhiều điều kiện mới đối với hoạt động kinh doanh đặt cược cũng như việc người tham gia phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đối với người đặt cược bóng đá. Tuy nhiên, hiện tại mô hình kinh doanh này chưa được phổ biến ở Việt Nam. Và hiện nay tại Việt Nam hiện nay chưa có một tổ chức hay doanh nghiệp nào đăng kí kinh doanh loại hình này vì vậy những hoạt động tổ chức cá độ bóng đá đều là bất hợp pháp.
Về việc thanh toán tiền cá độ bóng đá, theo nguyên tắc thông thường của trò cá cược này, người thua phải trả cho người thắng theo số tiền đã thỏa thuận ban đầu dựa trên kết quả trong 1 trận đấu bóng đá.
Bên cạnh đó như đã trình bày hành vi cá độ bóng đá nói chung và cá độ bóng đá trong World Cup nói riêng là hình thức vi phạm pháp luật nên việc bị thua cá độ bóng đá World Cup sẽ không phải trả độ. Bởi đây là việc đặt cược này có thể được xác định là giao dịch dân sự vô hiệu theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 và căn cứ Điều 131 BLDS 2015 có quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Lúc này, giao dịch trước đó không được pháp luật công nhận và không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Công dân Việt Nam có bị bắt khi cá độ bóng đá trực tuyến không?
Cá độ bóng đá trực tuyến được hiểu là hình thức cá độ bóng đá thông qua mạng Internet. Người đặt cược thực hiện cá cược trực tuyến tại các trang web cung cấp dịch vụ cá cược.
Hành vi đánh bạc trái phép theo quy định hiện hành không phân biệt hình thức thực hiện. Theo đó, hành vi cá độ bóng đá qua mạng hiện được coi là hành vi đánh bạc trái phép và bị pháp luật nghiêm cấm. Đặc biệt, khi có các kỳ đại hội bóng đá diễn ra, cá độ bóng đá trực tuyến là một trong những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm cấm đang diễn ra phổ biến. Mọi người dân cần nhận thức đầy đủ về tính phi pháp của hành vi cá độ cũng như những hậu quả pháp lý có thể xảy ra nếu thực hiện hành vi cá độ trái phép World Cup. Ngoài ra, nội dung tại Công văn 196/TANDTC – PC năm 2018 có hướng dẫn như sau:
– Việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị điện tử để phạm tội quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật hình sự được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và thiết bị điện tử để đánh bạc trực tuyến (như tạo ổ đánh bạc trực tuyến hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị điện tử để tổ chức đánh bạc, ổ đánh bạc).
– Trường hợp người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các thiết bị điện tử khác để giao kết với nhau (nhắn tin qua điện thoại, qua thư điện tử, zalo, viber…. để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa…. .) không hình thành trò chơi ăn thua bằng tiền, hiện vật trên mạng thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 Bộ luật hình sự.
Theo đó, hành vi cá độ bóng đá trực tuyến trong thời gian diễn ra World Cup nói riêng và cá độ bóng đá qua mạng nói chung là hình thức vi phạm pháp luật.
3. Hành vi cá độ bóng đá bị xử phạt như thế nào?
3.1. Xử lý vi phạm hành chính về hành vi cá độ bóng đá:
Căn cứ Điểm d Khoản 5 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi đánh bạc trái pháp luật thì sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức xổ số kiến thiết trái phép như: Là nhân viên ngân hàng; Tổ chức sản xuất, phát hành tờ xổ số lậu hoặc ấn phẩm in khác để chơi xổ số lậu; Tổ chức mạng lưới bán vé số trái phép; Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hình thức khác để đánh bài ăn tiền;
Từ đó có thể thấy công dân Việt Nam cá độ bóng đá qua mạng sẽ có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, và phạt gấp đôi đối với tổ chức
3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cá độ bóng đá:
Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 120 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017) thì đánh bạc trái pháp luật sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, có thể bị phạt tiền đến cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 36 tháng đối với người có hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào với số tiền cược (bằng tiền hoặc hiện vật) trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, phạm tội hoặc một trong các tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật Hình sự.
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với hành vi phạm tội được thực hiện có tính chất chuyên nghiệp; Phần vốn góp được định giá ≥ 50.000.000 đồng; Sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc thiết bị điện tử để thực hiện hành vi phạm tội; Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm khi thuộc một trong các trường hợp có hành vi tổ chức đánh bạc hoặc điều hành sòng bạc thì bị : Sử dụng địa điểm do mình sở hữu hoặc quản lý để tổ chức đánh bạc cùng lúc từ 10 người trở lên hoặc trên 02 chiếu đánh bạc với số tiền đặt cược từ 5.000.000 đồng trở lên; Tổng giá trị tiền đặt cọc tại một thời điểm ≥ 20.000.000 đồng; Làm dịch vụ cầm đồ cho người đánh bạc; lắp đặt thiết bị phục vụ việc đánh bạc; cử người canh giữ hoặc phục vụ; chuẩn bị thoát hiểm trong trường hợp bị đột kích; sử dụng các thiết bị hỗ trợ đánh bạc; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa được xóa án tích về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật Hình sự .
– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp người phạm tội thực hiện các hành vi vi phạm mang tính chất chuyên nghiệp, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên hay tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Từ đó có thể thấy nếu công dân Việt Nam cá độ bóng đá qua mạng có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu thực hiện có tính chất chuyên nghiệp; thu lợi bất chính ≥ 50.000.000 đồng; họ sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị điện tử để cá độ bóng đá hoặc tái phạm nguy hiểm.
4. Khi cần đưa tin về cá độ bóng đá có thể liên hệ qua đâu?
Trong thời gian gần đây, chúng ta có thể thấy Bộ Công an Việt Nam liên tiếp triệt phá hàng loạt tụ điểm đánh bạc, cá độ bóng đá dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể trực tiếp, qua mạng hay bất cứ phương tiện nào. Trước tình hình vô cùng khẩn cấp, với diễn biến phức tạp và khó lường của nhiều đường dây đánh bác, cá độ hay cá cược lên đến số tiền hàng trăm hàng nghìn tỷ đồng trong thời gian diễn ra World Cup, Bộ Công an Việt Nam đã công bố đường dây nóng phòng chống cá độ bóng đá trong thời gian diễn ra World Cup.
Trong trường hợp bất kì ai trong chúng ta, là công dân Việt Nam để bảo vệ pháp luật và phòng ngừa tệ nạn cờ bạc trong xã hội nếu chúng ta phát hiện người có liên quan đến cá độ bóng đá trong thời gian diễn ra World Cup , công dân Việt Nam cần kịp thời báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc qua đường dây nóng của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an theo số điện thoại: 069234856
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Luật thể dục thể thao năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2008- Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.