Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong các hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Vậy thủ tục xóa án tích được là ở đâu? Cách lập hồ sơ xóa án tích?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xóa án tích được làm ở đâu?
Trước tiên cần phải hiểu án tích là gì, án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong các hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Án tích tồn tại trong suốt cả quá trình người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi người này được xóa án. Sau khi chấp hành xong bản án, trải qua một thời hạn nhất định chứng tỏ rằng người phạm tội đã phục thiện thì Nhà nước sẽ xoá án tích cho người bị kết án. Người được xóa án tích sẽ được coi là một người chưa bị kết án hay nói cách khác chính là người “trong sạch” về lý lịch tư pháp. Các quy định về xóa án tích trong luật hình sự xuất phát từ chính sách nhân đạo của Nhà nước ta thể hiện thông qua thái độ không định kiến với người phạm tội, tạo ra điều kiện cho họ tháo bỏ những mặc cảm về các lỗi lầm trong quá khứ, quyết tâm phục thiện với một lý lịch tư pháp trong sạch. Song nếu một người đã từng phạm tội, chưa được xóa án tích nhưng lại phạm tội mới thì khi tòa án quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi việc chưa xóa án tích là một trong những tình tiết tăng nặng tội phạm.
Căn cứ Điều 70,71,72 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017, xóa án tích có 03 trường hợp và mỗi trường hợp có thủ tục xóa án tích khác nhau và có nơi nộp hồ sơ xóa án tích khác nhau, cụ thể:
Trường hợp 1: Đương nhiên xóa án tích
Đương nhiên được xoá án tích là trường hợp xoá án tích mà không cần phải có sự xem xét quyết định của toà án. Đây cũng là một trường hợp thông thường của việc xoá án tích. Căn cứ Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 và Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2021 quy định cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật các thông tin về tình hình án tích của người bị kết án; cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích khi mà nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích nếu họ đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích. Mà theo khoản 5 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm có Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp.
Như vậy, khi người được đương nhiên xóa án tích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích thì nơi yêu cầu là một trong hai nơi:
– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
– Sở Tư pháp.
Trường hợp 2: Xóa án tích theo quyết định của tòa án
Đúng như theo tên gọi của nó, xóa án tích theo quyết định của tòa án sẽ phải nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án, vấn đề này được quy định rõ tại Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2021, Điều này quy định, những trường hợp quy định tại Điều 71 (xóa án tích theo quyết định của tòa án) và Điều 72 (xóa án tích trong trường hợp đặc biệt) của Bộ luật hình sự thì việc xóa án tích do Tòa án quyết định. Người đã bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án.
Như vậy, khi nộp hồ sơ xóa án tích trong trường hợp xóa án tích theo quyết định của tòa án, người có án tích phải nộp hồ sơ tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án.
Trường hợp 3: Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt
Căn cứ Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2021, nơi nộp hồ sơ xin xóa án tích khi xóa án tích trong trường hợp đặc biệt là Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án (giống với trường hợp xóa án tích theo quyết định của tòa án).
2. Cách lập hồ sơ xóa án tích khi làm thủ tục xóa án tích:
2.1. Hồ sơ xóa án tích trong trường hợp đương nhiên xóa án tích:
– Chứng minh thư hoặc Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
– Trích lục/bản sao Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, nếu như đã xét xử phúc thẩm thì cung cấp cả trích lục/bản sao Bản án sơ thẩm và phúc thẩm.
– Căn cứ vào hình phạt chính tại Bản án, nộp một trong những giấy tờ (bản chính) sau đây:
+ Giấy chứng nhận đặc xá do chính Trại giam nơi thi hành án cấp (trường hợp bị xử phạt tù giam nhưng được đặc xá).
+ Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù do Trại giam nơi thi hành án cấp hoặc là giấy tờ có giá trị thay thế (trong trường hợp bị xử phạt tù giam và đã chấp hành xong hình phạt tù).
+ Giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo do chính Cơ quan thi hành án hình sự – Công an quận, huyện, thị xã hoặc là giấy tờ có giá trị thay thế (trong trường hợp bị phạt tù nhưng được hưởng án treo).
+ Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giảm giữ do chính Cơ quan thi hành án hình sự – Công an quận, huyện, thị xã cấp hoặc là giấy tờ có giá trị thay thế (trong trường hợp bị phạt cải tạo không giam giữ).
– Biên lai nộp tiền án phí, tiền phạt và các nghĩa vụ dân sự khác như, ví dụ như bồi thường, truy thu… trong bản án hình sự hoặc là Giấy xác nhận kết quả thi hành do Cơ quan thi hành án dân sự cấp hoặc những giấy tờ khác có liên quan đến việc xác nhận đã nộp tiền án phí, tiền phạt và những nghĩa vụ dân sự khác.
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch Tư pháp (theo mẫu Nhà nước ban hành).
2.2. Hồ sơ xóa án tích trong trường hợp xóa án tích theo quyết định của tòa án:
– Đơn xin xóa án tích.
– Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi đã thi hành án cấp.
– Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong những khoản bồi thường, án phí, tiền phạt.
– Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an cấp huyện nơi người bị kết án thường trú cấp.
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
2.3. Hồ sơ xóa án tích trong trường hợp xóa án tích trong trường hợp đặc biệt:
– Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi mà người có án tích đang công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú.
– Đơn xin xóa án tích.
– Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi đã thi hành án cấp.
– Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong những khoản bồi thường, án phí, tiền phạt.
– Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an cấp huyện nơi người bị kết án thường trú cấp.
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
3. Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi:
Căn cứ Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017, người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu như thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người mà từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc là tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
– Người bị áp dụng biện pháp tư pháp, bao gồm:
+ Giáo dục tại trường giáo dưỡng;
+ Chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc kết án về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu như từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc là từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện các hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
+ 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù nhưng được hưởng án treo;
+ 01 năm trong trường hợp bị phạt tù cho đến 05 năm;
+ 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm cho đến 15 năm;
+ 03 năm trong trường hợp mà bị phạt tù trên 15 năm.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017;
– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2021.