Đình công là gì? Thủ tục yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
Đình công là một quyền lợi của người lao động được quy định tại bộ luật tố tụng dân sự 2015 và
Cơ sở pháp lý:
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Đình công là gì?
Tại Điều 198. Đình công Bộ luật lao đọng 2019 có nêu ra khái niệm về đình công như sau:
” Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.”
Như vậy, Từ những quy định của pháp luật có thể hiểu việc đình công diễn ra chính là đòi hỏi quyền lợi của người lao động như cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm,… hay nói cách khác về đình công là một quyền của người lao động, được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động
2. Thủ tục yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Căn cứ dựa trên quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thủ tục yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công cụ thể như sau:
1. Yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Theo quy định tại Điều 403 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công như sau:
Tại Điều 403. Yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
1. Trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
2. Người yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải làm đơn yêu cầu gửi Tòa án. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
a) Những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công;
c) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động nơi tập thể lao động đình công.
3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Theo quy định này có thể thấy yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công cần thực hiện theo quy định về thời hạn, phải có đơn theo quy định và các thủ tục liên quan khác để việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công có các nội dung và tình tiết chúng minh tính hợp pháp đó.
2. Thủ tục gửi đơn yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Thủ tục gửi đơn, nhận đơn, nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ đối với việc xét và quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công tại Toà án được thực hiện tương tự như thủ tục gửi đơn, nhận đơn, nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ tại Toà án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
3. Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.
Thành phần hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công gồm ba Thẩm phán.
Hội đồng giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công gồm ba Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ định.
Việc thay đổi thẩm phán là thành viên Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
4. Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Ngay sau khi nhận đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu phải ra quyết định đưa việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công ra xem xét. Quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải được gửi ngay cho Ban chấp hành công đoàn, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức liên quan.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
5. Đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Toà án đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong các trường hợp sau đây:
Bên yêu cầu rút đơn yêu cầu;
Hai bên đã thoả thuận được với nhau về giải quyết đình công và có đơn yêu cầu Tòa án không giải quyết;
Người có đơn yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
6. Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công do Thẩm phán chủ trì làm chủ tọa; Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.
Đại diện của tập thể lao động và người sử dụng lao động.
Đại diện các cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Toà án.
7. Hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Thẩm phán được phân công chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công hoặc Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công quyết định hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công tương tự như quy định về hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Thời hạn hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công không quá 03 ngày làm việc
Trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công công bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công và tóm tắt nội dung đơn yêu cầu.
Đại diện của tập thể lao động và của người sử dụng lao động trình bày ý kiến của mình.
Chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công có thể yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến.
Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thảo luận và quyết định theo đa số.
8. Quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
Quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công phải nêu rõ lý do và căn cứ để kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công.
Quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công phải được công bố công khai tại tòa và gửi ngay cho Ban chấp hành công đoàn và người sử dụng lao động, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Tập thể lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thi hành quyết định của tòa án nhưng có quyền khiếu nại theo thủ tục do Bộ luật này quy định.
Sau khi quyết định của tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công được công bố, nếu cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc.
9. Xử lý vi phạm
Khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Người lợi dụng đình công gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
10. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, Ban chấp hành công đoàn, người sử dụng lao động có quyền gửi đơn khiếu nại lên Toà án nhân dân tối cao.
Ngay sau khi nhận đơn khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, Tòa án nhân dân tối cao phải có văn bản yêu cầu Tòa án đã xét tính hợp pháp của cuộc đình công chuyển hồ sơ vụ việc để xem xét, giải quyết.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đã ra quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công phải chuyển hồ sơ vụ việc lên Toà án nhân dân tối cao để xem xét, giải quyết.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.
Quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng về tính hợp pháp của cuộc đình công.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Thủ tục yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.