Đường cấm là tất cả các tuyến đường không cho phép một, một số phương tiện hoặc toàn bộ các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt theo từng mức độ khác nhau. Vậy thủ tục, quy trình xin phép cho xe ô tô vào đường cấm được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin phép cho xe ô tô vào đường cấm mới nhất:
Về nguyên tắc, căn cứ theo quy định tại Điều 9 Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về quy tắc chung trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Theo đó:
-
Người tham gia giao thông đường bộ bắt buộc phải đi phía bên tay phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, đi đúng phần đường theo quy định của pháp luật, chấp hành đầy đủ hệ thống báo hiệu đường bộ;
-
Phương tiện xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô đó bắt buộc phải thắt dây an toàn.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì các loại phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải đi đúng làn đường, phần đường, đúng tuyến đường theo quy định và không được đi vào đường cấm hoặc các khu vực cấm hoặc các loại đường cấm đi ngược chiều.
Tuy nhiên, vì lý do đặc biệt mà phương tiện cơ giới cần phải đi vào đường cấm, các khu vực cấm thì chủ phương tiện xe cơ giới hoặc người điều khiển phương tiện cần phải có giấy phép của Công an cấp tỉnh, thành phố. Quy trình, thủ tục xin phép cho ô tô đi vào đường cấm như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục xin giấy phép cho xe ô tô đi vào đường cấm cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
-
Đơn xin phép cho ô tô đi vào đường cấm, trong đơn cần phải ghi rõ những thông tin cơ bản như: Họ và tên của chủ phương tiện, số đăng ký xe, loại phương tiện, đi vào đường cấm đạo, phủ nào, lý do xin phép cho ô tô đi vào đường cấm là gì, đi trong khoảng thời gian nào, và cần đi bao nhiêu lâu…;
-
Giấy tờ tùy thân của chủ phương tiện như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị thay thế được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc
giấy giới thiệu đối với tổ chức, cơ quan, công ty, đơn vị hoặc doanh nghiệp; -
Giấy tờ của phương tiện, bao gồm giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, sổ kiểm định an toàn kĩ thuật (mang theo bản chính để các cán bộ kiểm tra đối chiếu);
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp đồng thuê xe (đối với phương tiện thuê).
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp này được xác định là Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt thuộc Công an cấp tỉnh. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Trong trường hợp cán bộ tiếp nhận hồ sơ nhận thấy hồ sơ hợp lệ, đầy đủ giấy tờ, thì sẽ đưa giấy biên nhận hồ sơ. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ còn thiếu thì sẽ yêu cầu bổ sung sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ hợp lệ thì Phòng Cảnh sát giao thông phải xem xét, giải quyết việc cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép, trong trường hợp không cấp giấy phép thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng. Thời gian xem xét để cấp phép cho ô tô đi vào đường cấm thông thường được thực hiện trong khoảng từ 03 đến 05 ngày.
Bước 4: Trả giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Giấy phép đi vào đường cấm do công an các địa phương tự in ấn theo mẫu do Bộ Công an quy định, lệ phí cấp giấy phép đi vào đường cấm thông thường là 30.000 đồng/lần/phương tiện.
2. Những loại xe ô tô cần phải xin giấy phép vào đường cấm:
Không phải tất cả các loại phương tiện xe ô tô đều cần phải xin giấy phép đi vào đường cấm, đường cấm chỉ cấm một số loại phương tiện cơ bản và trong một số khung giờ nhất định. Trên thực tế, có thể kể đến một số loại phương tiện sẽ phải xin giấy phép đi vào đường cấm như sau:
-
Phương tiện xe tải với khối lượng từ 1.25 tấn trở lên. Đây được xác định là loại phương tiện cần phải có giấy phép đi vào đường cấm do kích thước lớn, trọng tải lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu an toàn giao thông đường bộ;
-
Xe đầu kéo hoặc xe container. Đây là những loại phương tiện có kích thuốc lớn, trọng tải lớn, dễ gây ra sự ôn tắc giao thông, đặc biệt là trong giờ cao điểm, gây ảnh hưởng đến tính mạng hoặc sức khỏe của người tham gia giao thông đường bộ;
-
Xe chuyên dụng. Một số loại xe chuyên dụng để chở hàng hóa đặc biệt như xe chở cát, đất, xe bê tông… cũng là những phương tiện có thể bị cấm.
Điểm lưu ý là tải trọng của phương tiện cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Ví dụ, các loại xe tải có tải trọng dưới 2.5 tấn thì sẽ không được phép lưu thông và khu vực phố cấm. Vì vậy, trong trường hợp thuộc trường hợp bị cấm lưu thông vào phố cấm tuy nhiên bắt buộc phải di chuyển vào đoạn đường đó thì cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép cho xe ô tô vào đường cấm (theo thủ tục tại Mục 1).
3. Lái xe ô tô đi vào đường cấm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 34 Điều 2 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP), có quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về quy tắc giao thông đường bộ. Theo đó, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định như sau:
-
Sử dụng điện thoại di động trong quá trình điều khiển phương tiện lưu thông trên đường bộ;
-
Đi vào khu vực cấm, đi vào đường cấm, đường có biển báo hiệu với nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác và các trường hợp xe ưu tiên trong quá trình đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
-
Điều khiển phương tiện không đáp ứng đầy đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng ETC (phương tiện không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối tuy nhiên số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi phương tiện đó đi qua làn thu phí điện tử tự động), và di chuyển vào làn đường dành riêng cho hoạt động thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí;
-
Có hành vi dừng xe, đỗ xe tại vị trí bên trái đường một chiều, bên trái hoặc theo hướng lưu thông của đường đôi, trên đoạn đường cong hoặc trên đoạn đường dốc che xuất tầm nhìn, trên cầu hoặc trên gầm cầu vượt, song song với một phương tiện khác đang dừng đỗ, ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
-
Dừng xe, đỗ xe hoặc quay đầu xe trái quy định của pháp luật gây ra hiện tượng ùn tắc giao thông nghiêm trọng;
-
Không dọn đường cho phương tiện xin vượt khi đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn;
-
Xe không được quyền ưu tiên tuy nhiên vẫn lắp đặt, sử dụng các trang thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên trái quy định pháp luật;
-
Không thực hiện đầy đủ phương án, biện pháp đảm bảo an toàn theo quy định khi phương tiện bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt;
-
Có hành vi quay đầu xe, lùi xe trong hầm đường bộ; đỗ xe phải dừng xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì lái xe ô tô đi vào đường cấm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
THAM KHẢO THÊM: