Thử việc có bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không? Khi nào bị khấu trừ 10% thu nhập?
Thử việc có bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không? Khi nào bị khấu trừ 10% thu nhập?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang thử việc 2 tháng trước khi ký
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Công văn 3945/2015/CV-LĐTBXH-LĐTL
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất, về việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định:
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
Căn cứ theo quy định trên thì khi bạn thử việc tại công ty và được trả mức lương trên 2 triệu/tháng thì trước khi trả tiền lương thử việc cho bạn, công ty sẽ khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên nếu bạn chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên (chỉ có thu nhập duy nhất khi thử việc tại công ty) nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của bạn sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì bạn làm cam kết (theo mẫu 02/CK-TNCN Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi công ty để công ty làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Nhưng để làm cam kết 02/CK-TNCN, bạn cần có mã số thuế cá nhân.
Thứ hai, về việc tham gia bảo hiểm xã hội
Tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
>>> Luật sư tư vấn pháp
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
Điều 29. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Hơn nữa, theo hướng dẫn tại Công văn 3945/2015/CV-LĐTBXH-LĐTL thì:
2. Về tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian thử việc
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội (2006, 2014) thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên (từ ngày 01/01/2018 là hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên) thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo quy định tại Điều 26, Điều 27 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết
hợp đồng thử việc . Hợp đồng thử việc phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này, không bao gồm nội dung về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Căn cứ quy định nêu trên thì thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do vậy, bạn không phải đóng bảo hiểm xã hội cho hai tháng thử việc.